Hôm nay,  

Obamacare: Đe Dọa Mới!

16/12/201400:00:00(Xem: 11188)

...khiến nước Mỹ sẽ thiếu nhà thương, thiếu bác sĩ, thiếu thuốc men...

Tin thời sự đáng kể tuần này là chuyện ông Jonathan Gruber ra điều trần trước quốc hội về Obamacare. Các nghị sĩ Dân Chủ mạt sát, bôi bác thậm tệ, tìm để cách hạ uy tín ông, trong khi các nghị sĩ Cộng Hòa ngồi cười ruồi.

Chuyện gì vậy? Ông Gruber này là ai? Một đoạn phim video được tung ra cách đây mấy năm trên truyền hình cho thấy bà Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Viện khi Dân Chủ còn nắm đa số, quảng cáo “Obamacare đã được giáo sư đầy uy tín Jonathan Gruber giúp phác họa”. Ủa, phe ta mà? Sao bây giờ lại bị mạt sát?

Ông Jonathan Gruber là giáo sư kinh tế đại học trứ danh Massachusetts Institute of Technology (MIT). Ông là một trong những chuyên gia, luật gia, bác sĩ tham gia “vẽ” ra Obamacare. Nhưng vai trò ông trội hơn cả (lãnh nửa triệu đô một năm) vì ông là tác giả Romneycare, là luật áp đặt bảo hiểm y tế toàn dân Massachusetts của ông Mitt Romney khi ông này còn làm Thống Đốc tiểu bang này. Đây là tiểu bang duy nhất có luật này, và TT Obama đã lấy đó làm mô hình cho Obamacare mặc dù đã sửa đổi rất nhiều.

Với tư cách giáo sư chuyên gia, dĩ nhiên ông đã đi nói chuyện, thuyết trình rất nhiều nơi. Nói rất nhiều, như tất cả các giáo sư. Ông nói gì ít người biết. Cho đến bây giờ. Cách đây ít lâu, một loạt phim video quay các cuộc nói chuyện của ông bị tiết lộ ra trên mạng. Những điều GS Gruber nói nổ tung ra như bom nguyên tử trên chính trường Mỹ, khiến Nhà Nước Obama luống cuống, không biết nói gì, giải thích làm sao nữa.

Dưới đây là vài phát biểu của GS Gruber.

GS Gruber khẳng định nhóm chuyên gia và chính quyền Obama biết rõ nếu luật Obamacare được viết một cách trung thực, sáng tỏ để tất cả mọi người hiểu rõ, thì sẽ không có cách nào được quần chúng chấp nhận và được quốc hội thông qua. Do đó, những người viết luật, trong đó ông đóng vai trò quan trọng, đã phải che dấu, lươn lẹo, nói láo, viết úp mở,… để hy vọng luật được chấp nhận và thông qua. Ông nói huỵch tẹt “có thể gọi đó là lợi dụng sự ngu xuẩn của cử tri (“the stupidity of the voters”, danh từ của GS Gruber!), hay gì gì cũng được, nhưng trên căn bản, đó là cách thiết yếu để có thể thông qua luật này”.

Nói về thuế gọi là “Cadillac tax” trong Obamacare là một phụ phí trên loại bảo hiểm tốt nhất, đắt nhất, GS Gruber nói thẳng: nó được thông qua vì dân Mỹ “quá ngu để có thể hiểu được nó là cái gì” (“too stupid to understand what it is”).

Những buổi nói chuyện của GS Gruber được thu lại trên 7 cuộn băng video, trong đó còn rất nhiều nhận định và tiết lộ động trời, vượt xa khuôn khổ bài báo này.

