Hôm nay,  

Giã Biệt Nhạc Sĩ Lam Phương Giai Điệu Lời Ca Lóng Lánh Nắng Đẹp Miền Nam

24/12/202016:14:00(Xem: 3161)

 

lam phuong sinh nhat
Nhạc Sĩ Lam Phương. (Hình do Trần Chí Phúc cung cấp)

 

                                                                   

Tin nhạc sĩ Lam Phương từ giã giới yêu nhạc chiều ngày 22-12-2020 tại Quận Cam California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 83 tuổi ( 1937-2020) lan truyền thật mau từ hải ngoại về tới quê nhà Việt Nam trên các báo chí truyền thông.

Ông tên thật Lâm Đình Phùng, sinh tại Rạch Giá Kiên Giang, là một trong những nhạc sĩ hàng đầu của nền tân nhạc Việt Nam với sự nghiệp khoảng 200 ca khúc đặc sắc đi vào lòng người. Ở tuổi đôi mươi, nhạc sĩ Lam Phương đã nổi danh với những nhạc phẩm Khúc Ca Ngày Mùa , Kiếp Nghèo, Bức Tâm Thư, Nhạc Rừng Khuya, Chuyến Đò Vỹ Tuyến, Lá Thư Miền Trung, Nắng Đẹp Miền Nam, Tình Anh Lính Chiến… trong thập niên 1950.

Sự sáng tác sung mãn của ông tiếp tục với cả trăm ca khúc quyến rũ người nghe thập niên 1960, những năm đầu thập niên 1970 và Lam Phương trở thành cái tên quen thuộc của giới thưởng thức ca nhạc. Tạm kể ra một số bài hát còn nhớ như Đèn Khuya, Duyên Kiếp, Ngày Hạnh Phúc, Ngày Tạm Biệt, Trăm Nhớ Ngàn Thương, Thu Sầu, Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi, Phút Cuối…

Đặc biệt bản Thành Phố Buồn năm 1970, viết về mối tình phố thơ mộng Đà Lạt   “Thành phố nào nhớ không em nơi chúng mình tìm phút êm đềm” rất ăn khách- theo tác giả kể- tiền bản quyền bài hát mua được một căn nhà lớn.

Thời Việt Nam Cộng Hòa, Lam Phương là nhạc sĩ thành công với nhiều bài hát được công chúng ưa thích và đời sống khá sung túc. Nhưng 30-4-1975 Sài Gòn thất thủ và ông cùng hàng triệu người sống kiếp lưu vong xứ người.

Qua hải ngoại, có lúc sống tại Paris Pháp và sau cùng tại Quận Cam Hoa Kỳ, Lam Phương vẫn tiếp tục sáng tác. Bản Lầm (1978)” Anh đã lầm đưa em sang đây, để đêm trường nghe tiếng thở dài “ được đón nhận nồng nhiệt. Bản Chiều Tây Đô  (1984) “Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta hồi hương, Tây Đô sẽ sống lại yêu thương” là một trong những nhạc phẩm thành công của ông viết ở hải ngoại.

 Bản Cho Em Quên Tuổi Ngọc viết lúc ở Pháp, ông đắc ý khi tâm tình cùng bằng hữu “ Cho em trao một lần cuối ăn năn quê hương tội tìnhEm xin được khóc cô đơn ôi thân phận mình”.

 Bản Em Đi Rồi “ Em đi rồi từ đây tiếng hát cô đơn biết chia cùng ai nỗi buồn trên xứ người” viết tặng ca sĩ Họa Mi được ưa thích.

Nhạc sĩ Lam Phương vẫn đều đều gởi đến giới yêu nhạc nhiều ca khúc quyến rũ đễ hát dễ nghe như Cỏ Úa  “Còn nhớ tên nhau xin gọi trong giấc mộng, còn chút thương yêu xin đưa vào dư âm…”, Tình Đẹp Như Mơ “ Tình yêu từ đâu mà tình yêu vội vã chiếm tim ta, chỉ một lần qua mà đêm đêm hình bóng mãi bên ta” .

Khi ông bị đột quị vào năm 1999 và tay chân bị liệt, giọng nói không được lưu loát và điều quan trọng là đầu óc không còn năng lực để tiếp tục sáng tác nữa. Ông kể rằng mỗi lần suy nghĩ tìm câu nhạc, lời ca thì nhức đầu nên đành từ bỏ công việc viết ca khúc. Đây là một điều đáng tiếc cho ông và cho giới yêu nhạc.

