Hôm nay,  

Thảm Họa Từ 1 Công Trình

10/19/200700:00:00(View: 3066)

Bạn,

Theo báo quốc nội, trong tiến trình thực hiện dự án "cải tạo môi trường kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè" của Thành phố Sài Gòn, một khảo sát giám định tác động xã hội của dự án này do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPSG thực hiện từ giữa năm 2006 - đầu năm 2007 cho thấy số người dân bị căng thẳng thần kinh  gia tăng trong khu vực của dự án này. Từ tháng 5-2006, có khoảng 50% nhà dân được khảo sát bị ngập úng liên tục, trong đó khu vực quận Bình Thạnh được xếp hạng "kỷ lục" với thời gian ngập trung bình 75 phút, lâu nhất gần 140 phút với độ sâu đến 30 cm.  Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này như sau.

Dọc theo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kết quả khảo sát xác định nguyên nhân ngập chính yếu là do các công trình xây dựng gây ra, chẳng hạn khi làm  giếng, nhà thầu đã cho  bít các cống tiêu thoát nước khiến khu phố 3, phường 14, quận 3 bị ngập khi trời mưa. Không chỉ thế, có hơn 67%  nhà được khảo sát cho rằng  công trình này gây ra những cơn "mưa bụi". 28% có bệnh về hô hấp, 25% mất ngủ và 16% luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu.

Phóng viên trở lại khu vực giếng S34 của dự án Nhiêu Lộc- Thị Nghè ở đường Phú Mỹ, phường 22, quận Bình Thạnh  sáng 15/10 khi công trường này đã khởi động trở lại sau một thời gian dài tạm ngưng. Một chiếc xe tải siêu trường siêu trọng nằm chắn trên đường để chuyển vật liệu cho đội công nhân. Nhiều người dân đứng từ xa dõi mắt về hướng công trường với vẻ dò xét, có người không giấu sự lo ngại nguy cơ những ngôi nhà xung quanh sẽ tiếp tục lún sụt.

Theo ghi nhận của  phóng viên, hiện khu vực quanh giếng này còn đến vài chục căn nhà bị lún, nứt mà theo người dân là do ảnh hưởng từ tiến trình thực hiện dự án. Chưa kể các trường hợp ở quận 1, quận 3 và Phú Nhuận, chỉ riêng phường 22, quận Bình Thạnh số nhà bị ảnh hưởng có đơn khiếu nại được  địa phương thống kê đã lên đến con số 72  nhà.. Trong đó, có khoảng 28 nhà bị hư hỏng và được nhà thầu bồi thường từ cuối năm 2005. Tuy nhiên, sau đó số  gia đình bị nứt nhà, lún nền càng tăng và nhà thầu không chịu bồi thường, vì cho rằng nằm ngoài bán kính 60 m tính từ tâm giếng nên không chịu trách nhiệm. Hiện nhiều căn nhà quanh khu vực này bị lún nặng, có nơi sâu gần 1 m nên mỗi khi trời mưa là ngập lênh láng.

Bạn,

Cũng theo  ghi nhận của phóng viên báo NLĐ, ngược về thượng nguồn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, nhiều công trường xây dựng thuộc gói thầu số 7 luôn là nỗi ám ảnh, bất bình của người dân. Tại một số giếng, hoạt động kích ống của nhà thầu vẫn diễn ra đều đều. Có nơi giếng xây xong, thu hẹp hàng rào rồi bỏ đó. Cũng không ít nơi, hàng rào chắn được dựng lên từ 2 năm nay vẫn còn nguyên đó mà bên trong cây cỏ mọc xanh, chẳng thấy bóng công nhân nào. Nhiều đoạn đường bị rào chắn làm công trường không còn chỗ lưu thông. Nhiều chỗ, bờ kênh bị trưng dụng xây dựng "lô cốt" phục vụ dự án không còn lối thoát nước khiến các khu dân cư quận 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh vốn khô ráo nay cứ mưa là ngập.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.