Hôm nay,  

Hiệu Ứng Rashomon Và Khoa Học Về Cách Ký Ức Hình Thành Và Dao Động Trong Não

5/19/202300:00:00(View: 2884)
 
tri nho
Thực tế là trí nhớ của chúng ta chỉ có thể đọng lại được một phần nhỏ về các sự kiện và hiện tượng đang diễn ra bên trong và xung quanh mình tại bất kỳ thời điểm nào. Khi hồi tưởng lại, chúng ta lấy ra những mảnh nhỏ này và cố gắng tái tạo chúng thành một ‘thực tại’ tổng thể về những gì mà chúng ta tin rằng là ‘sự thật đã xảy ra.’ (Nguồn: pixabay.com)
 
Chúng ta là ký ức của chính mình… là một bảo tàng huyền ảo chứa những dáng hình chuyển động, những mảnh gương vụn vỡ chồng chất.” – Jorge Luis Borges
 
Đã đến lúc thôi lầm tưởng và chấp nhận rằng: sự tập trung chú ý của chúng ta chỉ có thể đọng lại được một phần nhỏ các sự kiện và hiện tượng đang diễn ra bên trong và xung quanh mình tại bất kỳ thời điểm nào. Hiểu rằng trí nhớ của chúng ta chỉ giữ lại một phần nhỏ những gì chúng ta đã tham dự trong những khoảnh khắc đã qua, lúc hồi tưởng lại, chúng ta lấy những mảnh nhỏ này và cố gắng tái tạo chúng thành một ‘thực tại’ tổng thể, rồi mang đi chiếu trong ‘rạp hát’ của tâm trí – một sân khấu mà trên đó, theo nhà thần kinh học Antonio Damasio đã quan sát được trong công trình nghiên cứu về ý thức, chúng ta thường “sử dụng tâm trí của mình để lấp liếm chứ không phải để khám phá sự thật.”
 
Chúng ta làm điều này, ở cấp độ cá nhân – từ trí nhớ có chọn lọc và bằng cách loại trừ tinh tế như vậy, chúng ta sáng tác ra câu chuyện làm nền tâm lý cho bản sắc của mình. Còn ở cấp độ văn hóa – chúng ta tạo ra cái được gọi là ‘lịch sử,’ là một ký ức được chọn lọc tập thể, trừ bỏ nhiều hơn là bao gồm những sự thật của quá khứ. Borges đã nắm bắt được điều này qua câu nói nổi tiếng “chúng ta là ký ức của chính mình… là một bảo tàng huyền ảo chứa những dáng hình chuyển động, những mảnh gương vụn vỡ chồng chất. ” (“We are our memory, we are that chimerical museum of shifting shapes, that pile of broken mirrors.” – Jorge Luis Borges).
 
Nhận thức được khả năng ảo tưởng của trí nhớ cũng chính là nhận ra bản chất khó nắm bắt, hay thay hình đổi dạng, của ngay cả những sự thật mà chúng ta đinh ninh rằng mình đang nắm vững trong tay.
 
Gần một thế kỷ sau khi Nietzsche khuyến cáo rằng cái mà chúng ta gọi là sự thật là “một loạt các phép ẩn dụ, hoán dụ và nhân hóa… một tổng thể các mối quan hệ của nhân loại đã được tăng cường, thuyên chuyển và tô điểm một cách thơ mộng và hùng hồn,” nhà làm phim vĩ đại người Nhật Bản Akira Kurosawa (23/3/1910 – 6/9/1998) đã mang đến một phép ẩn dụ tinh tế cho bản chất của sự thật thông qua ký ức trung gian khó nắm bắt trong bộ phim Rashomon năm 1950. Bộ phim Rashomon dựa trên truyện ngắn “In a Grove” của Ryunosuke Akutagawa. Đây là một phim kinh dị tâm lý-triết học, có nội dung về một vụ án mạng của một samurai, qua lời kể của bốn nhân chứng, mỗi người kể lại một thực tế hoàn toàn khác nhau, lời kể của mỗi người đều có vẻ đáng tin, khiến cho mọi người hoang mang không biết đâu mới là chân tướng sự thật.
 
Nửa sau thế kỷ 20, khi các chuyên gia nghiên cứu bắt đầu làm sáng tỏ những điểm yếu của trí nhớ, tên của bộ phim Rashomon được dùng để đặt cho tính không đáng tin cậy của lời kể của các nhân chứng. ‘Hiệu ứng Rashomon’ tạo ra một bầu nghi ngờ tăm tối và ám ảnh bao trùm lên sự hiểu biết cơ bản của chúng ta về thực tại – xét cho cùng, chúng ta chỉ tồn tại với tư cách là nhân chứng trong cuộc sống của chính mình.
 
