Hôm nay,  

Em Đang Nằm Ngủ Với Kẻ Thù...

23/03/201300:00:00(Xem: 8719)
Em là cô gái quê sinh ra ở miền đồng bằng Cửu Long.

Bố mẹ gọi em là Thu Yến... con chim Yến nở giữa mùa thu nên đã lạc mất mùa xuân cuộc đời. Nghe tin em vừa bị bán sang Tầu làm vợ kẻ thù... Lòng anh xót xa, nhục nhã với thân phận làm trai nước Việt! Dù anh lưu lạc xa quê đã lâu nhưng niềm tự hào và tủi nhục đối với đồng bào đất nước vẫn y nguyên như lúc mới vào đời... Anh muốn nói với em một điều không thể nuốt trôi, đang mắc nghẹn nằm ngang cổ họng:

- Từ đây đến lúc hóa thân, anh biết sẽ không còn nỗi nhục quốc thể nào to lớn hơn nỗi ô nhục ngày hôm nay. Chúng ta đã trót mang chung món nợ đồng bào thì làm sao anh nỡ lạnh lùng, vô cảm mà thờ ơ?

Họ coi em như một món hàng mua bán, không ưng trả lại và đổi lấy vật khác... Thân xác em, thịt của cô gái trẻ, mịn màng còn vương hương trinh nữ nhưng cố tình đã bị tước đoạt mất hết “mùi” nhân phẩm! Có khác chi hoàn cảnh một con chó vừa lớn lên bị chủ mang ra bán, nằm chờ trong cũi tre giữa cảnh chợ một buổi chiều? Chó mua về biến thành thịt cầy, còn thân em họ mua về để làm gì? Con gái tuổi 20 cũng đủ khôn lớn để đoán biết số phận khi bị đẩy ra khỏi nhà, cất bước ra đi nhưng trước mắt em bây giờ là tiền và một mai theo chồng sẽ được an nhàn giầu có! Ngày về vô định nên nước mắt em rơi trước giờ lên đường từ giã bố mẹ, anh em, bạn bè, người thân xóm làng nơi chôn rau cắt rốn... và cả lũy tre đầu làng một đời em lưu luyến.

Thịt cầy tơ được ngưỡng mộ vì thơm ngon trong miệng giới ăn nhậu. Chúng nó cắt cổ hoặc đập chết con vật trước cảnh chùa tấp nập người hành hương qua lại. Cạo lông, thui đốt rồi sẻ thịt từng bộ phận của con chó con đáng thương ấy để thỏa mãn hai mục đích: tiền bạc và thú ăn chơi nhục dục.

Thân em như người xưa đã nói: “Phận gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu...” theo quan điểm: “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó!” nhưng ở thời buổi hiện nay, hoàn cảnh em điêu linh hơn thế nhiều! Cha mẹ và Đảng ủy liên đới chung để bán em cho một trai làng phương Bắc gốc gác “Hán cộng” cũng với hai mục đích: tiền bạc và nhục tính.

Em ngây thơ, lớn lên từ miền thôn dã, chữ nghĩa học chưa hết năm, dễ bị cám dỗ nên mắc cạn... Để em nhận lời, nó đã nói dối em bằng một viễn ảnh huy hoàng trên đất mới và em chỉ vỡ lẽ khi chân đã sa cơ như chim sa lưới! Thân em đổi lấy một bó tiền mang đến từ Tầu để liên hoan tiệc tùng, xây cửa nhà và mong ước mộng giầu sang. Phận em mênh mang bao nhiêu bến nước từ đây sẽ khó mà biết được? “Bến nước đục trong” không còn phân chia, bây giờ đã hoàn toàn “đục”! Ô nhiễm lan tràn từ thành thị đến thôn quê ở nơi em vừa đến và lòng người Hán ô trọc, gian manh kinh ngạc cả thế giới hiện nay.

Em đi rồi! Làm vợ một người con trai, xa lạ từ tình yêu, ngôn ngữ, chủng tộc đến cả lối sống cảnh quê... Thân em giống như thân chuối bứng gốc mang về trồng ở phương xa... quê “chủ”, quê chồng! Ngày ngày, sẽ phải lam lũ đầu đội nắng mưa, lá non tơi tả lăn lộn theo từng cơn gió bão và nhiệm vụ chính là “chiếc máy đẻ” sinh con cho Tầu để trả nợ!

“Chuối ở một mình mà chuối có con..” nên cây chuối miền Nam mưa nắng hai mùa mau mắn sinh nở. Họ đã lợi dụng cảnh nhà nghèo đói cai trị bởi một chính thể “Ô sin” ươn hèn để mua bán em cho những chàng trai ế vợ bên Tầu... Về bên ấy trở thành “máy làm tình” và “máy sinh nở” rồi mai này, em đẻ ra “Hán bụi” lớn lên theo cha về tiếp tục xâm lấn miền quê ngoại nước Nam...


