Hôm nay,  

Lệ Thu: Đừng Lay Tôi Nhé Cuộc Đời

16/01/202115:08:00(Xem: 4421)

blank


Tin trước ngày 15/1/2021.


Tình hình sức khỏe danh ca Lệ Thu sau thời gian điều trị vì nhiễm COVID-19 vừa được người thân vui mừng thông báo.

Sau ba tuần nhập viện điều trị COVID-19 tại Mỹ, tình hình sức khỏe danh ca Lệ Thu nhận được nhiều sự quan tâm từ người hâm mộ lẫn đồng nghiệp. Mới đây, người thân nữ danh ca vừa vui mừng cho hay, sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ bác sĩ và ý chí sinh tồn của danh ca Lệ Thu, bệnh trạng của bà đã chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn. 

"Hiện tại, cô Lệ Thu dùng 80/100 lượng oxygen từ máy, khá hơn hôm trước dùng gần như 100/100 lượng oxygen từ máy", người thân nữ danh ca Lệ Thu chia sẻ với truyền thông. 

Không! tin mừng đó đã không còn nữa. Lệ Thu, tiếng hát của ngày tháng cũ, của thời mộng mơ lãng mạn và của bom đạn chiến tranh đã buông tay với cuộc đời trong lặng lẽ và cô đơn.

Trở về ngày 3/17/2020, khi nghe tin tiếng chim hót Thái Thanh vụt tắt trong không gian, tôi đã ngẩn ngơ và buồn bã khi biết từ đây trở đi, tôi đã mất đi một nhịp cầu nối để đi về quá khứ của tháng ngày xa xưa và chỉ còn đứng ở bên này bờ nhìn qua bên kia bờ với âm vang tiếng hát trong sương khói mong manh không bóng người.

Ngày 1/15/2020, chiếc cầu đã gẫy thêm một nhịp nữa, tin ca sĩ Lệ Thu buông tay đã đến với tôi như một nỗi xót xa cho chính mình.

Xót xa không phải ở cuộc chia ly vĩnh biệt và một lần nữa, như với Thái Thanh, ở trong sự lặng lẽ và cô đơn như những hình ảnh buổi tiễn đưa Thái Thanh tôi được nhìn thấy qua phim ảnh.

Cả một đời người đã mang tiếng hát và chuyển tải tình người đến cho người nghe trong bao lâu rồi nhỉ?

Tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh ngày 16 tháng 7 năm 1943 tại Hải Phòng.

Năm 1959, trong khi đang theo học bậc trung học Pháp tại trường Les Lauriers (Tân Định, Sài Gòn), trong một lần đến phòng trà Bồng Lai nghe nhạc, do sự khuyến khích của bạn bè, Lệ Thu bước lên sân khấu trình bày nhạc phẩm Dang dở. Ngay sau đó, ông chủ phòng trà đã mời Lệ Thu ký giao kèo biểu diễn. Cũng từ đó bà lấy nghệ danh Lệ Thu. Trong một cuộc phỏng vấn, bà cho biết: "Tôi lấy tên Lệ Thu vì tôi giấu gia đình. Thật ra tên đó nó không có trong tiềm thức của tôi nhưng tự nhiên nó bật ra, tôi không hiểu từ đâu"

Lệ Thu hình như là tên gọi của định mệnh và của con người mà chính người mang tên nó đã tự khai sinh ra trong vô thức bất chợt và từ đó, ý nghĩa của danh xưng đã thể hiện qua giọng hát, bài hát, khuôn mặt và phong cách trình diễn.

Trong tuổi mộng mơ hoa xuân trước năm 1975, tôi đã nhiều lần có mặt trong những buổi ca hát của Khánh Ly nhưng với Lệ Thu, tôi chưa bao giờ được đi xem một buổi trình diễn nào của Lệ Thu ở các phòng trà hay các buổi trình diễn khác.

Dù có sự khác biệt này, tiếng hát trầm buồn và xoáy vào hồn khi lên nốt cao của Lệ Thu qua những phim ảnh, đài truyền hình và cassette ngày xưa đã làm tôi mê say và thích thú có lẽ nhiều nhất trong những tiếng hát tôi thường nghe ngay cả đi xem trực tiếp.

