Hôm nay,  

Hỏi Đáp Về Đại Hội & Bccđ

15/11/200900:00:00(Xem: 3507)

Hỏi Đáp về Đại Hội & BCCĐ - Hữu Nguyên

Hỏi: Đại Hội Thường Niên và Bầu Cử CĐ (ĐHCĐ) vào chiều Thứ Bảy, 7/11/2009, có những điểm gì đặc biệt"
Đáp: Điểm đặc biệt thứ nhất là số người tham dự rất đông đảo. Ngoài sự hiện diện của các vị lãnh đạo CĐ, các hội đoàn, đoàn thể, quý vị trong 2 liên danh tranh cử, còn có trên 600 đồng hương, trong đó có nhiều vị vì lý do sức khoẻ, hoặc sinh kế... đã lâu không tham dự các sinh hoạt cộng đồng, nay cũng thấy tham dự. Điểm đặc biệt thứ hai là khí thế của buổi sinh hoạt rất sôi nổi, mọi người đều náo nức vui mừng, vì đây là lần đầu tiên chứng kiến cả hai liên danh tranh cử đều quy tụ những người có uy tín, có kinh nghiệm lãnh đạo, xứng đáng được sự tin tưởng của đồng hương. Điểm đặc biệt thứ ba là quang cảnh ĐHCĐ lộng lẫy, trang nghiêm, bàn ghế dành cho hai liên danh cũng rất cân đối, công bằng và trang trọng. Đây là công lao không nhỏ của ông Đức và Ban Quản Trị Trung Tâm. Điểm đặc biệt thứ tư là Ban Tổ Chức Bầu Cử (BTCBC) làm việc rất đàng hoàng, đầy trách nhiệm và năng lực, nhất là hai thành viên trẻ là anh Nguyễn Bá Vương và cô Huỳnh Ngọc Vy Vy. Điểm đặc biệt thứ năm, chương trình làm việc của ĐHCĐ rất quy củ, cụ thể, nhất là phần báo cáo của ông Võ Trí Dũng, Chủ Tịch CĐ; của ông Tô Ngọc Kim, Xử Lý Thường Vụ Hội Đồng TV&GS; và của ông Nguyễn Giang, Thủ Quỹ Cộng Đồng đều rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu. Nhìn chung, ĐHCĐ đã thành công trên nhiều phương diện, khiến mọi người rất nức lòng và tin tưởng vào sự phát triển của cộng đồng trong những tháng năm tới.
Hỏi: Bên cạnh những điểm tích cực, ĐHCĐ có những điểm hạn chế nào"
Đáp: Điểm hạn chế đầu tiên là tình trạng mất trận tự của ĐHCĐ do một số vị trong Hội Thủ Đức NSW gây ra. Vì trong nội bộ HTĐ có những bất đồng chưa được giải quyết, nhưng những bất đồng đó thuộc nội bộ HTĐ đáng lẽ để nội bộ HTĐ giải quyết. Nếu HTĐ NSW không giải quyết được sự bất đồng của mình, thì nên đưa nội vụ lên Tổng Hội Thủ Đức liên bang, rồi sau đó đến Tổng Hội CQN, chứ không nên đưa ĐHCĐ. Việc một số vị trong HTĐ mang tranh chấp nội bộ của Hội ra giữa ĐHCĐ là điều rất đáng trách. Nhất là cách thức quý vị đó đưa vấn đề lại càng đáng trách hơn. Thay vì giơ tay xin phát biểu, chờ chủ toạ cho phép rồi mới trình bầy, thì các vị lại kéo lên, chất vấn chủ tọa ngay giữa ĐH. Phải nói, chứng kiến những người chúng tôi từng quý mến, nay hành xử một cách ngang ngược, không tôn trọng chủ tọa, không tôn trọng đại hội, chúng tôi rất ngạc nhiên và rất buồn. Nhất là khi chứng kiến sự van nài năn nỉ của hai vị trong Ban Tổ Chức Bầu Cử là anh Nguyễn Bá Vương và cô Huỳnh Ngọc Vy Vy, cả hai rất trẻ, thuộc thế hệ con em chúng ta, chúng tôi rất ái ngại và đau lòng. Điểm đáng buồn thứ hai là, ngay trong ĐH, một số anh em trong HTĐ đã có thái độ, ngôn ngữ cử chỉ tạo áp lực đối với ông Tô Ngọc Kim trong việc phân phát phiếu hội đoàn cho ông Phạm Quang