Những lời thú nhận xanh rờn của GS Gruber chỉ phản ánh thái độ trịch thượng, mục hạ vô nhân tiêu biểu của giới trí thức cấp tiến, coi cả thiên hạ đều “ngu xuẩn”. Những lời thú nhận đó đã gây chấn động dư luận. Phe đối lập Cộng Hoà mau mắn nhẩy lên tố cáo Obamacare được xây dựng trên một núi hứa cuội và nói láo. Phe ta bối rối chống đỡ. Bà Nancy Pelosi tuyên bố không biết ông Gruber này là ai, chỉ là tên vô danh tiểu tốt nói bá láp, bỏ qua đi. Cho đến khi đoạn phim cũ bị đưa lên TV lại thì mới đành im. Càng bối rối thêm. Nhất là khi GS Gruber bị lôi ra trước quốc hội điều trần.

Và phe ta quyết định đánh trống lảng: tung phúc trình “tội ác của Xịa” ra để khỏa lấp (ta sẽ bàn chuyện này tuần sau). Truyền thông tràn ngập “tội ác của Xịa”, không ai nhắc đến GS Gruber và sự “ngu xuẩn” của cử tri Mỹ nữa. Chiến dịch khỏa lấp đại thành công nhờ hô sơ tra tấn của CIA.

Qua những tiết lộ của GS Gruber, những ai cho đến bây giờ vẫn tung hô Obamacare, chết đứng ngây người, chưng hững khi khám phá mình đã gân cổ lên cổ võ cho Obamacare trong khi chính quyền Obama coi họ là “ngu xuẩn”.

Cái điều có lẽ đáng bực mình hơn cả là ông Gruber này nói… đúng sự thật! Obamacare đã cố tình được xào nấu, hay tô son vẽ phấn một cách thật phức tạp, thật cầu kỳ, thật khó hiểu, để lợi dụng sự “ngu xuẩn” của thiên hạ. Cả hơn 20.000 trang, ai đọc được, ai hiểu được?

Giờ này đây, sau khi Obamacare đã được áp dụng cả năm trời, có bao nhiêu người mua Obamacare hiểu rõ mình đã mua cái gì? Được hưởng cái gì? Cuối cùng, nếu có chuyện gì xẩy ra thì sẽ tốn bao nhiêu tiền?

Mới đây, Việt Báo đăng tin một người tỵ nạn mua Obamacare loại “đồng” –bronze- rẻ nhất, có 30 đô một tháng, để rồi khi bị bệnh thì mới ngã ngửa ra là mình phải è cổ đóng cả 500 đô mỗi lần đi khám bác sĩ. Quý vị không đọc nhầm đâu: năm trăm đô một lần khám. Khi TT Obama quảng bá cho Obamacare có nói rõ chuyện này không?

Ở đây, ta nhớ lại một vài chuyện che dấu, lươn lẹo, nói láo về Obamacare được GS Gruber bật mí.

1. Theo Obamacare, không mua bảo hiểm sẽ bị đóng phạt. Ra trước Tối Cao Pháp Viện, bị phán đây đúng là một sắc thuế mới. GS Gruber tiết lộ những người viết luật cũng hiểu rõ ngay từ đầu đây là thuế, nhưng nếu gọi là thuế thì sẽ không có hy vọng được chấp nhận và thông qua quốc hội, nên bắt buộc phải che dấu, gọi là tiền phạt. Họ chỉ không ngờ là TCPV đã lật tẩy họ quá rõ ràng.

2. TT Obama nhắc đi nhắc lại “những ai muốn giữ bảo hiểm cũ, bác sĩ cũ, đều có thể giữ, không có gì thay đổi”. Năm ngoái, hàng triệu người bất ngờ khám phá ra họ sẽ bị mất bảo hiểm cũ, bác sĩ cũ. Sóng thần phẫn nộ nổi lên ào ào khiến TT Obama phải dùng quyền Hành Pháp ra lệnh rời ngày áp dụng Obamacare lại. Theo tiết lộ của GS Gruber, những người viết luật biết rõ từ đầu sẽ có xáo trộn lớn, thay đổi hãng bảo hiểm, nhà thương bác sĩ, trái với khẳng định của TT Obama, nhưng dĩ nhiên không thể nói ra được.