Đêm đêm, không tình yêu thì chăn gối chỉ để thõa mãn tình dâm dục của người chồng ế vợ từ thuở con trai đến lúc mua em về. Em đang làm vợ hay bị mua bán làm đĩ? Chuyện đó riêng em hiểu! Còn anh, rõ ràng một điều bất di dịch:

- “Em đang nằm ngủ với kẻ thù...”

Tin tức về chuyện đời em, anh biết được qua thiên phóng sự tựa đề: “Les Branches esseulées” đã trình chiếu ở Pháp trên đài France 2 cách đây 2 tuần. “Les Branches esseulées” dịch sát từ gốc Hán có nghĩa là “Quang Côn”, nghĩa đen là “cành trụi” hay “ những cây gậy trơ trụi... không lá” và nghĩa bóng ám chỉ những chàng trai độc thân, ế vợ.

Thằng chồng mua em về làm vợ tên là Xiao lu 30 tuổi, công nhân đồn điền trà ở làng Ting Xia đã lặn lội con đường thiên lý, 3500 cây số xuôi Nam để tìm mua vợ. Nó đã trả số tiền $8000 đô la tương đương với 10 năm lao động trên đồi trà. Em gặp nó vì cả hai nằm trong hệ thống buôn bán đàn bà Việt sang Tầu để thỏa mãn một thị trường 40 triệu đàn ông ở tuổi trung niên “quang côn” ế vợ, có “gậy mà không hoa lá cành...” Một thị trường lớn bằng nửa dân số nước Việt hay nói cách khác bằng tất cả già trẻ lớn bé đàn ông con trai nước Việt Nam hiện nay. Chỉ nghe đã dựng tóc gáy...
portrait_cao-dac-vinh_2013-_3_
Chân dung Cao Đắc Vinh, vẽ bởi PTH.
Thu Yến, cô gái Việt 19 tuổi vừa bị mối lái bán cho Xiao Lu sang đến tỉnh Ting Xia đã gọi điện thoại về nhà hoang mang kể chuyện:

- Mẹ ơi! Nơi đây là đồi núi... đồi núi! Nhà quê... nhà quê! Nhà gỗ... không phải nhà gạch...

Trong lúc đó, thằng Xiao Lu không hiểu một lời, đăm chiêu nhìn vào mặt Thu Yến để xem xét nhận định những điều dối trá của nó đã bị lộ tẩy và làm nàng thất vọng hay chưa?

Cuộc đời Thu Yến sớm hay muộn sẽ va chạm với thực tế phũ phàng. Thân gái vừa mới vào đời đã xa bẫy vì tưởng lầm “công chồng của vợ” nhưng thực tế sau này làm vợ thằng Tầu sẽ khốn nạn như câu “công vợ của chồng”.

Khi hai nhà báo Patricia Wong và Gael Caron phỏng vấn “incognito” Xiao Lu và Thu Yến, có vài điều đáng ghi lại như sau:

- Anh sẽ yêu Thu Yến sau này? Chàng trả lời thật thà không biết...

- Về làm vợ, Thu Yến sẽ yêu quê hương anh? Chàng cũng lắc đầu chẳng thể trả lời cho nàng.

- Em có yêu Xiao Lu? Nàng nói “không” với nụ cười e thẹn.

- Tai sao em chấp thuận làm vợ Xiao Lu? Nàng ước mong một cuộc sống sung túc đầy đủ.

- Hạnh phúc đối với em là gì? Em không biết!

Lịch sử nước ta ghi lại câu chuyện của hai nàng công chúa đi làm dâu xứ người:

- Công chúa Mỵ Châu con gái Vua An Dương Vương gả cho Trọng Thủy, con trai tướng giặc Triệu Đà lập kế đánh cắp nỏ thần Kim Quy nên nước mất nhà tan vào năm 208 trước công nguyên.

- Huyền Trân công chúa con vua Trần Nhân Tông gả cho Chế Mân, vua nước Chiêm Thành để đổi lấy hai châu Ô, Rý làm của hồi môn mặc dù Chế Mân đã có chính thất là hoàng hậu Tapasi.

Thế kỷ thứ 21 hôm nay, Thu Yến cô gái quê nước Việt dưới chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa bị bán sang Tầu bởi một hệ thống buôn người quy mô chưa từng thấy bởi vì mua rồi chưa hài lòng có thể mang trả lại!

“Thượng bất chính, hạ tất loạn” lãnh đạo đảng đã để đồng tiền dẫn dắt thì lòng dân cũng “thờ” nó rồi đặt lên trên tất cả nhân cách và đạo đức! Xã hội đã bị đảo lộn... The almighty dollar đang lãnh đạo cả nước hiện nay.

Cao Đắc Vinh (3 / 2013)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.