Ngọc, tân Chủ Tịch Hội Thủ Đức NSW. Diễn biến này xảy ra như thế nào, bản thân chúng tôi không chứng kiến, nhưng khi nghe anh TNK lên trước ĐH cho biết trong một giọng nói rất xúc động là anh “gần như bị hành hung”, thì chúng tôi rất bất mãn. Sinh hoạt với CĐ gần 20 năm nay, chúng tôi biết anh TNK là người rất tận tụy với CĐ, cho dù sức khoẻ của anh rất yếu, hoàn cảnh gia đình của anh lại khó khăn. Chúng tôi thành thực nghĩ rằng, dù quý vị có bực tức, giận dữ anh TNK thế nào đi nữa, quý vị vẫn không thể có những hành động “gần như hành hung” anh TNK, nhất là khi anh đang tham dự ĐH trong tư cách xử lý thường vụ Hội Đồng TV&GS.
Hỏi: Còn về việc bầu Hội Đồng TV&GS"
Đáp: Nhìn chung tốt đẹp, ngoại trừ trường hợp anh Văn Tấn Thạch đắc cử. Bản thân chúng tôi xưa nay rất qúy anh chị Văn Tấn Thạch vì cả hai đều là những người rất tích cực sinh hoạt cộng đồng và hầu như không có sinh hoạt nào không có lời ca tiếng hát của hai vợ chồng anh, mang lại niềm vui cho tất cả mọi người trong CĐ.
Hỏi: Vậy tại sao không đồng ý việc anh VTT đắc cử"
Đáp: Có 2 lý do. Thứ nhất, con của anh VTT là BS Văn Ngọc Đức hiện đang tranh cử BCHCĐ. Nếu Liên Danh Dấn Thân thắng cử, BS Đức sẽ là Phó Chủ Tịch Kế Hoạch của BCH/CĐNVTD/NSW. Mà trong Nội Quy CĐ, Chương V, Điều 19.1 đã ghi rõ: “Hội Đồng TV&GS là cơ cấu đại diện cho các Hội Viên Đoàn Thể của CĐ để thi hành nhiệm vụ Tư Vấn và Giám Sát đối với BCH/CĐNVTD/NSW”. Điều này sẽ khiến anh VTT, trong cương vị thành viên của Hội Đồng TV&GS, rất khó hành xử trách nhiệm và bổn phận của anh một cách khách quan vô tư vì Phó Chủ Tịch Kế Hoạch của BCH/CĐNVTD/NSW là con của anh. Nói cách khác, anh VTT sẽ bị đẩy vào tình trạng mâu thuẫn về quyền lợi (conflict interest situations) rất khó làm việc như Nội Quy quy định.
Hỏi: Lúc đó, cũng có một số ý kiến nêu vấn đề này, nhưng ông Nguyễn Khuyến, trong tư cách là thành viên của Hội Đồng TV&GS đã giải thích, trong Nội Quy CĐ không có điều khoản nào cấm cha không được ứng cử Hội Đồng TV&GS, nếu con ứng cử BCH/CĐNVTD. Giải thích như vậy đúng hay sai"
Đáp: Tôi không hiểu trước khi giải thích, ông Nguyễn Khuyến đã tham khảo với các vị trong Hội Đồng TV&GS chưa, nhưng giải thích Nội Quy CĐ như vậy là tuỳ tiện và không hợp lý. Chúng ta phải hiểu, Nội Quy CĐ không thể nào ghi đầy đủ tất cả những điều nên và không nên. Nhất là những điều quá hiển nhiên, ai ai cũng hiểu thì Nội Quy rất ít khi  đề cập. Tôi lấy thí dụ, trong Nội Quy CĐ không có điều khoản nào ghi, những người chuyên môn ruồng rẫy vợ con, hay bất hiếu với cha mẹ, hay mù chữ, bệnh hoạn, sắp chết.... không được quyền ứng cử vô BCH hay Hội Đồng TV&GS. Nhưng không thể nói vì Nội Quy CĐ không có những điều khoản đó là mình chấp nhận cho những người đó được quyền ứng cử. Tóm lại, dù chúng tôi rất tôn trọng kết quả cuộc bầu cử dân chủ, nhưng nếu BS Đức đắc cử làm Phó Chủ Tịch BCHCĐ, thì việc ông VTT làm uỷ viên Hội Đồng TV&GS sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của CĐ.
