Hôm nay,  

Lệnh Cấm Bay... vào Dải Gaza"

28/03/201100:00:00(Xem: 9899)
Lệnh Cấm Bay... vào Dải Gaza"

Nguyễn Xuân Nghĩa

Libya đã quá rắc rối" Xin nhìn qua Israel...

Trong thông điệp đọc ngày Thứ Bảy hàng tuần vừa rồi, Tổng thống Barack Obama có một tin vui. Những đợt oanh kích của Liên quân Quốc tế đã giúp phe nổi dậy lấy lại thành phố Ajdabiya, một cứ điểm quan trọng vì mở ra Vịnh Sidra và là nguồn tiếp tế nước ngọt cho Benghazi, thành trì của phe nổi dậy. Trên cái trớn đó, phe nổi dậy thấy tràn trề hy vọng Tây tiến, tiến về thủ đô Tripoli của lãnh tụ Moammar Gaddafi.
Nhưng đây mới chỉ là hy vọng mà thôi!
Sau một tuần Liên quân thi hành lệnh cấm bay của Liên hiệp quốc, những ai theo dõi tình hình đều thấy rằng quân Gaddafi đã tấn công phe nổi dậy không bằng phi cơ mà bằng đại pháo hay hỏa tiễn. Khi ấy, Nghị quyết 1973 của Liên hiệp quốc phải được hiểu rộng hơn là một lệnh cấm bay để bảo vệ thường dân. Hiểu rộng theo ý nghĩa là Liên quân phải tấn công các đơn vị bộ binh và pháo binh của Gaddafi để giải cứu phe nổi dậy. Có khi còn tiếp tế đạn dược cho phe nổi dậy mà ai ai cũng chối bay.
Không mấy ai thấy phiền hà về sự kiện một quyết định của quốc tế nhằm bảo vệ thường dân Libya lại dẫn tới hoạt động quân sự nhằm làm lệch cán cân chính trị của một cuộc nội chiến.
Tuy nhiên, hẳn là giới quân sự Hoa Kỳ hay Tây phương cũng có thể biết rằng việc không tập chưa chắc đã hoàn thành mục tiêu (ngầm) là tiêu diệt được bộ binh của Gaddafi để trao một chiến thắng quân sự cho phe nổi dậy. Nói ra thì có vẻ... vô duyên, nhưng các tướng lãnh Mỹ không thể quên được kinh nghiệm đường mòn Hồ Chí Minh trong cuộc chiến Việt Nam. Nói cho phũ phàng, muốn tiêu diệt quân Gaddafi thì phải nhúng chân xuống cát.
Và cứ ở trên trời hay ngoài biển mà tiến hành chiến tranh sạch sẽ như vậy, có khi lại pháo vào nhà dân. Liên quân nhập cuộc là để cứu dân mà lại để tên rơi đạn lạc khiến thường dân chết oan - chuyện dễ xảy ra, A Phú Hãn là một chứng cớ - thì sẽ lãnh búa rìu dư luận. Vì vậy, sau thông điệp lạc quan vào Thứ Bảy 26, Tổng thống Obama sẽ phải điều chỉnh tác xạ khi nói chuyện với quốc dân Mỹ vào Thứ Hai 28 tới đây.
Chúng ta đụng vào một mâu thuẫn trong cốt lõi của quyết định can thiệp.
