Hôm nay,  

Hình Ảnh Việt Nam

03/10/200400:00:00(Xem: 5145)
Làm gì để nâng cao hình ảnh Việt Nam trên thế giới" Đó là nhan đề một bài viết trên tờ Thanh Niên ngày 2/06/2004. Đây cũng là vấn đề thực sự cần quan tâm hơn, cả về nhiều phương diện, với người trong và ngoài nước.

Cụ thể, nói theo kiểu Việt Nam mình là cần "đánh bóng, tô hồng chuốt lục," hay nói theo kiểu Mỹ thì là cần PR - quan hệ công chúng. Hay nói theo kiểu thẩm mỹ viện là đảng và nhà nước CSVN đang cần "sửa mũi, căng da mặt, bơm ngực, vá đủ thứ... vân vân."

Vấn đề hết sức đơn giản, nhà nước chỉ muốn "nâng cao hình ảnh Việt Nam trên thế giới" nhưng toàn bài viết không hề đặt ra cách giải quyết căn bản những vấn đề liên hệ. Mà ngay cách đặt vấn đề đã thấy ngay là chính phủ chỉ muốn tuyên truyền, chứ không chịu nhìn tận căn để vì sao đất nước lại có những hình ảnh xấu như thế.

Trong bài nêu lên rằng: "Sau sự kiện Tây Nguyên, một số ý kiến cho rằng công tác thông tin đối ngoại của chúng ta đã bộc lộ nhiều bất cập và chưa theo kịp với công cuộc đổi mới, hội nhập, đặc biệt là trong một số tình huống cần phản ứng nhạy bén... Ông Nguyễn Ngọc Trân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội [nói]:... Tôi cho rằng nếu chúng ta làm tốt hơn việc tuyên truyền thông tin, người ta sẽ rất ủng hộ mình. Không được để trống mặt trận đó cho những kẻ xấu lợi dụng. Chúng ta phải chủ động hơn nữa, ít nhất chúng ta cũng phải nói được những gì chúng ta đã làm. Đặc biệt, phải chấp nhận đấu lý với họ, tranh luận công khai trực tiếp với họ...."

Chỉ cần làm tốt hơn tuyên truyền thôi sao" Hay như ông Trân chỉ thị là phải "tranh luận công khai trực tiếp"" Có thật là đảng CSVN muốn tranh luận công khai trực tiếp" Tại sao ngay cả với những công dân ôn hòa, lương thiện, thẳng thắn trong nước, chính phủ đã không chịu "tranh luận công khai trực tiếp" với Nguyễn Thanh Giang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình... mà cứ liên tục hết quản chế lại bắt giam, để rồi chỉ muốn dàn loa kèn làm việc với chính phủ các nước"

Bây giờ trước tiên hãy thấy rằng, thực sự, hình ảnh Việt Nam trên thế giới vẫn có nhiều điều hết sức là đẹp. Như mới đây, các học sinh đại diện cho Việt Nam đã thắng giải toán học quốc tế ở Aán Độ và các em khác thắng giải Robocon ở Nam Hàn. Tuổi trẻ VN học đâu có thua ai. Còn nhìn ra hải ngoại thì tuổi trẻ Việt kiều cũng học không thua gì ai, điển hình như em Tony Đoàn Phan Toàn Thịnh mới 14 tuổi đã học năm thứ 3 Đại Học UCI và nhiều thành công khác. Ai dám nói là hình ảnh Việt Nam mình tệ hại"

Đó là chưa kể tới những sự lớn mạnh của các cộng đồng VN hải ngoại, và các đóng góp của dân Việt vào các mặt kinh tế, khoa học, xã hội... ở nơi họ định cư trước giờ đều được các chính phủ sở tại ca ngợi.
Đơn giản lắm. Nếu chính phủ Hà Nội thật tâm nói về nhu cầu "nâng cao hình ảnh Việt Nam" trước mắt quốc tế, thì chúng ta cũng không cần tới cuộc "tranh luận công khai trực tiếp" ở mức độ lớn lao cỡ như màn TT Bush tranh luận với TNS Kerry, mà chỉ cần thả hết những người tù lương tâm và gỡ lệnh quản chế các tu sĩ ... Chỉ riêng hành động này cũng còn hơn là "sửa mũi, căng da mặt, bơm ngực..." cho đảng và nhà nước.

