Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Một Bông Hoa Hồng Cho Giới Luật Sư

01/01/201809:30:00(Xem: 6956)

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Một Bông Hoa Hồng Cho Giới Luật Sư


blank

Trên quan điểm của mình, tôi không chấp nhận luật sư chỉ là cây cảnh, vật trang trí để cho cơ quan tư pháp sử dụng nhằm phô diễn nền dân chủ giả hiệu và càng không chấp nhận trở thành diễn viên để cùng hợp diễn vỡ tuồng dựng sẵn.

L. S. Huỳnh Văn Đông

 
Tuần rồi – bên bàn nhậu – tôi (lại) phải nghe một câu chuyện vui đã cũ, về giới luật sư:

Hàng rào phân cách giữa địa ngục và thiên đàng bị sụp. Thánh  Phê Rô đề nghị với Satan mỗi bên chịu một nửa chi phí để dựng lại nhưng “đối tác” lắc đầu quầy quậy. Ông thánh doạ:

- Vậy sẽ đưa ra toà.

Satan cười khẩy:

- Trên đó làm gì có luật sư? Họ ở cả dưới này mà.

 

Câu chuyện vừa kể có xuất xứ từ phương Tây. Dân Việt ưa chế riễu thầy bói, thầy bùa, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy ... nhưng thầy cãi thì không. Ở Việt Nam, luật sư là một nghề còn khá mới và chưa gây ra điều tiếng như những nơi khác. Đã thế, trong giới người này, không ít vị còn giữ được trọn vẹn tiết tháo khi đối mặt với cường quyền và bạo lực.

 

Đại Học Đông Dương khai giảng lần đầu vào năm 1907. Tác giả Trần Thị Phương Hoa (Institute for European Studies) cho biết thêm:

“Lần khai giảng thứ hai năm 1917 mở ra một hình thức mới cho trường - đó là mô hình bách khoa với nhiều trường kỹ thuật. Giai đoạn thứ ba từ 1932 đến 1945 khẳng định diện mạo của trường với ba thành tố: Trường Y, trường Luật và trường Khoa học.”

“Mặc dù trường đại học hạn chế số lượng thành viên, uy tín chuyên môn của Đại học Đông Dương tăng dần. Kể từ năm 1932, trường Y và trường Luật trở thành một phân hiệu của trường Y và Luật Paris.”

 

Không chỉ muộn màng, ngành luật học ở Việt Nam còn gặp rất nhiều trắc trở:

 

“Ngày 17-11-1950, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 158-SL, quyết định việc bổ sung cán bộ công nông vào ngạch thẩm phán và thăng bổ các thẩm phán toà án nhân dân huyện lên toà án nhân dân tỉnh…Từ đây, theo ông Vũ Đình Hòe: ‘các thẩm phán huyện, đa số là đảng viên cộng sản, chỉ qua lớp chính trị và nghiệp vụ’. Quan điểm lựa chọn thẩm phán chủ yếu 'đứng trên lập trường nhân dân’ của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng lâu dài đến nền tư pháp Việt Nam.” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập II. OsinBook, USA: 2012).

 

Muốn biết nó ảnh hưởng đến “nền tư pháp Việt Nam ra sao,” xin đọc thêm một đoạn văn khác – của một tác giả khác:

 

“Giữa trưa, Tiến, anh trung tá an ninh bây giờ thay Chí Hùng, đến báo tôi rằng Chính vừa bị bắt. Tôi nhăn mặt kêu lên: Sao đảng thích bắt người thế?

....