Tất cả những rắc rối về tâm lý học này phát sinh từ hạ tầng cơ sở của sinh lý học thần kinh cơ bản về cách ký ức hình thành và dao động trong não. Nhà thần kinh học Oliver Sacks đã khám phá điều này trong về chứng rối loạn trí nhớ trong cuốn sách cổ điển “The Man Who Mistook HisWife For A Hat: And Other Clinical Tales”. Hoặc quý vị có thể xem khoa học gia y sinh người Nam Phi Catharine Young giải thích trong một tập TED-Ed có tên: “How memories form and how we lose them.” (https://www.themarginalian.org/2021/06/29/rashomon-effect-memory/)
 
Nếu cảm thấy hứng thú về những điều kỳ diệu của ký ức, quý vị có thể thử tìm đọc cuốn Neurocomic – một cuốn tiểu thuyết hình ảnh (graphic novel) về cách thức hoạt động của trí óc; hay đọc bài viết “Chơi nhạc mang lại lợi ích cho bộ não hơn bất kỳ hoạt động nào khác” (https://www.themarginalian.org/2015/01/29/music-brain-ted-ed/); đọc lại các tác phẩm của Virginia Woolf để thấy cách ký ức chắp vá đời ta; xem ảnh của Sally Mann để thấy cách hình ảnh bóc tách ký ức thành những mảnh rời rạc; và đọc sách của nhà thần kinh học Suzanne Corkin để khám phá những bí ẩn kỳ diệu của ý thức trong trí nhớ.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “How Memory Makes Us and Breaks Truth: The Rashomon Effect and the Science of How Memories Form and Falter in the Brain” của Maria Popova, được đăng trên trang themarginalian.org.
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Người tị nạn đến nước Mỹ, muốn làm triệu phú, dễ quá, không có gì khó, học 4 năm đại học, 1 môn, 2 hay 3 môn. Vừa học vừa làm cùng một lúc cũng không có gì khó. Vừa học vừa làm, đi làm để có tiền nuôi mình và gửi tiền về giúp cho cha mẹ, ông bà của mình cũng không khó, chỉ cần chăm chỉ, cần cù, nhẫn nại và tiết kiệm. Tiết kiệm để dành tiền mua nhà rồi trở thành triệu phú đâu có gì khó?
Công ty Dell tuyên bố sẽ cắt giảm hàng nghìn việc làm, theo một bản tin. Theo Bloomberg, khoảng 6.650 việc làm, tương đương khoảng 5% lực lượng lao động của công ty kỹ thuật điện toán này, sẽ bị xóa khỏi bảng lương của Dell, khi Dell điều hướng các xu hướng kinh tế đầy thách thức trong năm 2023.
Bạch Ốc hôm thứ Bảy đã lên án một dự luật mới được đưa ra hôm Thứ Năm 2/2/2023 của Đảng Cộng hòa để sẽ xóa sổ Đạo luật Inflation Reduction Act (Đạo luật Giảm lạm phát), một đạo luật bao gồm nhiều thay đổi nhằm giảm chi phí cho những người nhận Medicare đã có hiệu lực từ tháng 8/2022.
Không phải tất cả Dân Biểu Cộng hòa tại Hạ viện đều cảm thấy thoải mái với quyết định của đảng hôm thứ Năm về việc trục xuất Ilhan Omar (D-MN) ra khỏi Ủy ban Đối ngoại. Báo Roll Call của Quốc hội ghi rằng Dân Biểu Ken Buck (R-CO) trong thang máy ở Đồi Capitol gọi đó là “cuộc bỏ phiếu ngu ngốc nhất trên thế giới.”
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin không muốn gây chiến và rằng Putin "bị buộc phải" xâm lược Ukraine bởi những câu tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Trump nói chiến tranh "sẽ không bao giờ khởi dậy" dưới sự lãnh đạo của Trump và rằng hòa bình có thể được đàm phán "trong vòng 24 giờ."
Tại các trường công lập ở Florida trong tháng này, học sinh đến lớp đã thấy kệ sách của giáo viên được phủ giấy che lại – hoặc trống rỗng không còn cuốn sách nào, theo trang WashingtonPost đưa tin ngày Thứ Ba, 31 tháng 1 năm 2023. Tình hình này xảy ra sau khi các viên chức học khu công bố quy trình đánh giá tính phù hợp của các tài liệu, theo luật mới của tiểu bang.
Trong thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực điều trị ung thư. Các phương pháp chẩn đoán tiên tiến hiện có thể xác định biểu hiện gen cụ thể của khối u, liệu pháp miễn dịch và phương pháp điều trị nhắm mục tiêu có thể chữa khỏi hoàn toàn hoặc kéo dài sự sống của bệnh nhân, đồng thời các phương pháp phẫu thuật và xạ trị chính xác hơn đã được giới thiệu.
Trí tuệ nhân tạo đang phát triển với tốc độ ngoạn mục, nhưng dường như ít người thực sự quan tâm đến ý nghĩa của điều này, rằng cái gì có thể xảy ra chỉ trong vài thập kỷ nữa đối với chúng ta, với giống loài của chúng ta. Thay vào đó, chúng ta cứ làm như đó là một con chó đang tập xe đạp: một điều thú vị đang giải trí cho chúng ta. Chúng ta vỗ tay vui vẻ ca ngợi, và cố gắng để nó giải quyết được nhiều thủ đoạn hơn nữa.
Năm 1916, Karl Adler, một người Đức gốc Do Thái, đã mua bức tranh “Cô Thợ Giặt” (Woman Ironing) của Pablo Picasso từ chủ một phòng tranh danh tiếng ở Munich. Bức tranh này hiện được đánh giá là một kiệt tác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.