Hỏi: Ngoài lý do đó còn lý do nào khác"
Đáp: Lý do thứ hai là việc anh VTT đã xé phiếu bầu cử trong đại hội bầu cử của Hội Thủ Đức vào ngày 4 tháng 10 vừa rồi. Chuyện này bản thân tôi không hề chứng kiến, nhưng nghe nhiều người nói, và chính anh Triền, bút hiệu Tăng Nhơn Phú, đã trình bầy trong phần trả lời phỏng vấn trên báo SGT. Riêng chuyện này, nếu quả thật là đúng, anh VTT nên chính thức có lời xin lỗi trước Đại Hội thì mới xứng đáng là thành viên trong Hội Đồng TV&GS. Dĩ nhiên sự xứng đáng này của anh VTT chỉ có với điều kiện, BS Đức không phải là Phó Chủ Tịch CĐNVTD.
Hỏi: Nghe nói trong cuộc bầu cử Hội Đồng TV&GS, có một số phiếu Hội Đoàn đã có người mạo nhận là đại diện"
Đáp: Chuyện này quả thật chúng tôi có nghe nói. Nhưng để có thể biết chính xác, thiết nghĩ Hội Đồng TV&GS đương nhiệm nên tìm hiểu thật kỹ càng, và có biện pháp thích ứng để bảo vệ Nội Quy CĐ. Tôi nghĩ điều này chắc chắn là không có gì khó khăn.

HAI LIÊN DANH ỨNG CỬ

Hỏi: Có nhận xét gì về hai liên danh ứng cử BCHCĐ trong ngày ĐHBC"
Đáp: Nhìn chung cả hai liên danh đều quy tụ thành phần tinh hoa, có khả năng, uy tín, và kinh nghiệm lãnh đạo trong CĐ. Cả hai liên danh đều xứng đáng được sự tín nhiệm của đồng hương. Trong cả hai liên danh đều có người thuộc thành phần khoa bảng, chuyên môn, đang trong cương vị lãnh đạo cộng đồng.
Hỏi: Trước hết, nói về Liên Danh Dấn Thân, đâu là điểm mạnh yếu"
Đáp: Điểm mạnh thứ nhất của Liên Danh Dấn Thân (LDDT) là trẻ, có nhiệt huyết, có tinh thần dám nghĩ dám làm. Điểm mạnh thứ hai là gồm thành phần khoa bảng, bác sĩ, luật sư. Mạnh thứ ba là LDDT có xu hướng dấn thân vào con đường chính trị của các đảng phái. Ngoài ông Trần Nhân là Nghị Viên, LDDT còn có ông Trần Huy, hiện là đảng viên đảng Lao Động; và Nha Sĩ Nguyễn Thuỳ Hương là đảng viên đảng Tự Do. Về kinh nghiệm lãnh đạo thì ông Trần Nhân, ông Trần Huy và cô Thuỳ Hương cũng đều là những người đã tham gia lãnh đạo cộng đồng ở nhiều cương vị khác nhau.