Hôm xử Chính tôi không ra đứng ở cổng toà mà đến Hồng Ngọc tối trước. Đang trò chuyện thì ông luật sư K. gia đình mời bào chữa cho Chính đi vào. Một cái bóng lúp xúp. Cụp vai, cúi đầu thì thào dăm ba câu, cái dáng sợ bị nghe trộm, nhòm trộm. Tuy nhớn nhác nhưng ông trung thực, trước sau chỉ khe khẽ chối (nhưng lại gắt): Tôi không cãi được… ý gia đình như thế thì không cãi được đâu. Hà, con gái cả Chính kêu lên: Thế thì im hả bác? Lúng túng giây lát ông luật sư lại gắt giọng nhưng vẫn thì thào: Không cãi được mà. Tôĩ hỏi thế nghĩa là gia đình nhận tội thì cãi được? Ông nói: Đã nhận thì cần gì cãi. Rồi lúp xúp đi ra. Ông biết trong bóng tối quanh đây đầy những con mắt lúc này đang theo đõi chặt. Rồi máy ghi âm. Có khi chụp ảnh nữa. Qua tư thế ọp ẹp, ông cố để lộ rõ ông đầu hàng Nhà nước.  (Trần Đĩnh. Đèn Cù II. Westminster, CA: Người Việt, 2014).

 

Giới luật sư ở miền Nam không thế. Họ không “nhớn nhác,” “lúp xúp,” “cụp vai” hay “thì thào” mà nói rất to (“bằng loa phóng thanh”) đàng hoàng để mọi người cùng nghe cho nó rõ:

 

“Vào ngày 23 tháng 4 năm 1977 Luật sư San đã dùng loa phóng thanh tuyên đọc bản ‘Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Việt Nam Khốn Cùng’ ngay trước bậc thềm Nhà Thờ Đức Bà – nơi có Công trường Kennedy ngay giữa trung tâm thành phố Sài Gòn.


Sự kiện này đã gây cho nhà nước cộng sản nổi giận điên cuồng đến độ họ đã ra tay truy bắt toàn bộ nhóm luật sư vào trại giam để thẩm vấn với những đòn trả thù đánh đập hành hạ đê tiện. Người lớn tuổi nhất trong nhóm, thì phải kể đến Luật Sư Vũ Đăng Dung, nguyên thủ lãnh Luật sư Đoàn Tòa Thượng Thẩm Huế, rồi đến các luật sư có tên tuổi khác như Triệu Bá Thiệp, Nguyễn Hữu Giao, v.v


Theo nhiều nhân chứng là các cựu tù nhân chính trị sống cùng trại giam như Đỗ Thái Nhiên, Vũ Ánh, Hồ Thành Đức cho biết, thì anh San đã bị đánh đập tra khảo dữ dội nhất – nhưng anh San vẫn giữ được thái độ hiên ngang kiên cường trước mặt đám người đã nặng tay hành hạ đối với bản thân mình. Và anh San đã bị giam giữ đến trên 10 năm trong nhiều trại tù khắc nghiệt nhất – cụ thể như trại giam số 4 Phan Đăng Lưu (tức Khám Lớn, Gia Định cũ), trại A20 ở Xuân Phước, Tuy Hòa.” [“Thương Tiếc Luật Sư Trần Danh San (1937 -2013)” – Đoàn Thanh Liêm].

 

blank

Nguồn phóng ảnh: pham-v-thanh.blogspot

 

Bạn đồng tù với Trần Danh San, tác giả Phạm Đức Nhì cho biết thêm:

“Sau khi cùng luật sư Triệu Bá Thiệp soạn thảo bản ‘Tuyên Ngôn Nhân Quyền Cho Những Người Việt Nam Khốn Cùng’, cả hai đã hẹn nhau đem loa phóng thanh đến Vương Cung Thánh Đường trịnh trọng tuyên bố trước bàn dân thiên hạ rồi tươi cười bước lên xe công an, đến số 4 Phan Đăng Lưu…ngồi tù... anh nhỏ nhẹ nói: “Phải cho thế hệ sau biết để các em, các cháu có thêm nghị lực, dũng khí đi tiếp con đường chúng ta đi.”

