Hôm nay,  

Em Đang Nằm Ngủ Với Kẻ Thù...

23/03/201300:00:00(Xem: 7798)
Em là cô gái quê sinh ra ở miền đồng bằng Cửu Long.

Bố mẹ gọi em là Thu Yến... con chim Yến nở giữa mùa thu nên đã lạc mất mùa xuân cuộc đời. Nghe tin em vừa bị bán sang Tầu làm vợ kẻ thù... Lòng anh xót xa, nhục nhã với thân phận làm trai nước Việt! Dù anh lưu lạc xa quê đã lâu nhưng niềm tự hào và tủi nhục đối với đồng bào đất nước vẫn y nguyên như lúc mới vào đời... Anh muốn nói với em một điều không thể nuốt trôi, đang mắc nghẹn nằm ngang cổ họng:

- Từ đây đến lúc hóa thân, anh biết sẽ không còn nỗi nhục quốc thể nào to lớn hơn nỗi ô nhục ngày hôm nay. Chúng ta đã trót mang chung món nợ đồng bào thì làm sao anh nỡ lạnh lùng, vô cảm mà thờ ơ?

Họ coi em như một món hàng mua bán, không ưng trả lại và đổi lấy vật khác... Thân xác em, thịt của cô gái trẻ, mịn màng còn vương hương trinh nữ nhưng cố tình đã bị tước đoạt mất hết “mùi” nhân phẩm! Có khác chi hoàn cảnh một con chó vừa lớn lên bị chủ mang ra bán, nằm chờ trong cũi tre giữa cảnh chợ một buổi chiều? Chó mua về biến thành thịt cầy, còn thân em họ mua về để làm gì? Con gái tuổi 20 cũng đủ khôn lớn để đoán biết số phận khi bị đẩy ra khỏi nhà, cất bước ra đi nhưng trước mắt em bây giờ là tiền và một mai theo chồng sẽ được an nhàn giầu có! Ngày về vô định nên nước mắt em rơi trước giờ lên đường từ giã bố mẹ, anh em, bạn bè, người thân xóm làng nơi chôn rau cắt rốn... và cả lũy tre đầu làng một đời em lưu luyến.

Thịt cầy tơ được ngưỡng mộ vì thơm ngon trong miệng giới ăn nhậu. Chúng nó cắt cổ hoặc đập chết con vật trước cảnh chùa tấp nập người hành hương qua lại. Cạo lông, thui đốt rồi sẻ thịt từng bộ phận của con chó con đáng thương ấy để thỏa mãn hai mục đích: tiền bạc và thú ăn chơi nhục dục.

Thân em như người xưa đã nói: “Phận gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu...” theo quan điểm: “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó!” nhưng ở thời buổi hiện nay, hoàn cảnh em điêu linh hơn thế nhiều! Cha mẹ và Đảng ủy liên đới chung để bán em cho một trai làng phương Bắc gốc gác “Hán cộng” cũng với hai mục đích: tiền bạc và nhục tính.

Em ngây thơ, lớn lên từ miền thôn dã, chữ nghĩa học chưa hết năm, dễ bị cám dỗ nên mắc cạn... Để em nhận lời, nó đã nói dối em bằng một viễn ảnh huy hoàng trên đất mới và em chỉ vỡ lẽ khi chân đã sa cơ như chim sa lưới! Thân em đổi lấy một bó tiền mang đến từ Tầu để liên hoan tiệc tùng, xây cửa nhà và mong ước mộng giầu sang. Phận em mênh mang bao nhiêu bến nước từ đây sẽ khó mà biết được? “Bến nước đục trong” không còn phân chia, bây giờ đã hoàn toàn “đục”! Ô nhiễm lan tràn từ thành thị đến thôn quê ở nơi em vừa đến và lòng người Hán ô trọc, gian manh kinh ngạc cả thế giới hiện nay.

Em đi rồi! Làm vợ một người con trai, xa lạ từ tình yêu, ngôn ngữ, chủng tộc đến cả lối sống cảnh quê... Thân em giống như thân chuối bứng gốc mang về trồng ở phương xa... quê “chủ”, quê chồng! Ngày ngày, sẽ phải lam lũ đầu đội nắng mưa, lá non tơi tả lăn lộn theo từng cơn gió bão và nhiệm vụ chính là “chiếc máy đẻ” sinh con cho Tầu để trả nợ!

“Chuối ở một mình mà chuối có con..” nên cây chuối miền Nam mưa nắng hai mùa mau mắn sinh nở. Họ đã lợi dụng cảnh nhà nghèo đói cai trị bởi một chính thể “Ô sin” ươn hèn để mua bán em cho những chàng trai ế vợ bên Tầu... Về bên ấy trở thành “máy làm tình” và “máy sinh nở” rồi mai này, em đẻ ra “Hán bụi” lớn lên theo cha về tiếp tục xâm lấn miền quê ngoại nước Nam...


