Hôm nay,  

Một Quốc Gia, Hai Chế Độ

19/07/199900:00:00(Xem: 6970)
Chuyện của mấy chú Ba, ai muốn tin thì tin. Đặng Tiểu Bình khi về già kể ra cũng có óc hài hước, nên đã đẻ ra cái quái thai của thời đại: “một quốc gia hai chế độ”, hay đổi lại “hai chế độ một quốc gia” cũng thế.
Chủ trương tiếu lâm nầy, họ Đặng dùng để áp dụng cho cái hòn đảo xa xăm của Thiên triều lúc trước. Nhưng đã bị người Anh vận dụng chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” để duy trì cho Hongkong một quy chế đặc biệt khi hòn đảo nầy được giao trả lại cho Bắc kinh vào năm 1997. Tuy nhiên, họ Đặng cũng được lợi ở chỗ có duy trì “hai chế độ” thì tư bản ngoại quốc và bản xứ mới không bỏ Hongkong mà ra đi.
Câu chuyện tưởng đâu đôi bên đều có lợi nhưng vùa rồi chuyện hai chế độ chỉ là chuyện nói chơi chú không phải thiệt vì một án lịnh của nền tư pháp Hongkong về vấn đề địmh cư ở Hongkong đã bị Bắc kinh phủ nhận và còn bị khiển trách là đã không hỏi ý kiến Bắc kinh trước khi có quyết định nói trên. Trên thực tế, các du khách tới Hong kong trong những lúc gần đây đều nhận thấy rằng Hongkong mỗi ngày mỗi giống Thượng hải hơn và không nghĩ rằng cái chủ trương một quốc gia hai chế độ có thể giúp cho Hongkong duy trì được cá tính riêng của mình là một nơi mà người ta có thể tự do kinh doanh và tự do tư tưởng như dưới thời của đế quốc Anh.
Sự kiện nói trên không phải không được nhà cầm quyền Đài loan theo dõi. Nhưng việc Tổng thống Lý đăng Huy thình lình tuyên bố phủ nhận cái quái thai của thời đại do Đặng tiểu Bình. Ông khéo léo không dùng hai chữ quốc gia riêng biệt, nhưng nói rõ rằng Trung quốc là Trung quốc và Đài Loan là Đài Loan, không có cái việc “một quốc gia hai chế độ” hay “hai chế độ một quốc gia” gì hết. Nói một cách khác làm gì có thứ quốc gia có chế độ tự do và độc tài ở chung nhau hay có hai chế độ khác nhau như tư bản chủ nghĩa ở chung với cộng sản chủ nghĩa"

Lời tuyên bố bất thần của TT Lý Đăng Huy của Đài Loan liền gây sóng gió đối với nhà cầm quyền Bắc kinh. Chính quyền cộng sản Trung quốc nghiêm khắc lên án Đài Loan và cho rằng Đài Loan sẽ phải chịu trách nhiệm về những hậu quả nghiêm trọng của lập trường của mình.
Nhưng phản ứng được thế giới theo dõi nhứt là từ phía Hoa kỳ. Dư luận muốn biết TT Clinton sẽ có thái độ nào khi TT Lý Đăng Huy tuyên bố như trên và trước những lời hăm dọa của Bắc Kinh" Người ta cho rằng chắc chắn Hoa thịnh đốn chẳng bao giờ chịu thay đổi chính sách “một nước Trung quốc” của mình nhưng cũng không thể không bảo vệ Đài Loan nếu hòn đảo nầy bị tấn công, điều mà người ta thấy xảy ra khi lục địa bắn hỏa tiễn hăm dọa Đài Loan cách đây chẳng bao lâu.
Vấn đề dược đặt ra là liệu trước thái độ cương quyết của TT Lý Đăng Huy phủ nhận chủ trương “một quốc gia hai chế độ”, nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc có dám động binh để xâm lăng Đài loan hay không và trong trường hợp Đài loan bị tấn công thì Hoa kỳ sẽ làm gì"
Giả thuyết thứ nhứt khó có thể xảy ra vì dù Hoa lục có một ưu thế tuyệt đối so với Đài loan nhưng muốn bình định một hòn đảo có 21 triệu người cũng không phải là một chuyện dễ. Vã lại Hoa kỳ cũng không thể không tôn trọng sự ký kết của mình để bỏ rơi Đài loan khi Đài loan bị tấn công. Một sự đụng độ giữa Hoa kỳ và Trung quốc sẽ khó tránh được nếu Bắc kinh nhất định muốn “giải phóng” Đài loan theo tham vọng của mình.
TT Lý đăng Huy có lẽ đã chọn đúng lúc để phủ nhận cái quái thai của họ Đặng để lại vì dư luận Hoa kỳ không mấy tán thưởng việc Trung quốc đánh cắp các bí mật nguyên tử của Hoa kỳ và việc Trung quốc có một thái độ quá đáng trong vụ phi cơ Hoa kỳ dội bom nhầm tòa đại sứ Trung quốc ở Belgrade.
Việc Đài loan có trở về với lục địa hay không tùy thuộc ở việc Hoa lục có thay đổi chế độ chính trị hiện nay hay không chứ không phải tùy thuộc ở việc Bắc kinh chế tạo được nhiều hay ít võ khí nguyên tử hay bom neutron như họ vừa khoe khoang.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.