3. TT Obama hứa hẹn với Obamacare, chi phí y tế sẽ giảm trung bình 2.500 đô một năm cho mỗi gia đình. Dĩ nhiên chỉ có những đệ tử trung kiên nhất của Đấng Tiên Tri mới tin chuyện phản toán học này. Hàng chục triệu người tham gia vào “thị trường” y tế, trong đó có cả trăm ngàn người bị bệnh nặng như AIDS, ung thư,... chữa trị cực kỳ tốn kém, và hàng triệu người mới có bảo hiểm lần đầu, khiến nước Mỹ sẽ thiếu nhà thương, thiếu bác sĩ, thiếu thuốc men, với áp lực của luật cung cầu về nhu cầu y tế, làm sao chi phí y tế có thể giảm như TT Obama khẳng định được. GS Gruber tiết lộ trong một phúc trình cho cựu Thống Đốc Wisconsin Jim Doyle năm 2010 là 90% những người mua bảo hiểm riêng không qua bảo hiểm của sở làm, sẽ thấy chi phí bảo hiểm tăng trung bình 41%. Thực tế, chi phí y tế đã gia tăng đồng loạt từ hai năm qua và sẽ còn tiếp tục gia tăng đều đặn. Như báo NYT đã đăng, sẽ tăng thêm 20% vào năm 2015. Một thăm dò mới nhất của Gallup cho thấy trong khối “trung lưu” với lợi tức từ 30.000 tới 75.000 đô, trong 10 người có bệnh, đã có tới 4 người trì hoãn đi bác sĩ hay nhà thương vì chi phí quá cao.

Những tiết lộ trên của GS Gruber khiến chính quyền Obama bối rối và nhiều người bực mình, nhưng thật sự không đe dọa sự tồn vong của Obamacare. Nhưng có một tiết lộ thật nguy hiểm trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Obamacare.

Trên căn bản, Obamacare trợ cấp tiền mua bảo hiểm cho những người dưới mức lợi tức nào đó. Trợ cấp này có thể nói là nền tảng của Obamacare, ngưng trợ cấp này là Obamacare xụp đổ toàn diện. Đóng cửa tiệm mà không cần quốc hội biểu quyết thu hồi.

Cho đến nay, hàng triệu người đã lãnh trợ cấp này. Nhưng mây đen đang kéo tới. Trợ cấp đang bị thưa và nằm trong hồ sơ của Tối Cao Pháp Viện sẽ xét xử mùa hè năm tới.

Theo luật được thông qua bởi quốc hội và ký bởi TT Obama, chỉ có những người mua bảo hiểm y tế qua hệ thống phối hợp của tiểu bang (State exchange) mới có quyền xin và hưởng trợ cấp. Trong khi đó, chỉ có 13 tiểu bang đã thiết lập hệ thống phối hợp tiểu bang. Tại 37 tiểu bang không có trung tâm này, thiên hạ phải mua bảo hiểm qua hệ thống phối hợp của liên bang (Federal exchange), tức là không được trợ cấp. Dù vậy chính quyền Obama vẫn trợ cấp cho họ, trái với luật.


Chính quyền Obama giải thích luật có ý trợ cấp cho giới lợi tức thấp, bất kể mua bảo hiểm qua hệ thống tiểu bang hay liên bang, chẳng qua chỉ là “sơ xuất” khi viết luật.

TCPV sẽ cứu xét, nếu phe khởi kiện thắng, tức là Nhà Nước đã vi phạm luật. Khi đó thì Nhà Nước có hai lựa chọn. Một là sửa luật. Nhưng việc sửa luật coi như sẽ khó thành khi khối Cộng Hoà chống Obamacare đã nắm Hạ Viện, qua năm tới, nắm cả Thượng Viện luôn. Hai là ngưng trợ cấp những người mua Obamacare qua liên bang. Mà bỏ trợ cấp thì Obamacare sẽ xụp đổ.

Vấn đề ở đây có vẻ như là một sơ xuất khi viết luật, đúng như chính quyền Obama bào chữa, do khả năng yếu kém của cái rừng công chức, luật sư, chuyên gia tham gia vào việc này.

