Hôm nay,  

Ngày Mai

25/05/201300:00:00(Xem: 6071)
Hiệp định Genève ký kết năm 1954, chiếc máy bay cuối cùng đưa gia đình tôi vào miền Nam. Lần đầu tiên bay bổng trên các tầng mây, cậu bé 8 tuổi đã quên hẳn phố xá Hà Nội, hân hoan với chuyến du hành ngàn dặm vào cuộc sống mới mà vô tư không rõ căn nguyên...

Sau thời gian tạm cư, Bố Mẹ tôi mua căn phố nhỏ trong cư xá Nguyễn Tri Phương. Bố tôi làm pháo Điện-Quang, pháo vừa ra thì chiến sự lan tràn, chính phủ ra lệnh cấm đốt, thương mại của Bố vì thế cũng tịt ngòi! Mẹ tôi đành mở tiệm sách và cho thuê truyện để nuôi đàn con. Trước cửa nhà là một bùng binh sân cỏ rất lớn, xa xa có trường tiểu học. Tôi thường mặc quần xà lỏn, đi chân đất vào lớp sau những trận đá banh, áo quần mồ hôi nhễ nhại. Suốt ngày lêu lổng ngoài đường với đám bạn cùng xóm cả trai lẫn gái. Đánh chuyền, nhẩy lò cò với con gái. Đánh khăng, đánh vụ, đá dế với con trai. Thế nhưng thời gian vui chơi ấy không kéo dài được bao lâu...

Tôi bị rớt trong kỳ thi tuyển vào trường trung học Nguyễn Trãi năm 57, ngẩng cổ cò chẳng thấy tên đâu! Mấy đứa học giỏi như thằng Toản, thằng Quang... đều đậu cả. Nhà nghèo, không thể ghi danh học tư, Bố đã tính gởi tôi cho ông chú chủ tiệm chụp hình ở Tân Định để học nghề phó nhòm... May thay! Vì thấy tôi lo lắng, sợ hãi cho tương lai nên Mẹ can thiệp để tôi tiếp tục được học chữ. Bố đồng ý cho thêm cơ hội và giúp kèm luyện thi nên vào mùa thu 58, tôi đã đỗ vào trường, hãnh diện là học sinh Nguyễn Trãi đồng phục áo sơ mi trắng quần xanh. Giã từ tuổi thơ, những ngày tháng rong chơi.

Buổi tựu trường năm ấy, tâm hồn thơ ngây tự nghĩ đã đủ lớn khôn, nhìn cuộc đời muôn mầu như nắng ấm ban mai chỉ vì tôi vừa gặp mối tình đầu. Người yêu tôi đẹp tự nhiên, mong manh mầu vàng của cánh hoa mai. Nàng nhìn tôi an ủi những lúc lo âu, mang theo viễn ảnh của một ngày mai tươi sáng. Nàng đến bên tôi, yêu thương vô điều kiện, mỉm cười lúc tôi vui hay vỗ về mỗi khi cơn mưa buồn đổ về thành phố. Tên nàng là Mai, viết tắt của hai chữ Ngày Mai...

Thời kỳ này, thuyết hiện sinh từ Âu châu lan tràn vào đất nước, ảnh hưởng nhiều vào đám thiếu niên chúng tôi. Trong học đường hay ngoài xã hội, ai cũng khuyên sống cho hiện tại vì hôm qua là quá khứ còn ngày mai thì chưa đến! Tư tưởng ấy nhanh chóng trở thành phong trào, vì bản chất thực tế của nó, quyến rũ con người hưởng thụ tức thì cuộc sống phù du. Riêng tôi, có lẽ ám ảnh bởi thất bại đầu đời, kỳ thi tuyển bị rớt nên Bố tôi cho là dốt chữ, dự tính bắt học một nghề ở tuổi lên mười hòng sau này nuôi thân... Phán xét ấy đã làm mất đi niềm tự chủ của đứa bé mới chập chững vào đời. Hậu quả là từ đó, tôi nhìn tương lai với nỗi lo âu triền miên...