Nghị quyết 1973 đặt ra mục tiêu là thiết lập chế độ cấm bay, nhằm đạt yêu cầu về nhân đạo là để cứu thường dân. Khi thi hành quyết định này, Hoa Kỳ và cả Pháp đều nói rõ là không gửi lính vào tác chiến trong lãnh thổ Libya. Nghĩa là sẽ chỉ bay trên trời hoặc rót hỏa tiễn từ ngoài biển. Và cố tránh tai vạ bất lường cho thường dân.
Thả ra thì Liên quân thừa sức tiêu diệt chế độ Gaddafi bằng giải pháp quân sự, nhưng không ai cho phép "thả ra" như vậy! Thành thử, mục tiêu hay ước vọng của Liên quân là gây đủ tổn thất cho Gaddafi để lãnh tụ này phải phất cờ trắng. Ông ta có thể quyết định như vậy không"
***
Nhiều phần thì sẽ là không.
Vì hạ cờ hàng rồi thì sẽ đi đâu" Có xứ nào lại nhận cho Gaddafi sống lưu vong" Không lưu vong thì tài sản và tự do đều mất, bản thân sẽ vào tù. Cho rằng có thể toàn mạng trong tù (!), Gaddafi vẫn chờ đợi ngày nhận được lệnh truy nã hay dẫn độ của Toà Hình sự Quốc tế tại thành phố The Hague về tội ác chiến tranh. Ông ta sẽ đi theo vết chân của Slobodan Milosevic của Cộng hoà Serbia. Và biết trước như vậy.
Không nói đến những mâu thuẫn chiến thuật về việc điều động - NATO hay một cơ chế hỗn hợp Âu-Mỹ - người ta cần thấy ra khó khăn chiến lược của việc kết thúc chiến tranh.
Xứ Turkey - Thổ Nhĩ Kỳ - hay ai đó có thể dàn xếp một giải pháp tạm ổn cho Gaddafi để ông ta buông súng. Nhưng ai cam kết nổi là giải pháp ấy sẽ được thi hành hẳn hỏi" Trong giả thuyết lạc quan đến hoang tưởng, rằng Gaddafi và đại diện của Liên quân cùng phe nổi dậy sẽ đồng ý về một giải pháp ngưng bắn, bên trong có những điều kiện nghiêm túc về số phận của Gaddafi, có ai bảo đảm là các luật gia của Tòa Hình sự Quốc tế sẽ không mở hồ sơ về tội ác Gaddafi"
Không lẽ Liên hiệp quốc phải ra một Nghị quyết đặc biệt là... cấm truy tố Gaddafi để hoàn thành mục tiêu của lệnh cấm bay" Diễu!
Vì vậy, an toàn nhất cho Moammar Gaddafi vẫn là hờm súng. Và vì vậy, chiến sự vẫn nhì nhằng, cho tới khi Liên quân mệt mỏi, cho tới khi Đức, Pháp và Mỹ sẽ có bầu cử. Viễn ảnh bầu cử ở nhà sẽ khiến lãnh đạo Âu-Mỹ nhìn lại về lẽ được thua lợi hại để phát huy sáng kiến khác.
Ngay cả trong giả thuyết trời cho là Gaddafi bỗng dưng... chuyển sang từ trần, người ta cũng cần sáng kiến phi thường để tìm giải pháp chính trị cho Libya vào thời "hậu Gaddafi". Cơ chế nào sẽ lâm thời lãnh đạo xứ này, gồm những ai"

