Hôm nay,  

2 Con Giáp

1/19/201700:00:00(View: 6645)

Email trong nhóm ở sở của Hùng năm nào cũng rôm rả lời chúc tụng khi năm mới đang đến. Nhóm của Hùng cũng độ hơn 60 người. Tính theo màu da thì nhóm có 3 sắc dân chính: da trắng, Ấn Độ và Á Châu (nghĩa là Trung Hoa và Việt Nam).

Năm Tây thì chúc Happy New Year. Năm ta thì chúc Happy New Lunar Year. Cứ thế thì chẳng có gì để phải nói. Có lần vào dịp năm ta, có bạn đồng nghiệp da trắng gửi ra lời chúc “Happy Tet” đến mọi người trong nhóm. Thế là emails bắt đầu "xẹc" qua, "xẹc" lại.

Chẳng là vì các đồng nghiệp người Hoa, hoặc gốc Hoa, lúc nào cũng muốn toàn thế giới xem là ngoài lời chúc Happy Lunar New Year, thì chỉ có Happy Chinese New Year mới đúng là chính thống!

Gặp mấy anh bạn người Việt, hoặc gốc Việt, lại cứ tỉnh bơ vờ đi cái "chính thống" và cứ… “Happy Tet” với tất cả đồng nghiệp nam thanh, nữ tú trong sở.

Phải nói là trong tương quan Mỹ-Việt trong cái xui lại có cái may. Qua vụ Tết Mậu Thân 1968, sử sách và báo chí của Mỹ ghi là Tet Offensive, thì chữ Tet đã "tự động" dính liền với những ngày đầu năm âm lịch của người Việt.

Theo kiểu nói của phe ta, thì "xương máu lắm" chữ Tet (=Tết) mới đi vào lịch sử của xứ cờ hoa. Và mấy anh Chinese có muốn áp đặt cái Chinese New Year làm "mẫu mực" thay cái Tết của Việt Nam tại Mỹ thì cũng... No way, José!

Giữa những emails nhắc khéo các "ưu việt" của Trung Hoa lại có anh bạn trẻ Việt Nam “ngu ngơ” gửi email chào đón: Welcome to America, folks. This is the land of the free and the home of the brave!

Bằng một message giản dị, anh bạn trẻ đã "vỗ” nhẹ một cú vô mặt mấy người anh em nước lớn: Ở xứ Mỹ này, giá trị chẳng nằm nơi vài ngàn năm văn hiến hay nước lớn, nước bé gì cả. Mà nơi đây giá trị là tự do và can đảm, mấy bạn!

Message “chào mừng” kiểu này làm mấy anh bạn Chinese bị khựng. Các anh này nếu có bực mình và khiếu nại với human resources (phòng nhân viên) của sở thì cũng chẳng làm được cái thể… chế gì cả vì câu nói đó là một phần trong bài quốc ca của Hoa Kỳ.

Nhưng sure là các anh gốc Đại Hán, kiểu chauvinism nước lớn, thì dễ cảm thấy như bị móc họng. Thì… So, what? Bên Mỹ này, trong sở làm, mới nhìn thì xem ra như rất tự do, ai muốn làm gì thì làm. Nhưng "coi dzậy mà không phải dzậy" vì mạng nào làm bậy, thì được "dìu" (escort) ra khỏi sở ngay và... Do not come back!

Ở lục địa bên kia bờ Thái Bình Dương, có là con ông Tập, hay cháu ông Mao gì gì đi nữa, thời qua đến Mỹ này cũng phải vào khuôn vào phép "get in line"! Thành ra dần dần người Á Châu hay Ấn Độ vào đến Mỹ, và đi làm ở đây thì cũng đều phải "vô hàng ngay ngắn" cùng với dân bản xứ.

Làm việc bận rộn có quên đi, thì thời gian vẫn cứ trôi qua. Cứ hết một chu kỳ thời gian thì lại có năm mới. Và có… Tết! Rồi thì ai reo “Happy Tet”, hay ai réo “Happy Chinese New Year” thì trong một… “land of the free” đều được lắng nghe hết cả.

Nhưng lâu lâu cũng có trục trặc như lần Tết rơi vào năm "Mẹo". Lần đó có anh chàng da trắng nào đó tò mò hỏi: Năm nay là năm con gì vậy?

Trường phái Tết thì trả lời là Year of the Cat - Năm con Mèo.

Trường phái Chinese New Year thì Year of the Rabbit - Năm con Thỏ.

Lúc đó, mới đi lục tìm, thì thấy trong 12 con giáp, giữa Việt và Hoa có 2 con giáp khác nhau. Việt Nam gọi là Sửu/Trâu (Buffalo) và Mẹo/Mèo (Cat). Và Trung Hoa thì gọi là Bò (Ox) và Thỏ (Rabbit).

Emails qua lại một hồi về 2 con giáp này, tới lúc có một anh gốc Hoa giả ngây dự đoán rằng không chừng người Việt thời xưa không rành chữ Hán nên “đọc lộn” chữ Thỏ thành chữ Mèo, chữ Bò thành chữ Trâu?!