Hỏi: Còn điểm yếu"
Đáp: Trên phương diện nào đó, những điểm mạnh của LDDT cũng là những điểm yếu nếu những người trong liên danh không biết tìm cách giải quyết thoả đáng. Điểm yếu thứ nhất, sắc thái đảng phái chính trị trong LDDT quá mạnh, sẽ khiến cho họ dễ bị các chính đảng thao túng, ảnh hưởng. Những lúc quyền lợi của đảng phái mâu thuẫn với quyền lợi của cộng đồng, khiến các đảng viên phải chọn lựa, chúng tôi không biết các vị đó có đủ can đảm và đủ bản lĩnh để đặt quyền lợi của CĐ lên trên hết hay không" Liệu có khi nào quý vị đó mang quyền lợi của CĐ phục vụ cho quyền lợi của các chính đảng một khi quyền lợi của chính đảng cũng là quyền lợi của bản thân" Trong khi đảng Lao Động và đảng Tự Do luôn luôn ở thế mâu thuẫn, nhất là vào mùa bầu cử, không hiểu ông Trần Huy đảng Lao Động và cô Thuỳ Hương đảng Tự Do, sẽ làm việc với nhau như thế nào" Sự mâu thuẫn của hai chính đảng liệu có ảnh hưởng gì đến sự đoàn kết của các vị hay không" Ngoài ra, còn quyền lợi của cộng đồng" Liệu khi đó, CĐ chúng ta sẽ ủng hộ đảng Lao Động, hay đảng Tự Do" Nếu bảo đứng ngoài mọi tranh chấp thì liệu CĐ chúng ta có đủ bản lãnh làm chuyện đó khi mà những vị lãnh đạo trong CĐ lại là đảng viên của hai chính đảng" Bản chất chính trị xưa nay là thủ đoạn, là đi đêm, là hy sinh quyền lợi của đảng viên, của cá nhân, của cộng đồng, thậm chí của cả đất nước để phụng sự quyền lợi cho đảng. Trong trường hợp đó, không hiểu ông Trần Huy và cô Thuỳ Hương có đủ bản lãnh để chống lại những quyết định bất lợi của đảng, bảo vệ quyền lợi của cộng đồng"
Hỏi: Còn ông Trần Nhân"
Đáp: So với ông Trần Huy đảng viên đảng Lao Động và cô Thuỳ Hương đảng viên đảng Tự Do, thì ông Trần Nhân có lợi thế cho CĐ vì ông là ứng cử viên độc lập. Tuy nhiên, nếu ông đắc cử BCHCĐ thì danh chính ngôn thuận, sự hậu thuẫn của ông dành cho CĐ, trong tư cách một Nghị Viên HĐTP sẽ gặp khó khăn vì bị mâu thuẫn về quyền lợi (conflict interest situations).


Hỏi: Ông Trần Nhân đã giải thích, bề ngoài, tuy ông không được bỏ phiếu đối với những quyết định có liên quan đến CĐ, nhưng ông vẫn vận động bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho CĐ...
Đáp: Chúng tôi chấp nhận những giải thích của ông Trần Nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu ông Trần Nhân không tham gia vào BCHCĐ thì ông vẫn một mặt tích cực vận động bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho CĐ; mặt khác, ông vẫn có quyền bỏ phiếu. Và khi đó, CĐ chúng ta sẽ luôn luôn có thêm một lá phiếu của ông Trần Nhân. Như vậy không thuận lợi cho CĐ chúng ta hơn hay sao" Vì vậy, chúng tôi vẫn nghĩ rằng, nếu ông Trần Nhân đã dấn thân làm chính trị, dù là trong tư cách một chính trị gia độc lập đi nữa, thì thế liên kết với đảng này hay đảng kia để chia phiếu mỗi kỳ bầu cử, cũng khiến cộng đồng khó có thể hoàn toàn khách quan và trung lập. Vì thế, ông Trần Nhân không nên công khai tham gia vào BCHCĐ.
Hỏi: Còn điểm yếu nào khác"
Đáp: Một điểm yếu quan trọng nữa của LDDT là sự nhàm chán trong lãnh đạo. Trong số 7 vị của LDDT, tôi thấy chỉ có LS Võ Quốc Dũng là người có nhiệt tình và tinh thần hăng say nhất. Còn ông Trần Nhân, Trần Huy và Nha Sĩ Thuỳ Hương thì đều là những người đã lãnh đạo CĐ trong 2 nhiệm kỳ vừa qua; và chúng tôi đều nhận thấy sự uể oải của những vị này trong nhiệm kỳ 2. Thậm chí, tôi còn nghe thấy có vị đã từ chức, hoặc tham dự các sinh hoạt cộng đồng không được thường xuyên và nhiệt tình lắm.