Kinh nghiệm Ai Cập cho thấy một giả thuyết rợn người về chuyện lâm thời đó: trong cuộc trưng cầu dân ý có đông đảo cử tri tham dự, người ta thấy ngay là lực lượng Huynh đệ Hồi giáo thắng lớn trước các đảng phái chính trị xưng danh dân chủ. Ai Cập sẽ tổ chức bầu cử vào tháng Chín này, một thời hạn quá ngắn cho các chính đảng chuẩn bị vì thiếu cán bộ và cơ sở, nên Huynh đệ Hồi giáo sẽ có cơ thắng lớn, thành lực đối trọng với quân đội. Trường hợp của tập hợp đa nguyên, hỗn tạp và bán văn bán võ của cái gọi là "phe nổi dậy" tại Libya cũng thế.
Thí dụ ít ai dám nói tới tại Mỹ vì sẽ làm Tổng thống bị quê là một lãnh tụ võ trang có ảnh hưởng trong tập hợp này là một đặc công khủng bố do al-Qaeda huấn luyện, từng bị tù trong trại Guantanamo của Mỹ, và có tràn đầy thành tích chống Mỹ. Các Bộ trưởng hay Đại sứ của Gaddafi đã bước qua phe nổi dậy, hoặc một thiểu số những người đấu tranh cho dân chủ chống lại Gaddafi thì không có sẵn tổ chức - hay võ khí - để nói chuyện phải quấy với các nhóm võ trang hay tộc trưởng Hồi giáo.
Họ sẽ bị nuốt chửng trong chính quyền lâm thời. Và nếu kêu gọi quốc tế thì sẽ lại mang tiếng trong thế giới Á Rập là tay sai của thực dân Âu Châu hay Đế quốc Mỹ.
Libya thời hậu Gaddafi vẫn bị nguy cơ là vùng đất loạn có nhiều hậu cứ chống Tây phương, chứ chưa được như Iraq!
Nhưng dù sao, Libya chỉ là một xứ có sáu triệu dân và có sức xuất cảng dầu thô khả dĩ làm Âu Châu lúng túng chứ chưa đến nỗi là một khu vực sinh tử cho quyền lợi của Hoa Kỳ. Chuyện bom rơi đạn lạc là điều nên tránh, mà dù có xảy ra thì cũng chưa khiến cho Hoa Kỳ bị điêu đứng.
****
Biến cố đáng nói hơn thế là những gì đang xảy ra gần đó, quanh đó.
Số là Israel bỗng dưng bị khiêu khích khi một gia đình Do Thái định cư tại Tây ngạn sông Jordan (truyền thông Tây phương cứ gọi tắt là West Bank) bị tàn sát dã man vào ngày 12 vừa qua. Nối tiếp là các vụ đánh bom tại Jerusalem, pháo kích sát Tel Aviv và xung đột trên Dải Gaza. Ngẫu nhiên xảy ra khá nhịp nhàng!
Khi tình hình Yemen, Syria, Bahrain đã quá hỗn loạn, bạo động quân sự lại có thể bùng nổ giữa Israel với các nhóm Hồi giáo quá khích đang đòi công trạng và với lực lượng Hamas trên Dải Gaza hay cả Hezbollah từ Lebanon. Rồi khủng hoảng tại Israel có thể ảnh hưởng còn trầm trọng hơn những gì đang xảy ra ở Libya.
Chỉ vì ung nhọt cho Israel chính là Dải Gaza giáp giới với Ai Cập, đang do lực lượng Hamas kiểm soát và dùng làm bàn đạp gây rối cho quan hệ giữa Israel với Ai Cập. Chính quyền lâm thời Ai Cập vẫn duy trì chánh sách hoà hiếu với Israel - một điều kiện ổn định then chốt cho quyền lợi Hoa Kỳ. Nếu bạo động bùng nổ tại đây khiến Israel phải phản ứng mạnh, nạn dân Palestine từ Dải Gaza tràn qua lãnh thổ Ai Cập có thể gây khó cho chính quyền Cairo. Và phản ứng đó của Israel sẽ là thách đố cho Chính quyền lâm thời Ai Cập - dưới con mắt hực lửa của Huynh đệ Hồi giáo.
Khu vực thứ hai đã bắt đầu có vấn đề chính là Tây Ngạn sông Jordan, do phe Palestine ôn hoà của lực lượng Fatah và Chính quyền của Tổng thống Mahmoud Abbas kiểm soát.
Dân Palestine bị chia làm hai mảnh dưới sự lãnh đạo của hai lực lượng Palestine, Fatah thì ôn hoà tại Tây ngạn và Hamas thì quá khích trên Dải Gaza. Bây giờ, nhiều nhóm quá khích đang quậy cả hai khu vực khiến chính quyền liên hiệp của Thủ tướng Benyamin Netanyahu lâm thế kẹt và phải cố dẹp cho êm... Mà lực lượng Hamas thì còn quái dị hơn Moammar Gaddafi gấp bội: nhận sự yểm trợ của cả Iran lẫn Saudi Arabia để tấn công Israel lẫn Chính quyền Palestine của Tổng thống Abbas!
Trung Đông không chỉ có một "con chó điên" là Gaddafi.
Nếu không quá tập trung chú ý vào Libya vốn dĩ đã rối bời thì người ta có thể thấy ra bàn tay Iran trong việc khiêu khích Israel để gây vấn đề cho Chính quyền lâm thời Ai Cập và khuynh đảo Bahrain để làm suy yếu Saudi Arabia. Mục tiêu là tạo thêm khó khăn cho Hoa Kỳ khi ba đồng minh chiến lược của Mỹ là Israel, Ai Cập và Saudi Arabia đều phải rút súng!
Trong năm qua, nỗ lực của Tổng thống Obama nhằm hòa giải Israel với Palestine đã lâm bế tắc. Qua năm nay, khủng hoảng Trung Đông bùng nổ khiến Obama lúng túng. Khi đâm đầu vào Libya thì một chuỗi bạo động lại xảy ra tại Israel, với hậu quả sẽ dội vào Ai Cập và Saudi Arabia.
Can gián Israel và gây sức ép với Gaddafi, việc nào khó hơn" Hay là sẽ lại nhờ Liên hiệp quốc"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.