Hôm nay,  

Hàng Việt Ở Mỹ Và Kinh Tế Việt Nam

30/09/201100:00:00(Xem: 8090)
Hàng Việt Ở Mỹ Và Kinh Tế Việt Nam

buivanphu_20110922_hangviet_h01_target-large-contentQuần áo mang thương hiệu Merona bày bán trong Target có nhiều mặt hàng sản xuất từ Việt Nam. (ảnh Bùi Văn Phú)

Bùi Văn Phú

Cách đây hơn năm, tôi đi mua giường và chọn được một giường gỗ hai tầng đẹp, chắc và giá cũng phải chăng. Giá giường với một nệm tất cả chỉ 400 đô-la, kể cả tiền công giao hàng đến nhà và lấy nệm cũ vất đi. Theo tôi giá đó rất mềm. Chiếc giường mua từ một cửa hàng ở Oakland do người Việt làm chủ, sau khi đã đi lòng vòng qua mấy tiệm khác để xem các mặt hàng cùng loại sản xuất từ Mexico hay China nhưng không vừa ý cho đến khi gặp hàng Việt.
Đồ gỗ của Việt Nam đang bắt đầu có chỗ đứng trong thị trường Hoa Kỳ. Một gia đình bạn cũng vừa mua bộ bàn ăn lớn với 8 ghế thanh lịch bằng gỗ trông như mun, không phải kiểu bàn ghế trạm trổ hay khảm xà cừ rườm rà, kém mỹ thuật được đã nhập vào Mỹ trong nhiều năm trước đây. Bạn cũng mua từ cửa tiệm người Việt. Trả tiền xong hai hôm sau hàng giao đến nhà. Mười năm trước, gia đình tôi sắm bàn ghế, giường tủ mới, mua hàng hiệu Levitz đóng ở China hay Mexico. Đặt mua, chờ có đến hai tháng sau đồ đạc mới được giao đến nhà.
Ngày nay đi mua sắm ở California, và có thể ở nhiều nơi khác tại Hoa Kỳ, sẽ thường gặp nhiều mặt hàng sản xuất tại Việt Nam, từ quần áo, thức ăn cho đến bàn ghế, chén bát, giường tủ, chậu trồng hoa. Có loại là sản phẩm Việt – Product of Vietnam; có loại do các công ty nước ngoài đầu tư và được sản xuất ra ở đó – Made in Vietnam.
Mười sáu năm sau khi bang giao nối kết và 10 năm từ khi hai nước kí hiệp ước thương mại song phương, ngày nay hàng Việt đã vào thị trường Mỹ khá nhiều. Theo số liệu thương mại do Việt Nam đưa ra, tính trong bảy tháng đầu năm nay Việt Nam đã xuất khẩu qua Mỹ gần 10 tỉ Mỹ-kim, trong khi nhập từ Hoa Kỳ 2 tỉ 500 triệu. So với cùng thời gian năm ngoái số lượng giao thương hàng hoá giữa hai nước tăng khoảng 20%.
Những cửa hàng, siêu thị quen thuộc ở Mỹ bây giờ có nhiều hàng Việt. Tôm trong Costco là loại lớn, ngon, giá cũng vừa, 9 đô 99 xu một cân Anh (453 gam). Đồ sành, sứ trong đó rẻ hơn hàng China. Tiệm IKEA có bát đĩa, chậu trồng hoa, đèn bão nhỏ sản xuất từ quê nhà cũng là những thứ tôi thích mua về dùng.
Quần áo, giầy dép trong Macy’s, Target giá cũng tương đương với cùng loại mặt hàng sản xuất từ các nước như Bangladesh, India, Indonesia hay Cambodia.
Riêng thức ăn, hải sản thì các siêu thị Safeway, Albertsons, Von’s hay Sam’s Club chưa có nhiều mà chỉ tràn ngập siêu thị Á châu. Đủ các loại cá như cá hẹ, cá lóc, chỉ vàng, ba sa, tôm, mực. Ở San Jose nhiều tiệm còn bán cá rô, cá sặc, nhộng, ốc xoắn, ốc bươu. Gia đình tôi thích món canh chua và cá kho tộ nên đã có dịp ăn cá ba sa, so ra thịt cá dai và thơm hơn cá bông lau nuôi ở Mỹ. Có món cá lóc nấu canh cải xanh với thì là, thịt cá bở nên gia đình chỉ ăn một lần thôi. Cá sặc, cá cơm, chỉ vàng, cá rô đông lạnh không quen ăn nên tôi chưa thử.