Đêm đêm, không tình yêu thì chăn gối chỉ để thõa mãn tình dâm dục của người chồng ế vợ từ thuở con trai đến lúc mua em về. Em đang làm vợ hay bị mua bán làm đĩ? Chuyện đó riêng em hiểu! Còn anh, rõ ràng một điều bất di dịch:

- “Em đang nằm ngủ với kẻ thù...”

Tin tức về chuyện đời em, anh biết được qua thiên phóng sự tựa đề: “Les Branches esseulées” đã trình chiếu ở Pháp trên đài France 2 cách đây 2 tuần. “Les Branches esseulées” dịch sát từ gốc Hán có nghĩa là “Quang Côn”, nghĩa đen là “cành trụi” hay “ những cây gậy trơ trụi... không lá” và nghĩa bóng ám chỉ những chàng trai độc thân, ế vợ.

Thằng chồng mua em về làm vợ tên là Xiao lu 30 tuổi, công nhân đồn điền trà ở làng Ting Xia đã lặn lội con đường thiên lý, 3500 cây số xuôi Nam để tìm mua vợ. Nó đã trả số tiền $8000 đô la tương đương với 10 năm lao động trên đồi trà. Em gặp nó vì cả hai nằm trong hệ thống buôn bán đàn bà Việt sang Tầu để thỏa mãn một thị trường 40 triệu đàn ông ở tuổi trung niên “quang côn” ế vợ, có “gậy mà không hoa lá cành...” Một thị trường lớn bằng nửa dân số nước Việt hay nói cách khác bằng tất cả già trẻ lớn bé đàn ông con trai nước Việt Nam hiện nay. Chỉ nghe đã dựng tóc gáy...
portrait_cao-dac-vinh_2013-_3_
Chân dung Cao Đắc Vinh, vẽ bởi PTH.
Thu Yến, cô gái Việt 19 tuổi vừa bị mối lái bán cho Xiao Lu sang đến tỉnh Ting Xia đã gọi điện thoại về nhà hoang mang kể chuyện:

- Mẹ ơi! Nơi đây là đồi núi... đồi núi! Nhà quê... nhà quê! Nhà gỗ... không phải nhà gạch...

Trong lúc đó, thằng Xiao Lu không hiểu một lời, đăm chiêu nhìn vào mặt Thu Yến để xem xét nhận định những điều dối trá của nó đã bị lộ tẩy và làm nàng thất vọng hay chưa?

Cuộc đời Thu Yến sớm hay muộn sẽ va chạm với thực tế phũ phàng. Thân gái vừa mới vào đời đã xa bẫy vì tưởng lầm “công chồng của vợ” nhưng thực tế sau này làm vợ thằng Tầu sẽ khốn nạn như câu “công vợ của chồng”.

Khi hai nhà báo Patricia Wong và Gael Caron phỏng vấn “incognito” Xiao Lu và Thu Yến, có vài điều đáng ghi lại như sau:

- Anh sẽ yêu Thu Yến sau này? Chàng trả lời thật thà không biết...

- Về làm vợ, Thu Yến sẽ yêu quê hương anh? Chàng cũng lắc đầu chẳng thể trả lời cho nàng.

- Em có yêu Xiao Lu? Nàng nói “không” với nụ cười e thẹn.

- Tai sao em chấp thuận làm vợ Xiao Lu? Nàng ước mong một cuộc sống sung túc đầy đủ.

- Hạnh phúc đối với em là gì? Em không biết!

Lịch sử nước ta ghi lại câu chuyện của hai nàng công chúa đi làm dâu xứ người:

- Công chúa Mỵ Châu con gái Vua An Dương Vương gả cho Trọng Thủy, con trai tướng giặc Triệu Đà lập kế đánh cắp nỏ thần Kim Quy nên nước mất nhà tan vào năm 208 trước công nguyên.

- Huyền Trân công chúa con vua Trần Nhân Tông gả cho Chế Mân, vua nước Chiêm Thành để đổi lấy hai châu Ô, Rý làm của hồi môn mặc dù Chế Mân đã có chính thất là hoàng hậu Tapasi.

Thế kỷ thứ 21 hôm nay, Thu Yến cô gái quê nước Việt dưới chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa bị bán sang Tầu bởi một hệ thống buôn người quy mô chưa từng thấy bởi vì mua rồi chưa hài lòng có thể mang trả lại!

“Thượng bất chính, hạ tất loạn” lãnh đạo đảng đã để đồng tiền dẫn dắt thì lòng dân cũng “thờ” nó rồi đặt lên trên tất cả nhân cách và đạo đức! Xã hội đã bị đảo lộn... The almighty dollar đang lãnh đạo cả nước hiện nay.

Cao Đắc Vinh (3 / 2013)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.