Hôm nay,  

Di sản của Henry Kissinger

08/12/202300:00:00(Xem: 3309)
Henry Kissinger  
Lời người dịch: Việc ra đi của Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger là một đề tài được thảo luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông quốc tế.
  
Nhưng đối với người Việt miền Nam, việc Henry Kissinger ký kết Hiệp định Paris 1973 phải được xem là một sai lầm nghiêm trọng vì Bắc Việt đã lừa đảo được Henry Kissinger khi chiếm trọn mọi ưu thế trên chiến trường và nghị trường. Kết quả này dẫn đến việc Bắc Việt vi phạm Hiệp định và thống nhất lãnh thổ bằng quân sự.
  
Theo nội dung Hiệp định, Bắc Việt và MTGPMN có
ba thắng lợi chính: Một là toàn bộ binh sĩ Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam; hai là công nhận sự hiện diện của 140.000 quân chính quy QĐNDVN ở miền Nam và chính phủ ”ma” MTGPMN; ba là quy chế khu phi quân sự sẽ không đuợc luật quốc tế công nhận và không ai sẽ can thiệp khi vi phạm.
  
Dù tiên đoán Hà Nội không tôn trọng Hiệp định và miền Nam sụp đổ, tại sao Kissinger không chuẩn bị các biện pháp khác nhằm ngăn chặn các hậu quả tàn khốc này? Đây là câu hỏi mà mọi người Việt miền Nam đặt ra để nguyền rủa Kissinger là phản bội VNCH và xem nhẹ các giá trị sống còn của miền Nam, vô đạo đức không thể tha thứ.
  
Kissinger luôn né tránh biện minh trách nhiệm đạo đức cá nhân và những sai lầm trong Hiệp định mà ngược lại đổ trách nhiệm cho chính quyền và dân chúng miền Nam là những người có quyền tự do tự định đoạt số phận của mình. Về trách nhiệm của phía Mỹ, ông dẫn chứng là Nixon bị buộc phải từ chức sau vụ Watergate và Quốc hội còn không muốn tiếp tục viện trợ cho VNCH.
  
Gần đây, có các cáo buộc mới về Henry Kissinger khi đơn phương chấp thuận cho phép binh sĩ Bắc Việt ở lại miền Nam và không thảo luận vấn đề này trước với Richard Nixon và chính quyền VNCH.  
  
Năm 1971 quan điểm công khai của Nixon là cả hai lực lượng Hoa Kỳ và Bắc Việt phải cùng lúc rút ra khỏi miền Nam, để cho người Việt Nam tự giải quyết vấn đề hòa bình.
  
Do đâu mà Henry Kissinger qua mặt  Richard Nixon và VNCH là một vấn đề còn cẩn thảo luận trong chi tiết. Hiện nay, các văn kiện của Henry Kissinger còn bảo mật và ký gởi tại Quốc hội Mỹ. Theo di chúc của ông, các tài liệu này sẽ được tự do tham khảo năm năm sau ngày ông qua đời.
 
***
 
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu.
  
Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.

Sinh ra ở Đức năm 1923, Kissinger di cư sang Hoa Kỳ năm 1938, trở về Đức trong khi phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, và là một sinh viên và sau đó là giảng viên tại Đại học Harvard. Ông đã phục vụ tám năm trong chính phủ Hoa Kỳ, đầu tiên là cố vấn an ninh quốc gia, và sau đó là ngoại trưởng (giữ cả hai vai trò đồng thời từ năm 1973 đến năm 1975) dưới thời Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford.
  
Những thành tựu của ông trong lúc tại chức có nhiều và rất đáng kể. Để bắt đầu, đó là sự mở cưa cho Trung Quốc, một cơ hội được tạo ra bởi sự chia rẽ Trung Quốc -Xô Viết, nhưng được nhận ra và sau đó được Kissinger và Nixon khai thác để sử dụng làm đòn bẩy đối với Liên Xô (đối thủ chính của Mỹ vào thời điểm đó). Việc mở cửa ngoại giao đó không chỉ chấm dứt nhiều thập niên thù địch giữa Mỹ và Trung Quốc. Nó cũng tạo ra một công thức để tạo ra sự khác biệt về Đài Loan, đặt nền tảng cho sự chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc và thiết lập một mối quan hệ lâu dài và quan trọng hơn bao giờ hết. Ngoài ra còn có sự hoà hoãn: nới lỏng các căng thẳng với Liên Xô. Kissinger và Nixon (mối quan hệ thân thiết của họ là một lời giải thích cho ảnh hưởng của Kissinger) đã cấu trúc mối quan hệ giữa hai siêu cường của thời đại. Điều đó cho phép các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân, các quy tắc về lộ trình quản lý các xung đột liên quan đến từng đồng minh riêng biệt của họ và hội nghị thượng đỉnh thường xuyên, tất cả đều giúp giữ cho Chiến tranh Lạnh còn lạnh khi tình trạng có thể trở nên nóng hoặc tệ hơn là dẫn đến việc leo thang hạt nhân.
  