Tên gọi Lệ Thu đi vào lòng người thưởng thức và hâm mộ thật dễ dàng và trìu mến nhưng trong thi ca và văn chương, có biết đâu đó chính là Nước Mắt Mùa Thu.

Nước Mắt Mùa Thu của Pham Duy được phát hành ngày blank

Bốn câu cuối, Phạm Duy viết:

Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh
Giọng ca buồn bã vào trong đời úa
Thời gian còn đó còn thương còn nhớ hoài
Trời ơi nước mắt mùa Thu khóc thân phận mình
.

Không biết Phạm Duy viết Nước Mắt ( Lệ ) Mùa Thu ( Thu) hay cho một người ca sĩ nào khác không nhưng khi đọc tới câu đó, Lệ Thu có nói: “cuộc sống của tôi không “buồn tênh” lắm đâu”. 

Dù thế nhưng tôi vẫn nghĩ sự “không buồn tênh  lắm đâu” hay nói cách khác, cũng có buồn tênh  cộng thêm những lãng mạn của người nghệ sĩ và cuộc đời, tất cả đã vận vào con người của Lệ Thu rất nhiều.

Chính vì vậy, hãy nghe Lệ Thu hát và hãy xem Lệ Thu trình diễn, có bao giờ được nhìn thấy một nụ cười mở rộng và hân hoan của người ca sĩ trên sân khấu không? Hay chỉ là một nụ cười nhẹ nhàng và kín đáo trong dáng dấp thong thả nhẹ nhàng bước ra trình diễn với những lời tâm tình  cũng chừng mực và êm ấm?.

Tiếng hát giọng Alto của người phụ nữ không phải bao giờ cũng trầm buồn nhưng khi mang âm hưởng trầm buồn thì chỉ có do trời sinh ra không những cho giọng hát mà cho cả con người.

Tôi rất yêu đôi mắt của Lệ Thu bởi không cần nghe Lệ Thu hát hay diễn tả, tôi đã thấy được và hiểu được trước khi nghe Lệ Thu cất tiếng vì đôi mắt của những “ Không buồn tênh lắm đâu”

Lệ Thu khi cất tiếng và diễn tả một bài hát, tôi thấy luôn luôn là một sự chững chạc và đứng đắn trong bài hát, không thêm và không bớt nhiều với ý muốn của tác giả.

Nếu Thái Thanh đã xử dụng ưu điểm của mình trong láy luyến của dân ca để làm nổi bật giọng hát và đem bài hát lên một chỗ đứng riêng của mình thì ở Lệ Thu, giọng Trầm buồn chính là một sắc thái đặc biệt trời cho để Lệ Thu tạo ra một không gian riêng của mình.

Nước Mắt khó có thể rơi ra ở những bài hát cung trưởng hay nhịp điệu nhanh nhung Mùa Thu sắc mầu lãng mạn khi vui khi buồn luôn luôn hiện ra rõ rệt khi Lệ Thu chọn những bài hát cung thứ và có note cao trào, Mùa Thu chuyên chở nhiều nỗi buồn hơn vui.

Hãy nghe những ca khúc của Trường Sa như Rồi Mai Tôi Đưa Em hay Xin Còn Gọi Tên Nhau, tiếng hát lên cao trào của Lệ Thu đã làm người nghe bay bổng chơi vơi trong chân không như được hút lên trời cao bởi những cơn gió lốc xoáy dữ dội, tay chân không còn nơi bám víu.

Không phải người hát nào cũng có thể hút được người nghe lên chân không một cách dễ dàng như Lệ Thu.

Họ có thể nhấc người nghe lên cao nhưng không làm cho họ bay bổng và đem được cảm giác chơi vơi trầm mình vào cõi trống như Lệ Thu đã làm. 

Và buồn thay, hôm nay, tôi đã bị vĩnh viễn rơi xuống mặt đất bụi mù nhiễu nhương và biết rằng, từ đây trở đi, không còn ai có thể đưa tôi vào chỗ chơi vơi hụt hẫng như ngày xưa nữa.