Tôi tin là Trần Danh San và Triệu Bá Thiệp đã gửi được thông điệp của họ cho thế hệ kế tiếp. Bước vào Thế Kỷ XXI, Việt Nam đã xuất hiện nhiều vị luật sư trẻ tuổi, tài năng, và dũng cảm: “ Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Võ An Đôn, Huỳnh Văn Đông, Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Nguyễn Bắc Truyển …”

Hiện tại Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Bắc Truyển đang bị giam dữ không có lý do, cũng không có ngày xét xử. Cường quyền và bạo lực, tuy thế, đã không trấn áp được lương tri. Sau khi Ban Chủ Nhiệm Đoàn Luật Sư Phú Yên xóa tên luật sư Võ An Đôn, “đã có hơn 100 luật sư ký tên phản đối vụ kỷ luật LS Võ An Đôn(*). Về sự kiện này, trang Thông Tin Đức Quốc có lời bình luận: “Một hiện tượng hiếm hoi trong xã hội Việt Nam hôm nay.”

blank

 
Sự thực thì “hiện tượng” vừa nêu cũng không hiếm hoi gì lắm. Khi mặt trận truyền thông của chính phủ hiện hành chưa vỡ thì thông tin được bịt kín, thế thôi. L.S Nguyễn Hữu Thống vừa cho biết thêm:

“Sau khi Cộng Sản cướp chính quyền tại Miền Nam để thiết lập chế độc tài đảng trị, trong vòng 2 năm, từ 1975 đến 1977 có ít nhất 14 luật sư đã tuẫn tiết hay bị giam giữ. Luật Sư Trần Chánh Thành đã quyên sinh không chịu khuất phục bạo quyền, Các vị khác đã đứng lên tố cáo Nhà Cầm Quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền và những quyền tự do căn bản của người dân.



Cuối năm 1975, trong vụ án Vinh Sơn, Luật Sư Nguyễn Khắc Chính bị kết án tù chung thân về tội ‘âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’.

Qua năm 1976, Luật Sư Trần Văn Tuyên, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn Saigon đã tuẫn tiết tại trại cải tạo Hà Tây. Sau đó, 3 người con trai Trần Vọng Quốc, Trần Tử Thanh và Luật Sư Trần Tử Huyền đã bị kết án 12 năm, 5 năm và 3 năm về tội ‘tuyên truyền chống chế độ’. Đồng thời Luật Sư Thủ Lãnh Lý Văn Hiệp đã bị kết án 12 năm tù cũng về tội này. Ngoài ra, các Luật Sư Nguyễn Quý Anh và Nguyễn Hữu Doãn cũng bị giam 18 tháng về tội giả tạo nói trên...”

Thảo nào mà ở Việt Nam người ta ưa chế riễu thầy bói, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy ..., và cả thầy thuốc nữa nhưng thầy cãi thì không. Ở đất nước này giới luật sư được tôn trọng, và họ quả xứng đáng.

 

Tưởng Năng Tiến

 

(*) DANH SÁCH LUẬT SƯ KÝ TÊN, ỦNG HỘ “KIẾN NGHỊ XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT ĐỐI VỚI LUẬT SƯ VÕ AN ĐÔN” ĐỀ NGÀY 10/12/2017 GỬI BAN THƯỜNG VỤ LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM:

1. LS Trịnh Vĩnh Phúc - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
2. LS Trần Quang Thắng - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
3. LS Đặng Trọng Dũng - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh

4. LS Trần Bá Học - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
5. LS Nguyễn Văn Miếng - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
6. LS Phạm Tất Thắng - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
7. LS Đặng Đình Mạnh - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
8. LS Trần Hồng Phong - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh

9. LS Nguyễn Thị Dạ Thảo - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
10. LS Đồng Hữu Pháp - Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên - Huế
11. LS Lê Văn Luân - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
12. LS Ngô Anh Tuấn - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
13. LS Nguyễn Hà Luân - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
14. LS Lưu Vũ Anh - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
15. LS Lê Văn Hòa - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
16. LS Hoàng Ngọc Giao - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
17. LS Trần Vũ Hải - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
18. LS Phan Thị Lan Anh - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
19. LS Nguyễn Hoàng Trung - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
20. LS Hà Huy Sơn - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
21. LS Ngô Ngọc Trai - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
22. LS Trần Anh Tùng - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
23. LS Nguyễn Phan Long - Đoàn Luật sư TP. Cần Thơ
24. LS Nguyễn Hòa - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
25. LS Trần Văn Sỹ - Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long
26. LS Trương Công Cường - Đoàn Luật sư tỉnh Kiên Giang
27. LS Nguyễn Khả Thành - Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên
28. LS Phạm Văn Tuyên - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
29. LS Nguyễn Văn Kỷ - Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên - Huế
30. LS Lê Mạnh Hùng - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
31. LS Nguyễn Thạch Thảo - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
32. LS Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
33. LS Nguyễn Văn Từ - Đoàn Luật sư tỉnh Tây Ninh
34. LS Trần Hà Xuân Phong - Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp
35. LS Lê Quang Hiến - Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
36. LS Trần Văn Đức - Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng
37. LS Khương Đình Tiến - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
38. LS Nguyễn Hữu Trung - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
39. LS Lê Xuân Hậu - Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương
40. LS Nguyễn Minh Anh - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
41. LS Nguyễn Trần Chiêu Dương - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
42. LS Lê Quang Vũ - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
43. LS Trần Đăng Sỹ - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
44. LS Nguyễn Ngọc Tuấn - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
45. LS Trần Trung Thuận - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
46. LS Man Đức Vương - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
47. LS Hồ Minh Kính - Đoàn Luật sư tỉnh Bình Định
48. LS Nguyễn Tiến Dũng - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
49. LS Trần Dũng - Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau
50. LS Nguyễn Văn Đồng - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
51. LS Phạm Dũng - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
52. LS Dương Vĩnh Tuyến - Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước
53. LS Đinh Quốc Dũng - Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai
54. LS Đỗ Xuân Hiệu - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
55. LS Cao Tiến Đạt - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
56. LS Phạm Xuân Thọ - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
57. LS Lê Văn Hồi - ĐoànLuật sư TP. Hà Nội
58. LS Phan Thị Sánh - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
59. LS Nguyễn Vượng Hải - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
60. LS Nguyễn Hữu Phúc - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
61. LS Bùi Thanh Bình - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
62. LS Ngụy Thành Thắng - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
63. LS Phạm Thùy Dung - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
64. LS Trần Thùy Chi - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
65. LS Nguyễn Thị Mỹ Uyên - Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
66. LS Văn Minh Nam - Đoàn Luật sư tỉnh Lào Cai
67. LS Trần Văn Đạt - Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận
68. LS Nguyễn Anh Vân - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
69. LS Lê Thanh Tuấn - Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An
70. LS Đỗ Phú Kim - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
71. LS Đào Thị Lan Anh - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
72. LS Lê Ngọc Luân - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
73. LS Hoàng Xuân Sơn - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
74. LS Nguyễn Văn Thành - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
75. LS Nguyễn Văn Kiệm - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
76. LS Trần Đình Dũng - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
77. LS Đỗ Thành Nhân - Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng
78. LS Lương Tống Thi - Đoàn Luật sư tỉnh An Giang
79. LS Trần Việt Hùng - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
80. LS Nguyễn Duy Bình - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
81. LS Phạm Văn Tuấn - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
82. LS Trần Hữu Kiển - Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre
83. LS Nguyễn Thanh Sơn - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
84. LS Nguyễn Ngọc Bảo Chi - Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk
85. LS Trần Đình Đại - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
86. LS Phạm Văn Thọ - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
87. LS Phạm Thanh Tùng - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
88. LS Ngô Đình Thuần - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
89. LS Bùi Minh Bằng - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
90. LS Nguyễn Thị Ninh Hòa - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
91. LS Lê Minh Châu - Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau
92. LS Giã Hoàng Nhựt - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
93. LS Hoàng Cao Sang - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
94. LS Trần Công Ly Tao - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
95. LS Đinh Văn Thảo - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
96. LS Hoàng Nguyên Bình - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
97. LS Nguyễn Hồng Lĩnh - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
98. LS Lê Văn Hoan - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
99. LS Nguyễn Minh Thuận - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
100. LS Phạm Công Út - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
(Gồm 100 luật sư tham gia ký tên và ủng hộ - Đợt 1) 

Nguồn: TS Nguyễn Xuân Diện

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.