LAMPHUONGTRANCHIPHUC2
Nhạc sĩ Lam Phương (phải) và nhạc sĩ Trần Chí Phúc.(hình do Trần Chí Phúc cung cấp)



Tạm chia cuộc đời sáng tác Lam Phương thành 3 phần. Phần 1 là thời Việt Nam Cộng Hòa viết một trăm mấy chục ca khúc. Phần 2 là thời lưu vong viết được mấy chục ca khúc. Phần 3 là thời gian bị bệnh năm 1999 đến cuối đời, ngưng sáng tác.

Thời gian ông sức khỏe kém trong 21 năm thật buồn, nhưng đền bù lại giới yêu nhạc vẫn yêu mến ông và nhiều buổi ca nhạc chủ đề Lam Phương khắp nơi có đông khách tham dự. Hình ảnh nhạc sĩ Lam Phương ngồi trên xe lăn được đẩy ra sân khấu trong tiếng vỗ tay ngưỡng mộ, biểu hiện tình thương khán giả dành cho ông.



Đến ngày sinh nhật ông, mấy trăm người tụ họp chúc mừng và hát những nhạc phẩm Lam Phương rất cảm động. Đây là điều an ủi quí giá dành cho người nhạc sĩ tài hoa, tánh tình hiền hòa.

Trung tâm Thúy Nga thực hiện 3 cuốn DVD chủ đề Lam Phương. Trung tâm Asia thực hiện  một DVD chủ đề Anh Bằng Lam Phương. Mấy năm sau này, nhạc Lam Phương được nhiều ca sĩ nổi tiếng trong nước thu âm và trình diễn nên tên tuổi ông vẫn được đồng bào quê nhà mến mộ như thời Việt Nam Cộng Hòa.

Trong một đôi lần trò chuyện cùng nhạc sĩ Lam Phương, ông nói rằng sự nghiệp khoảng hai trăm ca khúc nhưng hầu hết được công chúng ưa thích. Khi cảm hứng dâng tràn thì ông viết thành bài hát thật mau lẹ. Còn bài nào mà bị vướng mắc cái gì đó thì ông bỏ luôn. Từ điều này, hiểu được lý do tại sao dòng nhạc của Lam Phương rất tự nhiên, đi thẳng vào hồn người nghe. Có vẻ như ông không bị gò bó bởi nhạc lý hòa âm; ông để cảm xúc hòa cùng lời ca mộc mạc chân tình với những nốt nhạc làm cho bài hát được đồng bào ưa thích và cùng hát với nhau.

 Ông nói là Lam Phương chưa bao giờ phổ thơ của ai với lý do khiêm tốn rằng mình khó diễn tả được cái hay của bài thơ. Dĩ nhiên, vì ông có tài đặt lời ca cùng cảm hứng dồi dào trong sáng tác nên không cần thơ người khác.

Thời thơ ấu, tôi từng nghe ông chú ôm đàn ghi ta vỗ thùng điệu Bolero hát bản Khúc Ca Ngày Mùa “ Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát”, các học trò với bộ áo nông dân thôn nữ cùng múa giã gạo với bài hát này trong những buổi liên hoan văn nghệ hàng năm ở trường trung học. Nhạc sĩ Lam Phương vẽ nên khung cảnh thanh bình của miền quê đồng bằng sông Cửu Long, giai điệu êm đềm, lời ca thi vị. Bản hát đó ghi mãi trong ký ức khi nghĩ về Lam Phương- nghệ danh nghe hay hay mà muốn hiểu nghĩa gì cũng được.

Bản Ngày Tạm Biệt “ Nhớ hàng phượng thắm ven đường mỗi lúc chiều buông tan tác rơi cài lên mái tóc xanh” vang lên lúc học trò bịn rịn chia tay mùa hè mãn khóa. Giai điệu da diết, hơi hướm dân ca Nam Bộ.  

Bản Chuyến Đò Vỹ Tuyến “Đêm nay trăng sáng quá anh ơi sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu” nói về dòng sông Bến Hải chia đôi đất nước 20-7-1954 là sự tưởng tượng phong phú của tác giả ở Miền Nam chưa đến tuổi đôi mươi. Nét nhạc bài này đặc biệt, gọi là nét nhạc Lam Phương.  

Sáng tác Lam Phương cảm hứng về quê hương và tình yêu đôi lứa- sự cân đối đẹp đẽ cần phải có đối với một nhạc sĩ lớn như ông. Giai điệu hay, lời ca hay, có cả trăm nhạc phẩm được công chúng ưa thích- điều này để người đời tôn vinh Lam Phương là một trong các nhạc sĩ hàng đầu tân nhạc Việt Nam.