Ở một nơi xa xôi nào đó, tôi đã thấy Lệ Thu đang yên nghỉ một mình, trong lặng lẽ và cô đơn và đêm nay, ở đây, tôi sẽ ở lại cõi trần này để lặng im hằng giờ, dở lại các trang nhạc và vặn lên nghe hàng chục bài hát Lệ Thu đã hát.

Cuối cùng của nửa đêm chưa ngủ, tôi đã tìm được tiếng hát nhẹ nhàng  “ không buồn tênh lắm đâu” của Lệ Thu  từ gần 50 năm trước nhưng bây giờ nghe lại, hình như chỉ còn là tiếng hát thì thầm cho chính mình.

Cám ơn nhạc sĩ Phạm Duy 50 năm trước đây, đã viết lên lời dù không phải cho Lệ Thu nhưng xin mượn lời để chào tiễn biệt Lệ Thu, người ca sĩ và người nghệ sĩ tôi yêu mến vô cùng.

Xin mời nghe:

https://youtu.be/Q-a0DwpR7i4



Tôi Đang Mơ Giấc Mộng Dài

Tôi đang mơ giấc mộng dài 

Đừng lay tôi nhé, cuộc đời chung quanh 

Tôi đang nhìn thấy màu xanh

Ở trên cây cành trôi xuống thân mình 

Tôi đang nhìn thấy màu hồng

Ở khắp nẻo đường nhẹ thấm vào hồn

 Từ bình minh tươi mát

Về hoàng hôn thơm ngát 

Làn gió đưa hương đời

Vào chứa chan lòng tôi 

Tôi nghe từ cõi đời vui

Vượt qua đêm dài lên tới sao trời

 Tôi nghe từ cõi lòng người

Lời nói bồi hồi tìm kiếm ngọt bùi

Và nhìn thấy trong tim

Tình yêu nở những con chim

 Nở những con chim tuyệt vời 

Đừng lay tôi nhé cuộc đời

Tôi còn trẻ dại, cho tôi mơ mộng. 


Nguyễn Ngọc Phúc.