Nhưng GS Gruber cho biết sự thật trong hậu trường Obamacare: không phải các chuyên gia yếu kém về kỹ thuật viết luật, mà họ cố tình mập mờ đánh lận.

Trong một đoạn phim mới được tiết lộ, GS Gruber giải thích: “nếu một tiểu bang không chịu thiết lập trung tâm phối hợp thì dân của tiểu bang đó sẽ phải mua bảo hiểm qua trung tâm của liên bang và như vậy sẽ không được trợ cấp”. Không thể nào rõ ràng hơn và hoàn toàn không phải là sơ xuất viết nhầm luật. Trong tất cả các tiết lộ của ông Gruber, đây mới thực sự là điểm quan trọng vì nó có thể giết Obamacare.

Với sự khẳng định của GS Gruber, người “vẽ” ra Obamacare, TCPV khó có thể chấp nhận lời biện giải của chính quyền Obama để coi như đó là một sơ xuất nhỏ, trái lại GS Gruber đã xác nhận đây quả là một điều luật được cố tình viết ra để ép các tiểu bang phải thiết lập trung tâm phối hợp để dân lợi tức thấp có thể được trợ cấp, bớt một phần gánh nặng cho liên bang. Đúng là nếu mua bảo hiểm qua hệ thống liên bang thì sẽ không được trợ cấp. Nếu TCPV bắt Nhà Nước Obama phải tôn trọng luật và ngưng trợ cấp, hay bắt sửa luật, thì coi như Obamacare đã bị lên án tử hình.

Thực tế chính trị Mỹ, Cộng Hoà không đủ phiếu để thu hồi Obamacare. Chỉ có thể hy vọng sửa đổi một vài điều luật với sự đồng ý của một số TNS Dân Chủ.

Nhưng với vấn đề trợ cấp được GS Gruber nói trắng ra, rất có thể TCPV sẽ làm một chuyện mà CH không làm được: giết Obamacare. Tất cả sẽ tùy thuộc vào cách TCPV nhìn vấn đề: sơ xuất khi viết luật hay luật được cố ý viết như vậy.

Thật ra, những trái bom GS Gruber tung ra không có gì mới lạ. Báo phe ta New York Times nhìn nhận GS Gruber nói không sai sự thật, chỉ là vụng về tiết lộ sự thật về cách làm việc của những người làm luật Obamacare.

Điều mới lạ là những thú nhận của GS Gruber, một tác giả chính đã “vẽ” ra Obamacare, xác nhận rõ hơn bao giờ hết Obamacare là một chuỗi nói láo để lừa thiên hạ, từ những người thiếu hiểu biết mê bánh vẽ, đến cả các dân biểu nghị sĩ quốc hội Mỹ chỉ lo đếm phiếu.

Những lời thú nhận của GS Gruber sẽ gia tăng bất mãn và chống đối Obamacare. Dù sao, nghe ông Gruber chửi thiên hạ “ngu xuẩn”, chắc TT Obama đang nghĩ chính cái ông đại giáo sư nói nhiều này mới là “ngu xuẩn”, bật mí bí mật quốc gia! Giải thích tại sao các đồng chí Dân Chủ nhẩy nhổm lên sỉ vả ông Gruber tuần qua tại Thượng Viện.

* * *

Obamacare chỉ là một bước đầu trong tiến trình “xã hội chủ nghiã hoá” hệ thống y tế mà Mỹ gọi là “socialization of the healthcare system”, thiết lập một hệ thống y tế theo mô hình xã hội chủ nghiã Âu Châu.