Lúc sinh thời, ông từng tâm sự rằng ước nguyện khi qua đời muốn được an táng tại quê nhà; không biết là có thực hiện được hay không giữa mùa đại dịch cúm. Ngôi mộ của nhạc sĩ Lam Phương ở Việt Nam sẽ là một danh thắng thu hút khách muôn phương đến tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa của dân tộc.

Mở nghe bài hát Nắng Đẹp Miền Nam “ Khi người lính chiến đã đấu tranh hiến hòa bình cho Đồng Tháp Cà Mau. Đây quê hương thân yêu Miền Nam, nắng lên huy hoàng đẹp mùa vui sang” mà lòng bâng khuâng ngậm ngùi. Những nhạc phẩm của Lam Phương giai điệu vui tươi êm ái, lời ca mộc mạc, chân tình đi thẳng lòng người, đẹp như màu nắng lóng lánh trên cánh đồng màu mỡ Miền Nam, thuở thanh bình năm cũ trở thành kỷ niệm.

Giã biệt nhạc sĩ Lam Phương, lòng kính mến, vẫn nhớ nụ cười hiền hòa, giọng nói từ tốn của tác giả Khúc Ca Ngày Mùa.

                                                                   Quận Cam, Giáng Sinh 2020

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đại dịch vi khuẩn corona đã làm mọi thứ đảo lộn. Từ những sinh hoạt thường ngày của cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội đến những hoạt động trong các ngành nghề chuyên môn đòi hỏi đến sự tiếp xúc gần sát, tất cả đều bị hạn chế, ngưng trệ và khi bắt đầu trở lại thì mọi thứ cũng phải đổi thay. Lãnh vực nghệ thuật giải trí cũng chịu chung số phận. Sau nhiều tháng ngưng hoạt động vì đại dịch, các hoạt động đóng phim và truyền hình đang bắt đầu trở lại, nhưng với một kỷ nguyên mới, theo ký giả và nhà viết kịch bản phim/Truyền Hình Beth Webb cho biết trong bài nghiên cứu của bà được đăng trên mục Văn Hóa của trang mạng Đài BBC tiếng Anh hôm 23 tháng 8 năm 2020. Kể từ khi chính phủ Anh bật đèn xanh cho sự hoạt động của truyền hình và phim theo các biện pháp an toàn mới hạn chế vào tháng 6, việc sản xuất đã từ từ hoạt động trở lại. Nhưng đối với sự tái hoạt động của các lãnh vực này thì phải tuân theo các hướng dẫn an toàn mới, họ đã phải tự điều chỉnh lại cách họ tiếp cận vai trò của họ.
Regis Philbin, là người điều hợp chương trình nổi tiếng “Live!” và chương trình “Who Wants to Be a Millionaire,” đã qua đời hôm 24 tháng 7 năm 2020, hưởng thọ 88 tuổi, theo bản tin của báo Huff Post cho biết hôm 25 tháng 7. “Chúng tôi đau buồn vô hạn để chia xẻ rằng Regis Philbin yêu dấu của chúng tôi đã từ giã cuộc đời một cách tự nhiên, một tháng trước ngày sinh nhật thứ 89 của ông,” theo thông báo từ gia đình gửi tới báo People hôm Thứ bảy.
Ban ca nhạc Bình-Minh được thành lập vào giữa thập niên 50 của thế kỷ XX. Ngày Đài Phát Thanh Nha-Trang được khánh thành, trong khuôn viên Tòa Tỉnh, ban Ca Nhạc Bình-Minh đã góp mặt.
Tháng 6 là tháng âm nhạc của người Mỹ gốc Phi Châu tại Hoa Kỳ. Nói cho có đầu có đuôi thì vào ngày 7 tháng 6 năm 1979, Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã ban hành sắc lệnh ghi nhận rằng tháng 6 là tháng âm nhạc của người da đen ở Mỹ, theo www.en.wikipedia.org. Trong tuyên bố năm 2016, Tổng Thống Barack Obama nói rằng âm nhạc và các nhạc sĩ người Mỹ gốc Phi Châu đã giúp đất nước này “để khiêu vũ, để bày tỏ niềm tin của họ qua bài hát, để tụ tập biểu tình chống bất công, và để bảo vệ sự cam kết chắc chắn của quốc gia này đối với sự tự do và cơ hội cho tất cả mọi người.” Sau khi người đàn ông da đen George Floyd bị một cảnh sát da trắng đè cổ tới chết tại thành phố Minneapolis vào ngày 25 tháng 5 năm 2020, những cuộc biểu tình rầm rộ đã bùng nổ trên khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới để chống lại sự bạo hành của cảnh sát và sự kỳ thị chủng tộc. Người Mỹ gốc Phi Châu đã có mặt ở Mỹ trên 400 năm kể từ khi người nô lệ Phi Châu đầu tiên được chở tới Jamestown tại Virginia vào năm 1619