Rồi nếu chơi bảnh hơn, thì cứ tổ chức những cuộc "tranh luận công khai trực tiếp" - tranh luận cấp thấp thôi, cũng là khá rồi. Như là mời Phạm Hồng Sơn tranh luận với Tổng Biên Tập báo Nhân Dân ở một hội trường đaị học... Ai cũng biết là rồi cũng chẳng tới đâu, vì nghe xong là nhiều người sẽ quên ngay. Thêm nữa, cũng không có báo hay đài nào được quyền đăng toàn bộ cuộc tranh luận, mà sẽ cắt xén rất nhiều để tạo không khí cho cuộc tranh luận biến thành câu chuyện công dân Phạm Hồng Sơn góp ý kiến hay trình thỉnh nguyện với các viên chức đảng. Nhưng thế cũng là tử tế rồi. Báo chí quốc tế tự nhiên sẽ ca ngợi tiến bộ dân chủ của chính phủ Hà Nội. Khỏi cần tốn công tuyên truyền gì hơn.

Mới đây nhất, trong tháng 9, chính phủ Mỹ bất ngờ đưa tên Việt Nam vào danh sách các nước đáng quan ngại vì các hành vi đàn áp tôn giaó thô bạo. Hóa ra là chưa thấy nâng cao hình ảnh Việt Nam nào đã liền thấy ngay đi xuống. Nhà nước CSVN cần thấy rằng Bộ Ngoại Giao Mỹ đã dùng dằng chuyện này từ lâu rồi, không muốn đưa tên VN vào danh sách này từ lâu rồi, nhưng cũng không thể chống đỡ áp lực trước tình hình 10,000 người Thượng biểu tình xin tự do tôn giáo.

Điều cần chú ý thêm rằng, tân đại sứ Mỹ tại VN, Michael W. Marine, tuần này đã ca ngợi quan hệ ngoại giao và mậu dịch với Việt Nam nhưng lại kêu gọi Hà Nội cải thiện hồ sơ nhân quyền trong bài diễn văn quan trọng đầu tiên của ông từ khi nhậm chức. Trong tinh thần bài diễn văn, thì chúng ta thấy Mỹ không muốn kiếm chuyện với Việt Nam như đang làm khó Bắc Hàn, Iran... nghĩa là Việt Nam vẫn nằm trong danh sách bạn. Chính TT Bush mới đây cũng đã nói có "Mỹ là bạn tốt của Việt Nam" khi ông Bush loan baó trao tặng 14 triệu đô la để giúp VN ngăn chận làn sóng HIV/AIDS. Khi được Mỹ tự nhận là bạn tốt thì đó là hình ảnh đẹp lắm chứ, vậy thì nâng cao hình ảnh là thế nào" Đó là chưa kể trường hợp anh Tư Kerry vào ngồi được Bạch Oác năm tới, thì hẳn là tình cảm hai nước sẽ còn thân hơn nhiều.

Thêm nữa, nếu chỉ thuần túy tuyên truyền ra hải ngoại như ông Nguyễn Ngọc Trân chỉ thị, sao không cụ thể làm vài màn chứng tỏ rằng đất nước mình toàn là hình ảnh đẹp. Vấn đề đơn giản, không cần tuyên truyền loa kèn gì đâu, cứ hỏi bất kỳ thẩm mỹ viện nào cũng biết: khi người ta chê mình mũi xấu, thì cứ đi sửa mũi; khi họ chê da nhăn, thì cứ căng da mặt; khi họ chê ngực xẹp, thì đi bơm... Đâu cần gì phải dùng Internet phóng ra các bản tin tuyên truyền. Các cô làm nghề thẩm mỹ đều biết, tại sao nhà nước Hà Nội không biết"

Không phaỉ chỉ riêng Mỹ mới chê bà già trầu Hà Nội đâu nhé. Cứ xem như Văn Bút Quốc Tế, và Hiệp Hội Báo Chí Thế Giới trong tuần này cũng đều lên tiếng bênh vực cho những người bị CSVN giam chỉ vì cầm bút viết lên điều họ tin tưởng. Cả thế giới đều thấy là chính phủ Hà Nội cần đi thẩm mỹ viện đấy. Chứ làm như chỉ thị của ông Trân thì chỉ có mỗi phát ngôn nhân Lê Dũng hùng hổ "chấp nhận đấu lý với họ, tranh luận công khai trực tiếp với họ...." thì chuyện cũng vẫn như thế. Đấu lý với Mỹ, với Văn Bút Quốc Tế, với Hiệp Hội Báo Chí Thế Giới làm chi. Thả vài tu sĩ, nhà văn là xong thôi.