Vẫn có nhiều người chất vấn “hệ thống Âu Châu với tất cả mọi dịch vụ y tế như vào nhà thương mổ xẻ chữa trị, đi bác sĩ, mua thuốc đều miễn phí hay đều có giá rất thấp, như vậy tốt chứ sao?” Những người này quên một vài điều kiện để có được hệ thống này:

- Dân Âu Châu đóng thuế trung bình là một nửa tiền lương mới có được bảo hiểm y tế bắt buộc và chữa trị miễn phí, điều mà dân Mỹ sẽ không bao giờ chấp nhận khi mà giới trung lưu chỉ đóng thuế trung bình vào khoảng 10%-15% lương, và 40% giới lợi tức thấp không đóng một xu thuế nào. Câu hỏi cho những người hoan nghênh mô hình Âu Châu: họ có chịu đóng thuế một nửa lương của họ không để giúp cả nước đi nhà thương miễn phí không?

- Ở Mỹ, các cụ muốn đi soi ruột chỉ cần lấy hẹn vài ba ngày là có. Dân Âu Châu muốn đi nhà thương thử nghiệm hay mổ xẻ gì cũng phải chờ dài người, có khi hàng tháng, có khi cả năm, nếu không phải là dịch vụ ưu tiên, khẩn cấp, tính mạng bị đe dọa. Những người hoan nghênh Obamacare có chấp nhận kiên nhẫn chờ cả tháng, cả năm khi ốm đau không?

Một số người lợi tức thấp lãnh Medicaid, hay các cụ lãnh Medicare sẽ nhún vai, cho rằng chuyện Obamacare chẳng liên hệ gì đến họ, nên họ hoan nghênh hết mình, vì đó là luật có tính nhân đạo, giúp cho cả chục triệu người có được bảo hiểm y tế và được chữa trị, lại trợ cấp cho người nghèo có tiền mua bảo hiểm nữa.

Họ quên mất với sự tham gia vào thị trường bảo hiểm của cả chục triệu người, đại đa số sẽ nằm trong hạng nhận Medicaid và Medicare, hai cái bánh này trong tương lai sẽ có thêm rất nhiều người ăn, mỗi miếng tất nhiên sẽ nhỏ đi không ít (chưa kể cả triệu di dân Nam Mỹ mới được hoãn trục xuất cũng sẽ được chia sẻ Medicaid và Medicare).

Một cách cụ thể, tiền Nhà Nước bồi hoàn cho các bác sĩ qua một giá biểu do Nhà Nước độc quyền ấn định sẽ bị cắt giảm, từ đó, sẽ có nhiều bác sĩ từ chối bệnh nhân với Medicaid và Medicare. Chưa kể Nhà Nước sẽ giới hạn những thử nghiệm mà bác sĩ cho là cần thiết vì nhu cầu chẩn mạch cũng như vì nhu cầu đề phòng bị thưa kiện nếu xẩy ra tai nạn. Quý độc giả có thể hỏi các bác sĩ của mình xem những điều này có đúng không.

Mà bớt bác sĩ thì hậu quả dĩ nhiên ai cũng thấy là bệnh nhân sẽ chờ mệt nghỉ để lấy hẹn, rồi khi có hẹn thì chờ dài người tại phòng mạch.

Hiện tượng từ chối Medicaid và Medicare này có lẽ không thấy rõ lắm trong cộng đồng người Việt tỵ nạn vì hầu hết các bác sĩ Việt vẫn nhận cả hai loại bảo hiểm, vì đại đa số bệnh nhân tỵ nạn rơi vào hai khối này, nếu từ chối nhận Medicaid và Medicare sẽ chẳng còn bao nhiêu khách hàng. Phần lớn bác sĩ Việt có phòng mạch đều là bác sĩ tổng quát, việc cắt giảm tiền bồi hoàn không bao nhiêu, đồng thời cũng không có nhu cầu thử nghiệm rắc rối tốn tiền như các bác sĩ chuyên môn.

Trong tình trạng này, nhiều người Việt hoan nghênh Obamacare cũng là chuyện đương nhiên vì chưa thấy có vấn đề gì, cho dù các bác sĩ Việt hơi buồn. Nhưng đối với đa số dân Mỹ, họ đã gặp vấn đề. Tình trạng bác sĩ từ chối nhận Medicaid và Medicare ngày một lan rộng, đưa đến thiếu bác sĩ, phải chờ lấy hẹn lâu đang lan rộng. Đó là lý do tại sao tỷ lệ chống Obamacare theo thăm dò mới nhất đã leo lên mức kỷ lục là 58%, phần lớn là trung lưu.