Tôm Việt Nam ngon, nhưng giá cao hơn tôm nhập vào Mỹ từ India, Malaysia hay Ecuador vì thế đứng trước tủ hải sản khách hàng có sự lựa chọn. Tôm bóc vỏ sẵn, đông lạnh nên thịt không được ngọt và dai. Tôi đã thử món ốc đông lạnh, dai như dây thun và không còn chút hương vị như đã được thưởng thức ở quê nhà.
Các loại bún khô thì hàng China được chuộng hơn. Còn bánh phở thường dùng loại sản xuất tại Mỹ. Nhà tôi nấu mì quảng dùng bánh phở khô trong hộp giấy sản xuất từ China. Gần đây có loại mì quảng khô từ Việt Nam nhưng chưa thử nên không biết ngon dở ra sao. Một món hàng bột gạo thông dụng khác là bánh tráng cuốn trước đây Thái Lan chiếm lĩnh thị trường, nay Việt Nam sản xuất mang thương hiệu Three Ladies - Ba cô gái, nhưng không phải bắc, trung, nam mà là Việt, Miên, Lào - rất tới cho những bữa ăn cuốn với thịt heo hay bò nhúng giấm. Gạo Việt Nam cách đây vài năm đã được bán thử tại Mỹ nhưng nay không còn thấy nữa quanh vùng San Francisco. Có lẽ phẩm chất chưa đạt nên không cạnh tranh được với Thái Lan.
Bia 333, cà-phê Trung Nguyên hay các loại hoa quả cũng chưa đem được thương hiệu Việt Nam đến với người tiêu dùng.

buivanphu_20110922_hangviet_h02_nuocmam-large-contentNhiều loại nước mắm tuy mang thương hiệu Việt những không phải là sản phẩm của Việt Nam. (ảnh Bùi Văn Phú)

Sang hàng nước mắm mới thấy những khó khăn của các nhà biến chế nước mắm ở quê nhà. Những đợt người Việt đến Mỹ từ năm 1975 phải ăn nước mắm Thái Lan đã đành, ngày nay với quan hệ thương mại Hoa Kỳ và Việt Nam phát triển, nhiều mặt hàng Việt đã ồ ạt vào thị trường Mỹ nhưng tôi chưa tìm được một chai nước mắm nào là sản phẩm của Việt Nam: “Product of Vietnam”. Nước mắm ở Mỹ, dù có thương hiệu “Phú Quốc” hay “Phan Thiết” cũng đều ghi trên bao bì là sản phẩm Thái Lan và được chế biến từ Hồng Kông. Một người làm thương mại trong vùng San Francisco nói với tôi rằng tuy trên thương hiệu ghi nơi sản xuất như thế nhưng xuất xứ nước mắm đó là từ Việt Nam. Các công ty ở Thái Lan và Hồng Kông mua nước mắm sản xuất tại Việt Nam, về đóng chai dán bao bì rồi nhập vào Hoa Kỳ. Không biết có đúng không"
Những mặt hàng thuộc loại nông, hải sản và đồ may mặc sản xuất tại quê nhà ngày càng được xuất khẩu nhiều ra nước ngoài giúp kinh tế phát triển. Nhưng để tiến nhanh hơn nữa Việt Nam cần có những kế hoạch mũi nhọn khác hơn như máy điện tử, xe hơi.
Đầu thập niên 1980 Hoa Kỳ cho nhập vào thị trường hai loại xe. Hyundai từ Nam Hàn và Yugo từ Nam Tư, một nước theo mô hình kinh tế thị trường và một nước theo xã hội chủ nghĩa. Giá mỗi xe lúc đó chỉ 7 hay 8 nghìn đô-la. Ba mươi năm sau, mức phát triển của tập đoàn Hyundai không thua gì các công yi chế tạo xe hơi của Nhật như Honda hay Toyota và nay đang chiếm một phần thị trường ở Mỹ. Còn Yugo đã biến mất sau vài năm vì phẩm chất không tăng.
Việt Nam không biết có học được những bài học như thế để có những sản phẩm cao cấp mang tính đột phá giúp cho nền kinh tế mau bay bổng lên được.
© 2011 Buivanphu.wordpress.com

Ý kiến bạn đọc
05/10/201119:45:35
Khách
Gửi tác giả Bùi Văn Phú:Thành thực xin lỗi bạn về sự nhầm lẫn này, xin vui lòng bỏ qua. Cám ơn nhiều.