Thực ra, bây giờ nhìn lại cuộc biểu tình của dân Thượng, thì nhà nước lý ra có thể đối xử đẹp hơn nhiều. Chỉ cần lấy tinh thần "tranh luận công khai trực tiếp" là đủ. Khi dân Thượng vào Ban Mê Thuột, lẽ ra ông Chủ Tịch Uûy Ban Nhân Dân Tỉnh Đắc Lắc nên mời nhóm đại diện biểu tình vào tòa thị chính họp, để lắng nghe ý kiến, rồi đón nhận thỉnh nguyện thư, và hứa hẹn sẽ cứu xét. Tất cả hình ảnh tiếp dân lễ độ, nhã nhặn như thế mà quay phim laiï, chiếu lên TV, in vào băng video mà gửi cho toàn thế giới xem... thì khỏi cần phải tuyên truyền nữa. Tự nhiên “hình ảnh VN” đẹp liền.

Nếu cơ quan, cán bộ nào cũng "thương dân như con đỏ" như lời tổ tiên mình dạy, thì khỏi cần hỏi ý cô nhân viên thẩm mỹ viện nào nữa hết. Nhưng than ôi, cán bộ ta thì thấy con gái 13 tuổi là cũng tung tiền mua sex, còn cái lòng độc hại thì lúc nào chỉ nghĩ đến cách đàn áp người dân thô bạo, vì lúc nào cũng nhìn ra toàn kẻ thù. Chứ còn thật tâm nhìn thấy người dân như con ruột của mình ra phố Ban Mê Thuột biểu tình, thì cán bộ lòng nào mà đánh, mà giết dân nữa.

Còn chuyện làm đẹp nói chung thì đơn giản: cứ thử thả hết tù lương tâm ra là đẹp rồi, tự nhiên là mũi cao, da căng, ngực đẹp liền. Còn bảnh hơn nữa, nếu nhà nước Hà Nội không muốn bắt chước tranh luận kiểu Mỹ, thì cho giới trí thức lên tiếng cũng được. Cứ cho các ông Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang... ra tù, được tự do mở trang web, hay in báo thì còn cần gì tới thẩm mỹ viện nữa. Cũng không cần tới cái gọi là tuyên truyền đối ngoại nữa. Cũng không cần nói gì tới trí thức, cứ nhìn vào giới công nhân cũng thấy là đảng CSVN này đáng chán lắm rồi.

Cứ xem Tạp Chí Cộng Sản, bài đăng ngày 27-9-2004, nhan đề "Vì sao còn ít tổ chức cơ sở Đảng ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh"" đã cho thâý một thực trạng, đa số dân mình không muốn dính gì tới Đảng CSVN nữa. Phiền quá mà. Sợ đảng quá rồi mà.

Ngay đoạn đầu bản tin đã thấy ngay lòng dân không ưa đảng rồi:
"Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có đến l2.534 doanh nghiệp (DN) ngoài quốc doanh nhưng chỉ có 11 DN có chi bộ đảng. Con số này đã phản ánh được tính bức thiết của việc phát triển Đảng trong loại hình DN này. Trong số 11 DN có chi bộ đảng nói trên, không có một DN nước ngoài nào. Thực tế cho thấy, công tác phát triển Đảng ở các DN ngoài quốc doanh đang là vấn đề khó khăn cho Bình Dương và nhiều tỉnh, thành khác phát triển mạnh về công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai... Vậy những vướng mắc là do đâu""

Chỉ có 11 doanh nghiệp có chi bộ đảng trên tổng số 12.534 doanh nghiệp hay sao" Thử nghĩ kỹ xem, không phải con số 11 doanh nghiệp này đã là quá nhiều hay sao" Thế mới lạ, khi bà già trầu Hà Nội độc ác lại hấp dẫn được một số chàng trai trẻ trong 11 doanh nghiệp kia...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.