Obamacare là một bộ luật cực lớn và cực phức tạp, nhưng lại được thảo và đưa qua quốc hội thật gấp rút, bằng mọi giá, kể cả lừa dối, để kịp thông qua khi đảng Dân Chủ còn nắm quyền tại Tòa Bạch Ốc và cả lưỡng viện. Trong tương lai sẽ còn nẩy sinh ra nhiều vấn đề.

Chẳng hạn như mới đây, thượng nghị sĩ Chuck Schumer của Nữu Ước, nhân vật thứ ba trong khối Dân Chủ tại Thượng Viện, đã nhìn nhận TT Obama và đảng DC đã sai lầm lớn khi chú tâm vào Obamacare trong hai năm đầu quá nhiều, lơ là tình trạng kinh tế khó khăn của giới trung lưu, đưa đến bất mãn và kết quả bầu cử thảm hại vừa qua. Ưu tiên của TT Obama đáng ra là phải kinh tế và nạn thất nghiệp, là những vấn đề cấp bách trong khi Obamacare không có gì khẩn cấp mà cũng chỉ giúp được chưa tới một chục triệu người trong khi gia hại đến cả trăm triệu người.

Khối bảo thủ không thể thu hồi Obamacare được, nhưng có nguy cơ chính những luộm thuộm, sai sót vì hấp tấp, lừa dối, sẽ làm Obamacare xụp đổ mà không cần quốc hội phải biểu quyết. (14-12-14)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
17/12/201408:20:07
Khách
Xin cam on tac gia da trinh bay van de mot cach rat ro rang de hieu. Nguoi My that tha va ngay tho nen de bi Obâm xao quyet gat gam. Gioi tre thi hua theo social media, thỉeu kha nang va kien nhan de phan tich dung sai. Bao hiem cua gia dinh toi da tang gap doi nho Obamâre. California se ganh rat nang chi phi y te, cong them dan ca trieu nguoi illegal moi duoc an xa. Thue se tàng cong them chi phi bao hiem tang. Khong biet gioi trung luu se di ve dau? Mong politicians that su biet lo cho dan hon la chi lo kiem phieu.
17/12/201401:12:14
Khách
Có lë bác trã Tīên hàng tháng thâp nên tìên dedutilble möí vào vây,nêú bác chon trã hàng tháng chào môt tí thì bác trã deductilble sê thâp thôi,
Không bíêt quan diêm cuã bài báo ra Sao , ( loi ich rieng,hay löì ich chung) ,Theo tôi Obamcare giúp dö rât nhìêu cho ngüöì Viêt. Trong dó có tôi.
17/12/201400:33:17
Khách
ObamaCare sẽ tồn tại. Vì sao? Nó giúp mở rộng thêm số người được nhận Medical (lợi tức thấp) và giúp cho những người k đủ tiền mua bảo hiểm y tế bằng cách supplement. Thí dụ như 1 người làm nail làm 30K một năm. Nếu muốn mua bảo hiểm y tế 2 năm trước, phải trả $500-1000 một tháng tùy theo tuổi tác, tình trạng sức khỏe. Nếu có bệnh nặng mãn tính, hãng bảo hiểm sẽ không thèm bán nữa, hoặc bạn thật mắc. Với ObamaCare, bảo hiểm vẫn là $500-1000 nhưng bạn chỉ phải trả một phần, ObamaCare sẽ trả 1 phần. Giống như đi làm hàng, công nhân chỉ phải trả một phần, phần còn lại hàng trả. Nếu bạn làm dưới $80k/nam, thì chính phủ sẽ giúp bạn mua bảo hiểm. Nên nhớ là bảo hiểm bán bởi những hàng bảo hiểm có từ trước đến nay, không phải chính phủ.
