Hôm nay,  

Tại sao phải Xã Hội Chủ Nghĩa?

15/11/202310:10:00(Xem: 1172)
vn court

Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.” Đó là: “Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng.” (Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 13/10/2023).
   Ông Nghĩa, một Thượng tướng gốc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, phản ảnh quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng coi đây là “Vấn đề mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động”. 
    Nhưng tại sao phải “kiên định Chủ nghĩa xã hội” trên nền tảng Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh mới xây dựng được đất nước phồn vinh?
    Đảng và lãnh đạo đảng các thế hệ, từ thời Hồ Chí Minh đến nay, vẫn lúng túng không trả lời được câu hỏi này. Ngược lại, đảng vẫn coi quyết định của mình là “đúng đắn” vì “phù hợp với tình hình của xã hội Việt Nam” và “xu hướng của thới đại”. Tuy nhiên, đảng không sao giải đáp được thắc mắc tại sao sau 37 năm “đổi mới” (1986-2023) mà đất nước vẫn đì đẹt sau nhiều nước trong khu vực.
    Trong khi đó, tệ nạn tham nhũng, tiêu cực vẫn leo thang nghiêm trọng và tình hình càng tinh vi và phức tạp  từ địa phương lên Trung ương. Đảng cũng thừa nhận càng ngày càng có nhiều cán bộ, đảng viên “tự diễn biến, tự chuyển góa” xa rời Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Thậm chí đã có người còn công khai quay lưng với quyết định của đảng hay đòi phải “dân chủ hóa” chế độ.
    Bằng chứng suy thoái tư tưởng chính trị trong đảng viên được ông Nghĩa nêu lên như: “Học tập các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng còn có biểu hiện hình thức, học qua loa, học cho xong; vẫn còn tình trạng lười học, ngại học nghị quyết, hiểu nghị quyết chưa sâu, chưa chắc; tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng vẫn là khâu yếu; định hướng chính trị, tư tưởng, đạo đức trong phát triển kinh tế, xã hội, các lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, các vấn đề xã hội chưa rõ nét; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có nơi còn hình thức, làm theo Bác vẫn là khâu yếu...
    Vì vậy, thêm lần nữa, tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đã kêu gọi: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ…”

TRÁNH VẾT XE CŨ

Song song với cảnh giác của Trưởng ban Tuyên giáo, báo chí đảng đã đăng lại bài viết của ông Nguyễn Phú Trọng năm 1992, trong đó ông giải thích: “Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã?”
    Ông Trọng viết cái lỗi đầu tiên là: “Với khẩu hiệu "Trả lại chính quyền cho nhân dân", "Tất cả chính quyền về tay Xô viết", chủ trương xoá Điều 6 trong Hiến pháp Liên Xô (là điều khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Liên Xô đối với toàn xã hội), họ từng bước hạ thấp rồi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.
    Hai là, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng.”

    Ông giải thích: “Sự xa rời, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin là nguyên nhân tệ hại dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực và làm tan rã Đảng về mặt chính trị tư tưởng.” (Tạp chí Cộng sản, số 4-1992)
    Từ bài học này, đảng CSVN đã không ngừng chống lại đòi hỏi thay đổi Điều 4 Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam,quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
    Ngoài ra, theo ông Trọng, còn có các nguyên nhân như đảng Cộng sản Liên Xô lúc ấy đã: “ (1) Coi nhẹ hoặc phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng.” (2) Xa rời quần chúng, mất uy tín nghiêm trọng trước nhân dân, không được nhân dân ủng hộ. (3) Họ thoái hóa, biến chất, phạm vào tham nhũng, quan liêu, hách dịch, xa dân, bị quần chúng oán ghét.”

BIỆN BẠCH-BẢO THỦ

Tuy nhiện, Tổng Bí thư đảng CSVN vẫn giáo điều biện bạch rằng: “Sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô, cũng như sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, càng chứng tỏ chủ nghĩa Mác-Lênin không sai, không lỗi thời, mà chính là vì người ta hiểu sai và làm sai chủ nghĩa Mác-Lênin: Sai cả về thực hiện các nguyên lý cơ bản và về vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng.”
    Nói xong, ông Trọng lại đổi giọng quanh co: “Nhưng dù sao thất bại của chủ nghĩa xã hội lần này chỉ là tạm thời. Quy luật khách quan không ai cưỡng lại được vẫn là chủ nghĩa xã hội sẽ phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản.”
    Nhưng đến bao giờ, hay chẳng bao giờ dự đoán chủ quan của ông Trọng sẽ thành hiện thực, mặc dù ông đã tự an ủi mình và đảng CSVN khi ông viết rằng: “Chúng ta tin rằng, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu, những người cộng sản và cách mạng chân chính sẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích, sẽ có thêm kinh nghiệm và bản lĩnh để tiếp tục đấu tranh cho thắng lợi cuối cùng của mục đích mà mình theo đuổi.”
    Vì ông là người giáo điều, là đệ tử trung thành tuyệt đối với Mác-Lênin nên ông mới tự hỏi: “Không lý gì một Đảng Cộng sản to lớn, anh hùng và kiên cường như Đảng Cộng sản Liên Xô, đảng của Lênin vĩ đại, lại cam chịu thất bại dễ dàng như vậy.”
    Nhưng 22 năm sau ngày khối Liên bang Xô Viết tan rã (1991-2023), khối này nói chung và “những người cộng sản và cách mạng chân chính” (theo cách nghĩ chủ quan của ông Trọng) đã  không ngóc đầu lên được.
    Hiện nay, trên toàn Thế giới chỉ còn 4 nước theo Chủ nghĩa Mác-Lênin gồm Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Bắc Triều Tiên, nhưng không tổ chức được một khối thống nhất. Trong số 4 nước, chỉ có Trung Quốc và Việt Nam có nền kinh tế “tự nuôi được mình”, nhờ đã biết  “thị trường hóa nền kinh tế tập trung, bao cấp”. Hai nước Cuba và Bắc Hàn vẫn thuộc nhóm các quốc gia nghèo và lạc hậu trên thế giới.
    Nhưng tại sao cả Trung Quốc và Việt Nam bác bỏ yêu cầu dân chủ hóa chế độ chính trị? Bởi vì cả hai đảng cầm quyền đều biết họ phải dựa vào nhau đế sống. Nếu một trong hai đảng thay đổi chế độ chính trị thì cà hai cùng chết.
    Đó là lý do tại sao Xã hội Chủ nghĩa, và một đảng cầm quyền vẫn tồn tại ở Việt Nam.

– Phạm Trần

(11/023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.