Phe “Happy Tet” bị khựng vì cũng không biết "trả đòn" như thế nào. Còn phe "Chinese New Year" thì được thể, xem chữ Hán chính gốc Tàu mới là tiêu chuẩn!


Xưa nay anh bạn Hùng vẫn hay im lìm ngồi làm việc trong góc. Vẫn đọc những emails này nhưng anh chưa bao giờ ý kiến. Có điều anh không khoái mấy màn nước lớn, ỉ đông bắt nạt người khác. Nên lần đó anh phá lệ lên tiếng:

"Guys, lúc xưa người Việt Nam dùng chữ Hán. Mọi liên lạc văn thư ngoại giao giữa Trung Hoa và Việt Nam đều dùng chữ Hán. Nên cho rằng người Việt thời đó hiểu sai chữ Thỏ thành chữ Mẹo thì đúng là chẳng biết gì cá!

Người Việt không chối cãi cái hay của văn minh Trung Hoa, và cần phải học hỏi, phải áp dụng. Nhưng, well, Việt Nam vẫn phải là Việt Nam và không thể hoàn toàn giống hệt Trung Hoa.

Nên, dù vẫn sử dụng hệ thống lịch của người Hoa sáng chế, người Việt xa xưa đã cố ý biến đổi 2 con giáp từ Bò (Ox) sang Sửu/Trâu (Buffalo) và Thỏ (Rabbit) sang Mẹo/Mèo (Cat) để khỏi hoàn toàn giống Tàu."

Anh bạn Hùng này còn đưa ra thêm một số sự kiện lịch sử: Thời xưa, người Trung Hoa thì để tóc bím (pigtail), người Việt quấn tóc quanh đầu. Người Trung Hoa có răng trắng. Thì người Việt nhuộm răng đen.

Không phải vì không biết đến mỹ thuật, không biết phân biệt đẹp hay xấu. Nhưng nhu cầu sống còn của người Việt để không bị Trung Hoa đồng hóa đã khiến người Việt phải thực hiện những biện pháp cực đoan này. Chỉ để người Việt K-h-ô-n-g G-i-ố-n-g người Trung Hoa!

Còn là bực thầy trong tuyên truyền, người Việt đã “tẩy não” con cháu qua nhiều thế hệ bằng những câu răn dậy: Thừa con mới gả cho phường trắng răng (Only allow “spare” daughters to get married with “white teeth thugs.”)

Khi nghe nói tới những biện pháp "dữ dằn" như trên, được áp dụng truyền đời từ thế hệ này qua thế hệ khác, thì có ngu nhất cũng phải hiểu là bằng mọi giá người Việt quyết tâm duy trì bản sắc (identity) của mình. Và Việt là phải khác với Tàu!

Theo như trình bày của bạn Hùng này thì rõ ràng là từ thời xa xưa mấy "brave men" người Việt biết rõ là họ muốn làm gì khi sửa 2 con giáp Bò (Ox) thành Sửu/Trâu (Buffalo) và Thỏ (Rabbit) thành Mẹo/Mèo (Cat).

Cho nên trận đấu võ mồm trong một không gian ảo về "2 con giáp" đã đi vào chung cuộc: Hey, mấy bạn, Tàu là nước lớn nhưng còn lâu mới "xóa xổ" được Việt Nam tụi tôi. Got it?!

Vì chuyện 2 con giáp này, cả nhóm Việt trong sở gọi đùa anh bạn Hùng này là "Vietnamologist"! Thực tình thì anh bạn Hùng cũng chỉ ghi lại những gì bạn ta nghe được từ người lớn tuổi.

Tưởng đâu sự việc này chỉ được quan tâm nhiều bởi 2 nhóm Việt-Hoa, ngờ đâu vài ngày sau, có một anh chàng tên James, tóc vàng, làm ở building khác tìm đến chỗ anh bạn Hùng và rủ đi ăn trưa. James cho biết anh đã forwarded những emails vừa qua đến người cha của anh. Cha của James đã từng tham chiến tại Việt Nam và vẫn quan tâm đến Việt Nam. Ông nhờ James nói lời cám ơn đến anh bạn Hùng vì đã giúp ông hiểu thêm chút ít về người Việt Nam.

***

Nhiều năm đi qua. Và anh bạn Hùng từ lâu cũng không còn làm việc tại sở cũ. Hùng cũng mất liên lạc với James và cha của James từ vài năm trước. Mất liên lạc với những người bạn dễ mến như thế cũng là điều không vui. Nhưng nhiều khi như thế cũng là một điều hay cho Hùng.

Vì nhân dịp xuân về, sau lời chúc Happy Tet, nếu như ông thân của James có hỏi Hùng tại sao Việt Nam ngày nay lại đang đánh mất bản sắc bất khuất của mình trước việc khấu tấu và tùng phục Bắc Kinh, một thứ Đại Hán tân thời, thì thực sự Hùng cũng không tìm được câu trả lời.

Trần Thi – Ngày 12, tháng 1, 2017

San Jose, trước thềm năm Đinh Dậu

NOTE: Tác giả Trần Thi cũng hay góp mặt trên đặc san Lâm Viên online tại www.dslamvien.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.