Sau đó là Trung Đông. Sự tương đồng so với ngày nay rất đáng chú ý, vì chính xác là cách đây 50 năm trước, Ai Cập và Syria đã khiến Israel mất kiểm soát với một cuộc đột kích giống như Hamas đã làm vào ngày 7 tháng Mười. Kissinger và Nixon đảm bảo rằng Israel có sự hỗ trợ quân sự nếu cần thiết; nhưng họ cũng gây áp lực buộc Israel không lạm dụng quá mức lực lượng quân sự, vì điều đó có thể kéo Liên Xô vào cuộc chiến hoặc loại bỏ triển vọng ngoại giao sau đó.  Chính sách ngoại giao “con thoi” cá nhân của Kissinger  đã giúp mang lại một lệnh ngừng bắn và tách biệt các lực lượng vũ trang đối lập, tạo tiền đề cho hoà ước Ai Cập-Israel  do Tổng thống Jimmy Carter đàm phán.
  
Những thành tựu này, bất kỳ một trong số đó sẽ tạo thành một di sản quan trọng cho một ngoại trưởng, chứng minh nhiều yếu tố trung tâm trong phương cách của Kissinger đối với các vấn đề của thế giới. Ông chấp nhận ngoại giao, để chắc chắn; nhưng đó là một chính sách ngoại giao hoạt động trong bối cảnh cân bằng quyền lực thuận lợi. Đó không chỉ là ngoại giao, mà là ngoại giao với sự kiềm chế.
  
Kissinger có khuynh hướng bảo thủ. Ông ưu tiên hoá trật tự, có nghĩa là, những nỗ lực của ông để tránh chiến tranh được ưu tiên hơn các mục tiêu có nhiều tham vọng hơn đang được thúc đẩy bởi những người khác mà họ muốn biến đổi các quốc gia hoặc áp đặt hòa bình bằng công lý. Sự nhấn mạnh của ông là thẳng thắn về mối quan hệ giữa các quốc gia hơn là chính trị bên trong họ. Như Kissinger thấy vấn đề này, công việc chính của chính sách đối ngoại Mỹ là định hình chính sách đối ngoại của các nước khác.
  
Người ta tìm thấy những chủ đề này trong nhiều cuốn sách và bài báo của ông, từ luận án tiến sĩ và hồi ký của ông đến những suy tưởng của về vũ khí hạt nhân, các liên minh, nền ngoại giao và gần đây hơn, trật tự thế giới, Trung Quốc và trí tuệ nhân tạo. Ngay cả khi Kissinger chưa bao giờ phục vụ trong chính phủ, ông vẫn sẽ gây ảnh hưởng sâu xa đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thông qua sức mạnh của các ý tưởng và tài hùng biện trong các bài viết.
  
Tất nhiên, hiện nay có những vị ngoại trưởng Mỹ vĩ đại khác, chẳng hạn như George Marshall, Dean Acheson và James Baker. Nhưng không người nào có thể so sánh với Kissinger khi vừa là một tác nhân vừa là một nhà phân tích. Ông là học giả và hành giả xuất sắc trong thời đại của mình.
  
Nhưng điều này không có nghĩa là Kissinger đã không phạm phải một số điều sai lầm. Ông chắc chắn đã làm, như nhiều người gièm pha và chỉ trích ông nhanh chóng chỉ ra.
  
Các chính sách gây tranh cãi nhất mà ông có tham gia liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Giới chỉ trích cuộc chiến đổ lỗi cho Kissinger đã kéo dài nó, và mở rộng sang Campuchia, vào thời điểm mà nhiều người đánh giá nó là không thể thắng và không đáng để chiến đấu. Nhưng ông cũng bị chỉ trích từ những người ủng hộ chiến tranh, do vai trò của ông trong việc đàm phám chấm dứt cuộc chiến. Các điều khoản của "hòa bình" cho phép Bắc Việt thắng được miền Nam trong vòng hai năm.
 
Kissinger cũng đóng một vai trò gây tranh cãi trong các biến cố năm 1971, khi ông đứng về phía Pakistan (một đồng minh của Mỹ đã giúp đỡ bước dọn đường để đột phá với Trung Quốc) bất chấp các báo cáo rằng chính phủ nước này đang thực hiện một chiến dịch đàn áp quy mô, hoặc điều mà nhiều người đánh giá là một cuộc diệt chủng, như ở Bangladesh ngày nay. Cuối cùng, Kissinger vẫn bị chỉ trích dữ dội vì vai trò của ông trong việc cố gắng lật đổ chính phủ ở Chile được bầu cử dân chủ là Salvador Allende, do khuynh hướng ý thức hệ.
  
Kissinger thỉnh thoảng cố gắng bác bỏ những phàn nàn này khác về các chính sách của ông. Nhưng những nỗ lực của ông không hoàn toàn thuyết phục, bởi vì một số phê bình chính đã có giá trị. Tuy nhiên, điểm quan trọng hơn là những thành tựu của Kissinger rất lớn, và lớn hơn nhiều so với những thất bại của ông.
  
Kết quả là một di sản lâu dài, xứng đáng về sự nghiêm túc về thế giới và về sự nguy hiểm của một chính sách đối ngoại của Mỹ được xác định bởi hoặc là dưới tầm với (chủ thuyết biệt lập) hoặc vượt quá tầm với (cố gắng chuyển đổi các tình huống hoặc chế độ chỉ có thể được xử lý, tốt nhất). Đó là một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan để chú ý khi họ một lần nữa phải đối mặt với một thế giới được đánh dấu bởi nền chính trị do các cường quốc và sự hỗn loạn ngày càng tăng.
 
 
– Richard Haass
Đỗ Kim Thêm dịch
 
Richard Haass, Chủ tịch hồi hưu của Council on Foreign Relations và tác giả  The Bill of Obligations: The Ten Habits of Good Citizens (do NXB Penguin Press ấn hành năm 2023) và Home & Away, bản tin Substack phát hành hàng tuần.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.