Hỏi: Còn ông Hồ Văn Tường"
Đáp: Chúng tôi nghĩ, ông Tường là một gánh nặng cho LDDT vì lý lịch của ông này cho đến nay vẫn không rõ ràng. Ông là ai, hiện đang làm gì, đã có những bằng cấp gì, quá trình sinh hoạt cộng đồng ra sao, kinh nghiệm của ông về văn hóa giáo dục đến đâu.... đều là những câu hỏi không ai có thể trả lời, kể cả bản thân ông và LS Thụ Ủy Võ Quốc Dũng. Mọi người chỉ biết một cách chung chung ông tự xưng là “nông dân”. Ông xưng như vậy thì quả thật là không đắc nhân tâm một chút nào đối với một người khi tranh cử, nhất là ông lại tranh cử chức Phó Chủ Tịch CĐ đặc trách Văn Hoá Giáo Dục. Cho dù tương lai CĐ chúng ta có đi làm farm để trồng lúa đi chăng nữa, cũng không có ai muốn bỏ phiếu bầu một người “nông dân” làm Phó Chủ Tịch đặc tránh Văn Hóa Giáo Dục, vì VHGD ở bất cứ môi trường nào, bất cứ thời đại nào, cũng không thể chọn người “nông dân” làm người lãnh đạo. Vì vậy, khi thấy ông Tường nhận mình là "nông dân" chúng tôi rất ngạc nhiên, không thể nào hiểu nổi, và chẳng tìm được lý do gì để có thể giải thích thoả đáng cho sự khiêm tốn không đúng chỗ của ông.
Hỏi: Trong phần lý lịch, ông Hồ Tường có viết một câu rất hay: “Đừng hỏi Cộng đồng đã làm gì cho mỗi chúng ta, mà phải hỏi mỗi chúng ta đã làm gì cho Cộng đồng, vì vậy mà tôi tham gia vào Liên Danh Dấn Thân”.
Đáp: Đúng, câu đó rất hay. Nhưng chọn mặt gửi vàng khi bầu cử, chúng ta không thể chỉ đọc hay nghe những câu nói hay của ứng cử viên là đủ, mà cần phải biết rõ người nói câu đó là ai, thế nào. Thú thực, chúng tôi rất ngạc nhiên không hiểu tại sao ông Tường đã nói câu nói rất hay đó, nhưng mãi đến bây giờ mới thấy ông xuất hiện để dấn thân. Đáng lẽ người nói câu nói đó phải dấn thân từ lâu lắm mới phải. Trong CĐ chúng ta có bao nhiêu người dấn thân suốt mấy chục năm qua, nhưng có bao giờ họ nói câu đó đâu. Nói phải đi đôi với làm. Còn nói mà không hành thì đúng là trăm voi không được bát nước sáo. Ai ai trong chúng ta cũng biết điều đó.
Hỏi: Nghe ông Tường nói trước đây ông là một trong những người sáng lập phong trào sinh viên tại NSW"
Đáp: Chuyện đó nếu có, thì tại sao sau đó ông lại biến mất" Nếu ông đã là sinh viên thì bằng cấp, nghề nghiệp của ông là gì, hiện nay ông làm ở đâu, cho ai, không hề nghe ông đề cập. Lạ lùng hơn nữa, trước những thắc mắc của đồng hương trong buổi Đại Hội, không những ông Tường không trả lời thỏa đáng, mà ngay cả LS Thụ Uỷ Võ Quốc Dũng cũng vậy. Đã thế, mọi người còn chứng kiến, trong khi ông Tường ba hoa trả lời hoàn toàn lạc đề bằng những câu thơ không ăn nhập gì tới câu hỏi, khiến cử tọa la ó phản đối, thì LS Thụ Uỷ Võ Quốc Dũng cũng như tất cả các ứng cử viên của LDDT, không một ai tỏ vẻ phản đối, can ngăn, ngăn chặn những lời ba hoa đại ngôn của ông Tường. Thú thực, khi nhìn ông Tường ba hoa nói, chúng tôi có cảm tưởng ông Tường là thụ uỷ của LDDT chứ không phải là LS Quốc Dũng.