Ngày Mai đến bên tôi vì cần thiết, bù đắp những trăn trở trong lòng. Tôi luôn luôn sống với Ngày Mai kể từ khi nhập học lớp đệ thất mà quên đi hiện tại hôm nay. Nàng hiện thân cho một ngày mai huy hoàng trong tâm hồn tôi bằng tất cả tưởng tượng cao đẹp của một thiếu niên đang bước vào tuổi dậy thì. Nàng giúp tôi thực hiện giấc mộng đầu đời, nặng ân tình và ước nguyện mai sau.

Làm sao định nghĩa tình yêu của tôi dành cho nàng? Ngày Mai là cả một quãng đường dài đi đến tương lai đang chờ đón tôi dù không biết trước thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau. Ngày Mai chẳng khác gì người tình trăm năm của tôi... ở tuổi lên mười! Duyên kiếp đã an bài để gặp nhau và đi chung đường đời. Ngày Mai, tên của một thiếu nữ yêu kiều, thanh khiết như đêm trăng, hiền dịu như lòng mẹ, ôm trọn giấc mơ đời tôi trong vòng tay, nhẹ nhàng khuyên nhủ hay hoan hỉ chung vui dù sự thành đạt có nhỏ bé như hạt cát trong biển đời. Nàng loanh quanh đâu đó, thật gần mà xa, chẳng bao giờ tôi với tới để ôm được nàng! Ngày Mai là thực... Hiện hữu như bóng người con gái trong sương mờ mang nét ảo của hư vô.

Trên sân trường Nguyễn Trãi giờ ra chơi ngày ấy, tôi là hình ảnh cậu học trò nhút nhát, ít nói vì nỗi niềm u uẩn không tên. Vài người bạn thân ngồi chung bàn, cùng học cùng chơi giới hạn bởi tính tự kỷ nhưng khi về nhà mỗi khi chiều xuống, tôi vẫn có Ngày Mai bên cạnh chia sẻ sự cô đơn để không bao giờ thấy hiu quạnh một mình. Năm tháng dần trôi, thời gian như bóng câu qua cửa, thấm thoát đã đến kỳ thi trung học phổ thông.

Trong căn bếp nhỏ, tôi đứng hàng giờ trước tấm bảng đen để học toán. Trời Saigon mùa hè về khuya nóng bức, muỗi bay vo ve từng đàn nên buổi trưa đi học lúc nào cũng có nhiều vết đỏ vì bị đốt khắp người... nhưng đó vẫn chỉ là chuyện nhỏ ngày hôm nay. Tất cả nghị lực đều tập trung để hướng về một ngày mai trong cảnh bình minh tươi sáng. Xong trung học đệ nhất cấp, phục hồi lại niềm tin do sự nâng đỡ âm thầm của Ngày Mai, hai năm sau tôi đỗ tú tài toàn phần rồi ghi danh vào đại học bên Pháp.

Đến Paris một ngày đầu thu tháng mười 1964, vừa ra khỏi máy bay, tôi đã vấp ngã, nằm sóng soài trên đại sảnh của phi trường Orly vì đôi giầy mới đóng ở tiệm Gia đi chưa quen mà sàn nhà trơn trượt bằng đá cẩm thạch. Hành lý văng tứ tung! Tôi e thẹn thu góp lại cùng với sự giúp đỡ của mấy cô tiếp viên Air France xinh đẹp như người mẫu.

Đau chân mà cũng chẳng dám thổ lộ. Về đến nhà trọ, mới biết Ngày Mai vẫn là bạn đồng hành trong quãng đường viễn du của tôi bên trời Âu. Nàng mỉm cười, như muốn nói đó chỉ là tai nạn nhỏ chẳng đáng bận tâm. Con đường tương lai dài và rộng thênh thang trước mặt sẽ còn nhiều trắc trở nhưng chẳng bao lâu nữa... tôi sẽ bay nhẩy như chim trời đủ lông cánh.

Thời gian xa gia đình, đất nước ngập chìm trong khói lửa, bạn bè mỗi người một phương, Ngày Mai vẫn đến bên tôi như nguồn an ủi duy nhất, nhẹ nhàng cho tôi hiểu nàng vẫn còn đó và ngày mai sẽ không như thế này...

