Hôm nay,  

Fallujah, Một Thử Thách

19/04/200400:00:00(Xem: 4447)
Fallujah là một thử thách lớn. Thử thách của văn minh đạo lý đối với man rợ bạo tàn. Thử thách của khát vọng dân chủ tiến bộ đối với độc tài giáo quyền cỗ hũ. Thử thách đối với lòng kiên nhẫn của nhân dân Mỹ trong chiến tranh. Và thử thách đối với những người muốn lãnh đạo đất nước trước sự hy sinh xương máu của người quân nhân Mỹ ngoài tiền tuyến.

Thời đại "con người là sói với người" và "răng đổi răng mắt đổi mắt" đã chấm dứt. Văn minh và đạo lý Con Người hoàn toàn không cho phép bất cứ ai, vì lý do gì bắt người dù thù địch thế mấy, chặt khúc, lôi xác trên đường lộ. Việc gần 4.000 quân Mỹ hành quân tảo thanh, truy lùng hung thủ để lôi chúng ra ánh sáng công lý, là việc phải làm. Nếu không làm, không trị, người ngoại quốc, người Iraq sẽ còn là nạn nhân kế tiếp trên một qui mô lớn hơn nữa. Chưa chi phiến quân Hồi giáo cuồng tín của giáo sĩ Sadr đã bắt thêm ba người Nhựt để đặt điều kiện Nhựt phải rút quân khỏi Iraq nếu không họ sẽ hành quyết. May rồi đã chịu thả.

Thời đại vua là Con Trời xuống cai trị nhân dân, thần quyền và giáo quyền là môt đã chấm dứt. Từ rất lâu, cái gì của Thiên Chúa đã trả lại cho Thiên Chúa, cái gì của César đã trả lại cho César. Chủ quyền đất nước của đại đa số các nước trên thế giới đã thuộc về nhân dân. Xu thế dân chủ là xu thế thời hiện đại và cực thịnh. Nền dân chủ non trẻ của Iraq không thể sinh sôi nẩy nở được; nhân dân Iraq không thể làm chủ hạnh phúc cá nhân, gia đình, và xã hội được nếu chánh quyền không vì dân, không do dân, không của dân, mà vì mấy ông lãnh đạo các giáo phái Hồi Giáo, Shiite hay Sunni, nắm. Quyền lợi chánh trị còn có thể thoả hiệp, tương nhưọng, người nhường một chút để được một chút, chớ tín ngưỡng, giáo lý rất khó, nếu không muốn nói không thể thoả hiệp được. Cái gương xấu sờ sờ bên cạnh là Iran, nhân dân và quí vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo ở Iraq ắt hẵn thấm thía. Cái bịnh cuồng tín, quá khích biến thành bạo loạn của giáo sĩ Sadr đã làm bộ mặt Iraq xấu xí hơn trên thế giới, đã làm hàng mấy trăm thường dân chết, và gần một phần ba thành phố phải tỵ nạn khi Liên Quân ngưng tấn công, đã quá đủ để những giáo lãnh các phe phái Hồi giáo Sunni hay Shiite suy nghĩ để giữ đúng vai trò lãnh đạo thuần túy tinh thần trong giáo sự hơn là xen vào chánh trị thế sự bên ngoài.
Và đối với người Mỹ, đây là dịp kinh nghiệm về khủng bố và lòng kiên nhẫn chịu đựng chiến tranh bị thử thách sau Chiến tranh VN. Đối với kẻ độc tài cuồng tín, độc tài khủng bố như Cộng sản, như Bin Laden, như giáo sĩ Sadr, cực đoan, quá khích, hiện thân của điều Aùc, không thể chống bằng lời nói, hoà đàm, thuyết phục, thỏa hiệp vì họ chủ trương được ăn cả, ngã về không. Tấn công họ ở Fallujah, ở Iraq, ở Afghanistan, là đánh chúng trước, ngay tại sào huyệt, nếu không diệt gọn được thí ít ra cũng ngăn chận chúng không "bung ra" ở các nước văn minh khác, trong đó có Mỹ, nơi chúng đổ tội tổ tông Tư bản, Tây phương lên đầu người Mỹ và quyết làm cho liệt bại. Giao tranh phải có máu đổ, thịt rơi, người chết, đó là cái giá Con Người phải trả để tiến hoá hơn.