Hỏi: Còn Liên Danh Kết Hợp và Phát Triển (LDKP)"
Đáp: Điểm mạnh đầu tiên của LDKP là uy tín vững vàng, lập trường minh bạch, khả năng lãnh đạo vững vàng và những cống hiến to lớn cho CĐ của ông Nguyễn Văn Thanh trong suốt nhiều thập niên qua. Chính BS Nguyễn Mạnh Tiến cũng đã nhận xét: “Tôi rất quí ông Thanh vì tư cách đứng đắn, tính vô tư không bè phái và lập trường chống Cộng quyết liệt của ông. Tôi hiểu rất rõ rằng ông Thanh ra tranh cử kỳ này là do tấm lòng vì Cộng Đồng chung, muốn góp phần cụ thể vào việc giữ vững CĐNVTD tại NSW trong giai đoạn nhiều gay go khó khăn như hiện tại” (xem chi tiết trang 38). Điểm mạnh thứ hai của LDKP là LS Nguyễn Văn Thân, một người rất có khả năng, sắc bén, nhiều bản lãnh và kinh nghiệm lãnh đạo CĐ. Tất cả những vốn qúy này đã được chứng minh một cách cụ thể khi ông làm Chủ tịch CĐNVTD/NSW. Điểm mạnh thứ ba là ông Lê Quang Hiển, một người mà chính bản thân tôi đã có cơ hội giao tiếp và làm việc. Ông là người có khả năng điều hành cao, tận tuỵ trong công việc và có viễn kiến của một người lãnh đạo. Hơn nữa, ông hiện làm việc cho Uỷ hội Nhân Quyền Úc, nên chắc chắn ông sẽ có những đóng góp đáng kể trong việc lãnh đạo CĐ, đấu tranh đòi nhân quyền tại VN. Điểm mạnh thứ tư là ông Nguyễn Giang. Ông hiện là một kế toán viên và là thủ quỹ của BCH đương nhiệm, nên ông là vốn quý của CĐ khi ông ứng cử chức Thủ Quỹ. Theo dõi phần trình bầy tài chánh đầy mạch lạc, minh bạch và dễ hiểu của ông trong Đại Hội vào chiều Thứ Bảy 7/11 vừa qua, ai cũng phải thừa nhận ông là người có khả năng, trình bầy những điều chuyên môn khó hiểu một cách giản dị và dễ  hiểu. Điểm mạnh thứ năm là cô giáo Oanh, người có bằng cấp sư phạm, nên việc cô ứng cử chức Phó Chủ Tịch đặc tránh Văn Hóa Giáo Dục là rất xứng đáng và thích hợp. Riêng ông Nguyễn Toàn và ông Nguyễn Phan Khoa thì chúng tôi biết rất ít. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng với kinh nghiệm làm việc với cảnh sát của ông Toàn; cũng như cương vị đương kim Chủ tịch Hội Sinh Viên Việt Nam tại NSW và Phó Chủ Tịch Tổng Hội SVVN liên bang Úc của ông Khoa, chắc chắn sẽ là những vốn quý cho CĐ chúng ta, tạo nên những gạch nối cần thiết và hữu ích giữa CĐ với cảnh sát và sinh viên học sinh Việt Nam.
Hỏi: Bên cạnh những điểm mạnh riêng của từng ứng cử viên, đâu là điểm mạnh của toàn LDKP"
Đáp: Tổng quát, qua các bài phỏng vấn, các trang quảng cáo, cũng như các tài liệu được LDKP phổ biến, chúng tôi thấy cách thức làm việc của LD này rất quy củ, ngăn nắp, có kế hoạch, mục tiêu, phương hướng rõ ràng. Điều này không những thể hiện sự đầu tư tâm huyết, thời gian, trí não rất nhiều của LD này mà còn thể hiện lòng đam mê phục vụ cộng đồng rất mãnh liệt của tất cả các ứng cử viên.