ObamaCare bắt buột hãng bảo hiểm phải chi 80% tiền thu được phải trả cho y tế, max 20% dành cho lợi nhuận và overhead. Bảo hiểm phải cover thêm phần y tế dự phòng, không được tặng giá vô tội vạ. Nên nhớ có ObamaCare hay không mỗi năm chi phí y tế cũng tăng chóng mặt, cứ nhìn lại 10-20 năm qua thì sẽ rõ. Đừng vội vàng kết luận tăng giá tại vì ObamaCare.
ObamaCare đã tồn tại 1 năm rồi. Bạn có thấy nó “khiến nước Mỹ sẽ thiếu nhà thương, thiếu bác sĩ, thiếu thuốc men” hay không? Có chăng là giảm số bệnh nhân ở phòng cấp cứu! Tại sao? Vì giờ đây họ có có bảo hiểm, đi BS, mua thuốc được, không cần phải đợi đến bệnh thật nặng rồi đi đến Emergency room. (Emergency không có quyền từ chối 1 ai hết dù có bảo hiểm hay không, dù là di dân lậu).
Và bạn có biết đối với những bn này ai sẽ trả cho tiền nhà thương k? chúng ta những người đồng thuế! Mỗi lần vào bv sẽ mắc gấp mấy chục lần đi BS. Còn nữa, chúng ta vì sợ nhà thương đông, thiếu BS mà ích kỷ đến nỗi không cho những bn khác được chăm sóc? Nên nhớ chúng ta cùng đã bần cùng khi qua Mỹ.
Tôi đã từng chứng kiến bn vào bv mỗi tháng để trị tiểu đường và lấy insulin đơn giản là họ không đi BS gia đình được.
Bạn có biết rõ rằng bảo hiểm y tế của bạn cover những phần nào k? cover max bao nhiêu tiền k? ObamaCare bắt buột họ phải cover nhưng y tế cần thiết, y tế dự phòng. Cho nên có thể nó sẽ mắc hơn bảo hiểm những năm trước.
Ai cũng biết nước Mỹ chi nhiều tiền cho ý tế nhất mà không phải tốt nhất so với các nước phát triển khác. Vì sao? Vì nhiều người không có bảo hiểm. Đợi bệnh thật nặng rồi mới vô BV. Nhưng phải công nhận là y tế tốt nhất nếu bạn có tiền. Bao nhiêu tỷ phú dầu hỏa trên thế giới đều qua Mỹ chữa bệnh.
16/12/201423:30:00
Khách
Nếu tác giả ở Cali, vui lòng cho biết có thiếu bác sĩ không? Các tiểu bang khác, bác sĩ đòi tiền chửa bệnh cao, nên không muốn chửa cho BN Medicaid vì trả thấp. Phí bảo hiểm tăng là do không có luật kiểm soát giá (Cali bầu cử vừa qua bác dự luật này). Nếu bỏ bảo hiểm Blue Cros (tiền bảo hiểm cao) qua Oba- macare cho rẻ, mà đòi có cùng bác sĩ như trước là không hợp lý. Tiền nào của đó.
16/12/201418:04:47
Khách
Xin chào tác gỉa,
Bài viết này hay lắm mà giải thích các vấn đề của luật Obamacare rõ ràng. Năm 2010 khi tôi đi giải phẫu công ty bảo hiểm (Thập Tự Màu Xanh) lấy 1500 đô-la (deductilble). Hai năm sau tôi đi giải phẫu lần nữa. Lúc đó tôi phải trả 1500 đô như trước và cũng thêm 3000 nữa gọi là "chi phí từ túi mình ra" (out-of -pocket). Năm nay "chi phí từ túi mình ra" đã lên 5000 đô. Chắc nắm tới cũng nhiều hơn nữa. Đó là kết qủa của luật Obamcare. Tiền đó sẽ giúp những người chưa trả một xu nào. Đúng là chủ nghĩa xã hội.

Sáu
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.