Quang Phan
05/10/201118:06:54
Khách
Gửi bạn đọc Quang Phan,

Chắc bạn nhầm tôi với một nhá giáo nào khác. Năm 1975 tôi vẫn còn đi học, chưa ra đời hay làm việc tại Việt Nam. Tôi qua Mỹ đi học nhiều năm rồi mới đi dạy.

Ý kiến của bạn về chữ nghĩa tôi xin ghi nhận.

- Bùi Văn Phú

03/10/201123:58:07
Khách
Ngôn ngữ Việt nghèo lắm sao mà khiến cho một cựu công dân kiêm cựu nhà giáo Việt Nam Cộng Hoà Bùi văn Phú nay phải mượn cả những chữ của bọn Cộng sản cướp nước mới có thể viết được một bài thời sự ngắn này ?

Ngày nước Việt Nam Cộng Hoà của tôi bị mất vào tay của lũ đánh thuê cho bè lũ đế quốc Liên xô- Trung cộng, tôi vẫn còn mài đũng quần ở ghế nhà trường, ông Phú thì đã là nhà giáo lâu năm, thế nhưng cho đến nay miệng tôi không hề nói, tay tôi không hề viết một chữ nào mượn của bọn Cộng sản Hà nội bán nước cả.

Nghĩ lại đi nhà giáo Bùi văn Phú.
03/10/201117:28:19
Khách
Bọn Tầu ô hay có những hành vi bẩn thỉu trên thương trường . Cụ thể về chuyện bọn chúng thường hay ăn cắp những thương hiệu về những sản phẩm được sản xuất theo những địa danh của nước Việt mình như "cà phê Buôn mê thuộc " hoặc "nước mắm Phú quốc " vân vân ...
Cái tham lam xảo trá của bọn Tầu cộng thể hiện trong các hình thức thương mãi xấu xa như kể trên không xứng với thể thống của một nước lớn mà bọn nầy mặt mày cứ trơ trơ chẳng biết nhục nhã là gì cả !
02/10/201103:33:56
Khách
Hàng hoá Việt Nam đã thấy xuất hiện nhiều hơn ở các siêu thị Úc, Mỹ, Âu Châu... Chất lượng cũng không đến nỗi tệ như hàng của mấy anh chệt china. Giá cả cũng tương đối. Hy vọng là Việt Nam sẽ giữ vững được những thị trường xuất cảng giàu có và ổn dịnh này để tăng thu nhập và có công ăn việc làm cho người dân. Muốn như vậy thì phải càng ngày càng làm cho chất lượng hàng hoá của mình tốt hơn, giá cả phải chăng và có tính cạnh tranh hơn. Chứ đừng có bắt chước anh bạn hàng xóm to đầu mà... ngu chuyên làm hàng dổm, hàng giả, hàng rẻ tiền.
Chỉ bán được một lần rồi khách hàng mỗi lần cầm lên thấy "made in china, made in prc" lại bỏ xuống là tiêu đời.
30/09/201122:31:28
Khách
Kính gởi toà soạn báo Việt báo,
Tôi đả sáu bó rồi, thỉnh thoảng cũng đánh email thăm bạn bè nhưng không biết làm sao đánh dấu tiếng việt như
phương pháp mà quý báo đả hiển thị (tiếng việt còn ,người việt còn).Xin quý báo chỉ cách nào d0wl0ad vào máy để đánh tiếng việt.
Xin đa tạ

========================
Kính gởi Ông Thanh Phạm,

Có nhiều chương trình gõ tiếng Việt cho FREE trên net, một trong các chương trình đó là http://www.unikey.org Ông có thể đến trang mạng unikey để tham khảo thêm.

Chúc Ông thành công.
02/10/201119:46:54
Khách
Thực phẩm Việt nam bẩn và dơ,báo chí trong nước đã báo động. Rất nhiều cảnh báo không nên dùng thực phẩm
từ Việt nam và trung quốc.Vì sức khỏe,bà con nên thậ trọng.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.