Hỏi: Còn điểm yếu"
Đáp: Có lẽ điểm yếu duy nhất chúng tôi nhận thấy là so với LS Võ Quốc Dũng, ông Nguyễn Văn Thanh làm công chức, nên thời gian làm việc cho CĐ của ông có thể không thuận tiện và dễ dàng. Tuy nhiên, đó là ý kiến chủ quan của chúng tôi.
Hỏi: Vậy giữa hai liên danh, nên bỏ phiếu cho ai"
Đáp: Câu trả lời rất rõ ràng. Chúng ta nên bỏ phiếu cho LDKP do ông Nguyễn Văn Thanh làm Thụ Ủy. Đây là cơ hội đầu tiên, CĐ chúng ta có được một liên danh quy tụ nhiều người có tâm huyết nhất, có uy tín nhất và có khả năng nhất. Nếu LDKP đắc  cử, chắc chắn CĐ chúng ta sẽ bước vào một bước ngoặt quan trọng, trưởng thành và phát triển trên nhiều lĩnh vực với một sinh khí mới, sinh khí của những người lãnh đạo có tầm nhìn, có khả năng và nhất là có lòng đam mê phục vụ CĐ. Riêng LDDT, chúng tôi cũng rất tin tưởng vào uy tín, tâm huyết và khả năng của các ứng cử viên, nhất là LS Thụ Uỷ Võ Quốc Dũng, một người sắc bén, nhiệt huyết và giầu lòng quả cảm, sẵn sàng dấn thân trên bất cứ lĩnh vực nào. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, với những ứng cử viên trong LDDT mang màu sắc chính trị đảng phái, chắc chắn không nhiều thì ít sẽ tạo nên những khó khăn cho LS Quốc Dũng cũng như cho CĐ trong mối quan hệ với chính giới. Đặc biệt, với ứng cử viên Hồ Văn Tường, khi nào lý lịch của ông chưa được minh bạch rõ ràng, khi đó, ông còn là một hoài nghi một lo ngại cho CĐ và là gánh nặng cho liên danh nói chung và cho LS Thụ Uỷ Quốc Dũng nói riêng.
Dĩ nhiên, trên đây chỉ là ý kiến của chúng tôi. Chuyện thắng thua trong một cuộc bầu cử luôn luôn ngoài sự dự liệu của mọi người. Tuy nhiên, dù bất cứ liên danh nào thắng cử, chúng ta cũng có bổn phận tôn trọng quyết định của đồng hương qua lá phiếu dân chủ. Chắc chắn trong một cuộc bầu cử đông đảo nhất từ xưa đến nay, chúng ta khó có thể tránh khỏi thiếu sót. Nhưng dù cho có thiếu sót, thái độ tốt nhất của chúng ta sau khi có kết quả bầu cử là không nên sa lầy vào những thiếu sót đó, để rồi đào bới lỗi lầm, tranh tụng tùm lum, thậm chí bịa đặt đủ chứng cớ để biện minh cho sự thất cử của mình bằng cách không công nhận kết quả cuộc bầu cử.
Hy vọng, trong tinh thần dân chủ, sự hiểu biết và lòng tương kính của những người Việt yêu tự do, quý vị lãnh đạo trong BCHCĐ, trong Hội Đồng TV&GS, trong BTC Bầu Cử, sẽ tiến hành một cuộc bầu cử khách quan, vô tư để mọi người chúng ta cùng tham dự trong trật tự và đoàn kết. Khi đó, kết quả cuộc bầu cử dù có thế nào đi nữa, mọi người trong cộng đồng cũng đều thoải mái, vui vẻ, để rồi thấy yêu thương cộng đồng mình hơn, tin tưởng và tự hào hơn đối với quý vị lãnh đạo, và cùng đoàn kết tận tuỵ hơn trong mọi công việc của cộng đồng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.