Riêng chúng tôi- những người trong nhóm thân hữu “Hội Ca Cầm”- thì không bất ngờ trước sự sung mãn trong sáng tác của nhạc sĩ Trần Quang Lộc. Trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến 1984, anh Lộc (nhóm chúng tôi vẫn gọi như thế) hay đến “hát chui” tại những buổi văn nghệ bỏ túi tại tư gia của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, của ca sĩ Duy Trác, của nhà văn Nguyễn Đình Toàn. Chúng tôi đã nghe rất nhiều sáng tác của anh Lộc sau 1975 trong khoảng thời gian này, mà không phải tất cả đều được phổ biến chính thức tại Việt Nam. Đối với chúng tôi, điểm đặc trưng nhất của nhạc Trần Quang Lộc là giai điệu của một kẻ lãng du, như bài hát Lãng Du Ca mà anh đã sáng tác từ trước 1975
Một đời nghệ sĩ rong chơi, lúc đói nghèo cũng như lúc được chào đón nồng nhiệt, Trần Quang Lộc luôn có nụ cười dễ mến. Trần Quang Lộc hát khắp nơi mình đến, nhưng tiếng hát nơi hội họp với nhau, không phải trên sân khấu, mới nói lên hết cái hồn thơ của người nghệ sĩ. Nghe TQL đàn hát Đàn Trong Tay Người mới thấm cái buồn nhỏ đều giọt vào lòng giếng khô
Mùa hè năm 1979 tại thành phố Vancouver Canada có ngày lễ hội văn hóa dành cho các sắc tộc và cộng đồng Việt Nam lúc đó tuy không nhiều nhưng cũng có tham dự. Một chị từng là sinh viên du học Nhật Bản và sau biến cố 1975 thì định cư Canada- chị mặc chiếc áo dài và dân Canada ngạc nhiên thích thú. Có người tò mò hỏi trang phục đó là của dân tộc nào thì được cho biết đó là áo dài Việt Nam.
Năm 2005 thành phố San Jose có nghị quyết công nhận Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của Cộng đồng Việt Nam tại đây- điều này đã tạo cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Chí Phúc viết nên ca khúc Cờ Vàng Bay Trên Thành Phố Ta Hôm Nay. Năm 2006, Thống đốc California là Arnold Schwarzenegger ký sắc lệnh công nhận Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng Việt Nam tự do ở tiểu bang California. Tác giả đã thu âm bài hát Cờ Vàng Bay Trên Thành Phố Ta Hôm Nay, hợp ca 2 nam 2 nữ và gởi tặng CD cho Thống đốc để bày tỏ lòng tri ân.
Bài hát như là một câu chuyện mà tôi viết với hình ảnh của một người cha, người vợ và những đứa con thơ, nhưng đây không phải là câu chuyện của một cá nhân nào, mà đó chính là câu chuyện được viết chung cho tất cả các nhân viên y tế nơi tuyến đầu. Họ là Những Thiên Thần Áo Trắng và dù họ đã chắp cánh bay xa, nhưng họ sẽ để lại cho chúng ta mãi mãi sự biết ơn và cho thế gian này sự hồi sinh từ sự hy sinh cao cả của họ. Tâm khúc này cũng được Nhạc sĩ Cao Minh Hưng dịch sang tiếng Anh với tựa đề "Angels In Scrubs" để các y tá, bác sĩ, những nhân viên y tế không biết tiếng Việt cũng có thể hiểu được sự biết ơn mà người Việt Nam chúng ta dành cho họ trong cơn đại dịch này.
Mùa Quốc Hận 30 Tháng Tư năm 2020, nhạc sĩ Trần Chí Phúc phổ biến một ca khúc mới thương nhớ Sài Gòn- Thủ đô Việt Nam Cộng Hòa- thành phố yêu dấu của Miền Nam Tự Do đã thất thủ vào tay quân Cộng Sản Miền Bắc và mất tên từ đó. Dù 45 năm trôi qua, nhiều thứ phôi pha nhưng tình yêu Sài Gòn của tác giả vẫn nồng nàn, vẫn mơ một ngày thành phố sẽ lấy lại tên yêu Sài Gòn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.