Sống giữa kinh đô ánh sáng mới thực sự hiểu hết ý nghĩa của thuyết hiện sinh. Một trong những người sáng lập là Jean Paul Sartre, ông đã đoạt giải Nobel văn chương cùng năm tôi lên đường sang Pháp. Thỉnh thoảng người ta vẫn gặp ông tản mạn trong vài quán cà phê trên đại lộ St Germain des Prés, tạo nên một hình ảnh thảnh thơi, lôi cuốn con người vào cuộc sống lạc quan, hưởng thụ ngày hôm nay mà quên đi ngày mai đang đến hay sẽ không bao giờ đến!


Những lúc yếu lòng cảm thông với thuyết sống vội, từ xa tôi thấy người yêu tôi khóc. Nước mắt nàng mặn chẩy ngược vào tâm can làm lòng tôi tê dại mang mặc cảm tội lỗi như đã mất Ngày Mai và cả tương lai. Yểu điệu như một cành hoa nhưng chính nàng là động lực mạnh đã vớt tôi lên nhiều lần từ những thèm muốn nhất thời hay hố sâu vực thẳm trên đường đời.

Sau những năm đèn sách, đến lúc tôi phải kiếm việc làm để tạo sự nghiệp. Hăng hái tôi đi khắp miền nước Pháp để trả lời phỏng vấn. Những chuyến tầu đêm xuôi về các tỉnh Toulon, Toulouse, Marseille... nơi có nắng ấm và những bông hoa tím mọc khắp nẻo đường hay lên miền bắc, vùng biển lạnh thuộc các tỉnh Nantes, Caen, Dunkerque... Đôi khi phải ngủ ngồi trong phòng chờ của các ga xe lửa để đổi tầu, gió đêm se lạnh làm tỉnh giấc mỗi lúc cửa mở vì du khách qua lại. Những gian nan ấy vẫn chỉ là hiện tại cho một ngày mai chưa đến. Những ngày đầu đi làm thật khó khăn! Vì mới ra trường hay vì chủng tộc, thường phải nhận nhiệm vụ dưới khả năng nhưng Ngày Mai vẫn ở bên cạnh để nhắn nhủ: “Đó chỉ là tình trạng của hôm nay”. Tôi đã vươn lên từ sức mạnh ấy và chỉ sau một thời gian ngắn là được trọng dụng vào đúng tiêu chuẩn của mình.

Hãng xưởng thường xây cất ở vùng ngoại ô tỉnh nhỏ. Đêm về, một mình đứng dưới trăng sao, giữa không gian thanh vắng, cảm thấy thân phận nhỏ bé trước viễn ảnh cuộc đời. May thay tôi còn có em, Ngày Mai vẫn không dời nửa bước, hứa với tôi, hơn bao giờ hết: “Ngày mai sẽ không là hôm nay”.

Ở tuổi mới lớn, có những cuộc tình lãng mạn với người con gái Tây phương. Đêm đông lạnh, tuyết rơi ngoài song cửa bạc trắng cả khung trời, hương phấn tình yêu còn vương vãi trong chăn ấm trên giường, tôi thấy Ngày Mai quay mặt thở dài... Đôi lúc nàng nằm chen vào giữa khi cuộc tình đang thăng hoa, nói nhỏ chỉ riêng mình tôi hiểu: “Giây phút này chỉ là hạnh phúc của hôm nay...”

Tình yêu đến rồi đi, mong manh như tháng ngày bởi vì tôi vẫn sống bên cạnh Ngày Mai và không chấp nhận hiện tại. Nàng nghĩ đúng! Tình yêu lứa đôi và cuộc sống thường là bài toán khó giải đáp nếu đã có sẵn những dị biệt. Biết vậy, nhưng không lý lẽ nào trên thế gian thu hồi hay giải tán được tình yêu vì thế những lúc thất tình, Ngày Mai đã tạo trong lòng tôi sự chán chường, thất vọng mà chính nàng không hay! Cuối cùng thì nàng vẫn là người tình thuỷ chung, ngăn cản tôi dừng chân dạo ấy ở một bến bờ xa quê hương.