Nửa đêm ngày 15/1/2021


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những người Á Châu trên khắp thế giới đang phản ứng với “niềm hạnh phúc rơi nước mắt” khi Chloe Zhao làm nên lịch sử tại Lễ Trao Giải Trái Cầu Vàng (Golden Globe Awards) lần thứ 78, trở thành người phụ nữ Mỹ gốc Á Châu đầu tiên thắng giải đạo diễn xuất sắc nhất của giải này, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Hai, 1 tháng 3 năm 2021.
Viet Film Fest dự trù sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng 10, năm 2021. Do đại dịch covid-19, Viet Film Fest 2021 sẽ đươc thực hiện hầu hết trên online, với một số suất chiếu drive-in và có thể tại rạp nếu điều kiện cho phép. Xin vào thăm trang nhà www.VietFilmFest.com để điền đơn và đóng lệ phí tham dự. Viet Film Fest do Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức mỗi năm một lần nhằm đưa những câu chuyện và kinh nghiệm sống của người Việt hoặc gốc Việt trên toàn thế giới qua điện ảnh. Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) là một tổ chức bất vụ lợi được sáng lập từ năm 1991 với mục đích nối kết và làm phong phú hoá các cộng đồng qua nghệ thuật và văn hoá Việt Nam.
Trước Tết Ta 2021 tình cờ thấy bài thơ của thi sĩ Vivi phổ biến trên nhóm (internet) liên quan đến trường xưa với tiêu đề "NGẪM VỀ TRƯỜNG CŨ" tôi lấy xuống cất đó. Vài ngày qua lợi dụng lockdowm tôi lôi nó ra phổ nhạc giải trí cho đỡ buồn. Xí xọn (là nghề của tôi) cho nên hai ba ngày liên tiếp lục tìm hình trên mạng.
Có ai đó đã ví đời người như một dòng sông, mỗi giai đoạn cuộc đời như một khúc quành. Mỗi người thường có những dấu ấn riêng để hồi tưởng lại những cột mốc trong dòng đời. Có khi là một nơi chốn, có khi là một kỷ vật, hay một nhân vật. Riêng tôi, những cột mốc trong dòng đời gắn liền với những bản nhạc xuân. Ngay từ bé khi chưa học nhạc, chưa biết đàn, tôi đã thích nghe và nhớ khá lâu những ca khúc. Tôi cũng đặc biệt say mê không khí những ngày Tết. Có lẽ vì vậy, tôi vẫn nhớ như in những ca khúc xuân mà mình có kỷ niệm trong từng chặng tuổi đời. Tôi học tiểu học ở trường Sư Phạm Thực Hành, ngôi trường ở Sài Gòn áp dụng lối dạy học mới, năng động kiểu Mỹ dành cho học sinh. Tôi được thầy cô dạy hát trong những dịp lễ đặc biệt, trong đó có ngày Tết. Ở tuổi thơ ấu, những ngày chuẩn bị đón Tết là thần tiên nhất. Ở nhà thì bận bịu dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, mua sắm cho ba ngày Tết. Lên trường thì bài vở nhẹ nhàng, các lớp lo tập văn nghệ mừng xuân. Tôi nhớ cô giáo dạy hát bài Nắng Tươi
“Raya Và Rồng Thần Cuối Cùng” sở hữu dàn diễn viên lồng tiếng xuất sắc, bao gồm Kelly Marie Tran trong vai nữ chiến binh gan dạ Raya, Awkwafina trong vai rồng thần huyền thoại Sisu, Daniel Dae Kim trong vai Benja - người cha thông thái của Raya. Tuyến phản diện của phim gồm Gemma Chan trong vai công chúa Namaari - kẻ thù của Raya, Sandra Oh trong vai thủ lĩnh Virana - người mẹ quyền lực của Namaari. Ngoài ra, tác phẩm còn có sự góp mặt của Benedict Wong trong vai người khổng lồ Tong, Izaac Wang hóa thân thành cậu nhóc lái buôn 10 tuổi tên Boun, Thalia Tran trong vai bé Noi nghịch ngợm, Alan Tudyk trong vai Tuk Tuk – người bạn thân kiêm thú cưỡi của Raya, Lucille Soong trong vai Dang Hu, thủ lĩnh của Long Trảo, Patti Harrison trong vai người thủ lĩnh Long Vỹ và Ross Butler trong vai thủ lĩnh của Long Cốt.
Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng ngày nào giờ đã đi vào cõi miên viễn chiêm bao, tin Lê Thu nằm xuống trong cơn đại dịch để lại bao bàng hoàng thương tiếc cho người ái mộ giọng hát vàng mười của chị, cả trong và ngoài nước đã có rất nhiều giọt nước mắt tiếc thương rơi xuống khi thần tượng của mình đã không còn nữa.
Trường Sa là tác giả của những tình ca đã một thời làm rung động không biết bao nhiêu tâm hồn của những người yêu nhau.Và Trường Sa cũng là tác giả của nhiều bản hùng ca được phổ biến rất rộng rãi trong các quân/binh chủng. Vào một dịp đặc biệt, Điệp Mỹ Linh đã tiếp xúc với Trường Sa và ghi lại cuộc đàm thoại ngắn này.
Hôm nay là ngày 16 tháng Giêng năm 2021, một năm thật mới thật đẹp nhưng cũng thật buồn. Buồn như buổi chiều nay được tin một người chị, một người bạn vừa vĩnh viễn ra đi. Đó là danh ca Lệ Thu.
Trước nỗi đau nầy, mượn câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm để tiễn biệt Lệ Thu Bùi Thị Oanh: “Oanh bay đi biền biệt chẳng quay về”. Và, tiếng hát đầu tiên của cuộc đời với câu kết trong nhạc phẩm Dang Dở như định mệnh “Hoa tàn nhạc bay theo không gian” tiễn người: Lệ Thu về cõi thiên thu! “Đời xa tiếng ca nào ai tiếc thương bẽ bàng” (Ánh Đèn Màu).
Tháng 10 năm 2020, nhà báo Phạm Đoan Trang trước khi bị bắt đã viết bức thư trong đó có câu “ Xin đừng cứu tôi mà hãy cứu quê hương tôi”, tờ báo Washington Post có đăng trong bài xã luận “ Don’t Free Me- Free My Country”. Cảm hứng từ câu nói đó, Trần Chí Phúc sáng tác ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa và đàn hát để tặng cho các nhà đấu tranh tự do nhân quyền đang bị cầm tù tại quê nhà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.