Cuộc Chiến tranh Iraq, Mỹ thắng như chẻ tre, một cách quá dễ dàng. Nhưng việc bình định và tái thiết có nhiều vấn đề. Số thương vong sau chiến dịch đã lớn hơn trong chiến dịch Iraq Tự do. Trận Fallujah là biến cố lớn nhứt trong thời bình định tái thiết. Không đầy một tuần đã có hơn 40 chiến binh Hoa Kỳ chết, gần bằng với số tử trận của tuần lễ đầu chiến dịch. Giáo lãnh Sadr mới 30 tuổi mà đã tạo ra được biến cố. Oâng ta tổng công kích quân Mỹ không phải để đánh Mỹ ở Iraq vì Oâng ta thừa biết, lực lượng Mỹ có thể làm cỏ số dân quân của Oâng một cách dễ dàng. Thâm ý của Sadr là đánh vào thủ đô chánh trị và lòng kiên nhẫn của nhân dân Mỹ. Không ít chánh trị gia salon trúng huyệt, ơi ới hô hoán lên "Iraq là Việt Nam của George Bush", hàm ý Mỹ sa lầy phải rút quân, không cần biết những lời vô trách nhiệm đó có thể làm xuống tinh thần quân Mỹ ở chiến trường và "hà hơi tiếp sức" cho phiến quân tàn ác.
Hai ứng cử viên tổng thống của hai đảng Cộng hoà, Dân chủ cũng bị thử thách. TT Bush và Đảng Cộng Hoà đang cầm quyền thì đã biết rồi, không hề nao núng, chủ trương tiên hạ thủ vi cường với quân khủng bố, đánh quân khủng bố ở Afghanistan , ở Iraq thì khỏi đánh ở Mỹ. Nên Oâng cố giữ lời hưá giao quyền chủ quyền cho nhân dân Iraq sau 30 tháng 6 năm nay, và kiên quyết không nhượng bộ những bắt bí, nhứt định không rút quân khỏi Iraq để lại một hỗn loạn. Còn đảng Dân Chủ đối lập có vẽ chao đảo. Bóng ma Chiến tranh VN hiện về. Thảm cảnh Cựu TT Johnson mất nghiệp, không dám ra ứng cử nhiệm kỳ 2 vì Chiến tranh VN ám ảnh nhiều nhân vật thế lực của Đảng Dân Chủ. Lo sợ nhứt, TNS Kennedy hét lên, "Iraq là Việt Nam của Geroge Bush." Chữ sa lầy được lập đi lập lại trong Đảng Dân Chủ. Thành TNS Kerry ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ rơi vào thế kẹt khó xử. Oâng cố gắng làm sao không mất lòng các nhân vật Dân Chủ chống Chiến tranh Iraq sau biến cố Fallujah mà vẫn tỏ ra yễm trợ quân nhân Mỹ ở Iraq đồng thời vẫn có thể tiếp tục buộc tội việc điều hành chiến tranh tồi tệ của TT Bush. Oâng chủ trương để cho Liên Hiệp Quốc trực tiếp giải quyết vấn đề Iraq nhưng LHQ tiền đâu, quân đâu.. Oâng chỉ trích TT Bush qui định thời gian bàn giao vào 30 tháng 6 là độc đoán trong khi LHQ chỉ chịu tham gia khi Mỹ bàn giao chánh quyền cho người Iraq. Là một cựu quân nhân và chánh trị gia lão làng, Oâng khôn khéo tránh né không lấy sinh mạng của quân nhân ở Fallujah, không lấy cuộc hành quân làm đề tài chánh trị, khác một số nghị sĩ khác như TNS Kennedy. Truyền thông đại chúng nói chung dè dặt không để các chánh khách biến những hy sinh của Quân đội ngoài tiền tuyến thành đề chánh trị nội bộ tranh cử của hai đảng.

Sau cùng, văn minh có thắng man rợ, Thiiện có thắng Aùc không" Dân chủ có thắng độc tài Hồi giáo cực đoan " Cuộc khủng bố 911 có làm lòng dân Mỹ kiên trì chịu đựng chiến tranh hơn không" Hai đảng đang Cộng hoà và Dân Chủ đua tranh nắm chánh quyền, hai ứng cử viên tổng thống Bush và Kerry, đảng nào, người nào có tinh thần trách nhiệm hơn với dân trong thời chiến chống khủng bố, với quân đội đang ở tiền tuyến Iraq hơn" Nhận định và câu trả lời sẽ là một trong một vài yếu tố then chốt quyết định lá phiếu của cử tri Mỹ trong ngày 2 tháng 11 năm nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.