Năm 1975, cơn bão lịch sử đẩy dân tộc vào một khúc quanh. Vì không có ngày về nên tôi càng đi xa đất nước. Hình ảnh Ngày Mai như bảo vật không thể thiếu trong hành trang. Nàng hiện diện để thanh toán nợ nần với tôi như có hẹn từ kiếp trước. Cũng một ngày đầu thu... tháng mười 1976, tôi chấp nhận công việc mới ở Casablanca, đô thị hải cảng vùng Bắc Phi. Chiều nơi miền đất sa mạc xuống âm thầm... đôi khi rất chậm! Nắng vẫn còn vàng trên “thành phố trắng” vào giờ tan sở. Chiều nơi đây mang mầu sắc ảm đạm, dễ gợi nỗi lòng viễn xứ nhớ mong. Bơ vơ trên đất khách quê người, những lần một mình thơ thẩn trên bến tầu nhìn ra bờ Địa Trung Hải, cảnh hoàng hôn có ánh mặt trời đỏ ửng cuối chân mây dâng lên tình hoài hương làm hồn ta bất động. Tôi lại thấy Mai, đứng bên cạnh để gió lùa vào mái tóc, âu yếm ôm ngang tôi với nụ cười trên lưng rồi thủ thỉ bên tai: “Ngày mai, em sẽ về quê hương cùng với anh...”

Vạn vật sống nơi đây, khí hậu của sa mạc bỏng cháy như đất trời, tình người hâm nóng mỗi ngày dưới ánh nắng gay gắt nên yêu đương cũng rộn ràng do lửa lòng thúc đẩy. Những cô gái Ả Rập đẹp như truyện “Ngàn Lẻ Một Đêm” tự bản thân đã mang nhiều bí ẩn nhưng cuối cùng Ngày Mai vẫn sáng suốt giúp tôi tiếp tục con đường mong muốn và không dừng chân ở lại xứ sở huyền bí này.

Đã 25 năm qua, tôi lập gia đình và tạo dựng sự nghiệp mới ở tiểu bang Cali, miền tây nước Mỹ. Xa rồi những năm tháng phiêu bạt giang hồ! Tan rồi những hoài vọng được trở về xây dựng cố hương! May còn có Mai để cuộc đời này còn thấy dễ thương với chút thành đạt hôm nay. Mai vẫn đẹp trong lòng tôi, đôi khi nhìn vợ lại nhớ đến nàng và bây giờ chắc Mai cũng sẵn sàng chấp nhận mối tình cuối đang kề cận bên tôi để nở nụ cười bao dung. Xin gởi em lời cảm ơn bằng tất cả tấm lòng...

“Ngày Mai yêu dấu,

Hai chữ cảm ơn không nói hết được tình nghĩa sâu đậm mà anh đã nợ em. Hôm nay, anh đã già nhưng tình chúng ta thì không. Hình ảnh Ngày Mai trong lòng anh vẫn là cô gái gặp buổi ban đầu nhưng ngày mai của đời anh thì hoàn toàn rút ngắn! Anh đang tận hưởng những ngày hôm nay trong đời, không phải ngày mai... vì chẳng bao lâu nữa sẽ là ngày cuối cùng!

Anh cũng đặt tên của em cho cô con gái út Cao thị Ngày Mai. Trước tiên để tri ơn món nợ ân tình em đã dành cho anh suốt cuộc đời. Sau hết, vì anh không muốn em mãi là “Người Tình Không Chân Dung”. Từ lâu vẫn chỉ là ảo ảnh nên dù em ở gần, anh vẫn thấy xa... Bây giờ mỗi khi nhìn Ngày Mai, hình ảnh em rõ ràng bằng xương bằng thịt.

Sống ở Mỹ, giáo dục thường được nâng đỡ và khuyến khích bằng hành động và lời nói ở mọi trình độ. Ngược lại, giáo dục bên xứ mình thường đạp đổ để xây dựng như trường hợp của anh khi xưa thi trượt vào trung học. Đứng trước sự thất bại, chúng ta nên cố gắng hiểu rõ nguyên nhân và đừng vội phán xét tâm hồn non nớt chưa kịp phát triển của đứa trẻ. Nó có thể bị tổn thương, mất niềm tin vào khả năng tự tìm cho mình một cuộc đời muốn sống trong tương lai. Đó là một điều bất hạnh..

Những ngày còn lại của anh bây giờ phải chăng là hạnh phúc hôm nay? Mỗi ngày một niềm vui vì không vui cũng mất một ngày! Chấp nhận hiện tại vì ngày mai đang lùi dần về phía âm cực nhưng tự đáy lòng, anh không bao giờ muốn Ngày Mai trở thành “néant”...

Yêu một thuở để trọn đời lưu luyến...

Cao Đắc Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.