Hôm nay,  

Vịt Tứ Xuyên

08/06/200900:00:00(Xem: 8053)

Vịt Tứ Xuyên

Nguyễn Xuân Nghĩa
Tiêu biểu cho bệnh đầy hơi Trung Quốc...

Xa thì ta có đất Ba Thục và Gia Cát Lượng của "Tam Quốc Chí Diễn nghĩa". Gần thì ta có Dư Thương Hải và phái Thanh Thành trong truyện võ hiệp Kim Dung: Tứ Xuyên là vùng đất lạ mà quen của nhiều người Việt chúng ta. Tứ Xuyên cũng là một tiêu biểu cho loại "Vấn đề Trung Quốc của Bắc Kinh" (xin xem lại loạt bài được trình bày liên tục trên cột báo này).
Nhìn vào đó, có khi mình hiểu vì sao xứ này gặp loạn... Và loạn như thế nào.
***
ĐỊA DƯ HÌNH THỂ VÀ SUY THOÁI KINH TẾ
Trước khi kinh tế toàn cầu rơi vào nạn suy thoái như hiện nay, Trung Quốc đã có vấn đề, một vấn đề gắn liền với địa dư hình thể của họ.
Đế quốc gia bát ngát và đông dân nhất thế giới thật ra gồm có ba "nước", đó là ba khu vực với những dị biệt "truyền kiếp" thường dẫn tới phân hoá hay chiến tranh.
Nạn suy thoái hiện nay sẽ đào sâu những dị biệt đó vì lãnh đạo Bắc Kinh không thể áp dụng một giải pháp ứng phó đồng hạng cho cả nước. Mà đưa ra một kế hoạch tinh vi để đáp ứng tình hình khác biệt của từng khu vực lại là chuyện khó xử cho lãnh đạo của một chế độ chưa có dân chủ và chưa muốn áp dụng thể chế liên bang.
Trước nhất, xin hãy nhìn theo trục Bắc-Nam.
Trung Quốc có phần đất miền Bắc với sông Hoàng hà và một vùng châu thổ có đất canh tác để nuôi dân. Nhưng việc vận chuyển trên dòng sông này không hoàn toàn tiện lợi, việc khai thác hay "trị thủy" cũng không dễ dàng, thiên tai lũ lụt vẫn thường xảy ra. Từ khu vực ấy mà tập trung kiểm soát được vùng đất ôn đới của miền Nam - và hai con sông Dương tử và Châu giang - là việc nan giải. Địa dư, khí hậu khác biệt và dịch bệnh tại miền Nam là bài toán muôn thuở, mà... Tào Tháo đã gặp tại trận Xích Bích được La Quán Trung thi vị hoá trong "Tam Quốc Chí Diễn nghĩa!"
Cửa khẩu của hai con sông miền Nam nói trên lại có các hải cảng thông thương với bên ngoài, như Thượng Hải, Hong Kong hay Quảng Châu... Miền Nam vì vậy vẫn có khuynh hướng tự nhiên là vươn ra ngoài và tuột khỏi tầm kiểm soát của triều đình hay chính quyền ở miền Bắc.
Chính quyền Bắc Kinh ngày nay cũng thế. Họ đang gặp loại vấn đề nan giải khiến Trung Quốc thường vỡ đôi theo kiểu Nam-Bắc triều.
Ưa đọc truyện Tầu, người Việt ta đều có thể mường tượng ra chuyện đó. Hiện đại hoá thì ta nghĩ đến "Đại vận hà", con kinh nhân tạo vĩ đại có khả năng nối liền ba dòng sông Hoàng hà, Dương tử và Châu giang và đưa bàn tay quyền lực của Bắc Kinh xuống tới miền cực Nam. Loại vấn đề đã có từ thời Ngô Phù Sai vào đời Chiến Quốc - để thôn tính nước Việt của Câu Tiễn - cho tới Bộ Chính trị ngày nay...
Một bài toán về đầu tư có ảnh hưởng tới an ninh và quyền lực. Đấy là một cách nhìn theo cái trục Bắc-Nam.
Nhìn theo ngả Đông-Tây, Trung Quốc lại có ba khu vực khác biệt.
Miền Đông của đường "đẳng cao tuyến" nối liền mỏm cực Bắc của biên giới với Miến Điện, qua thủ phủ Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên lên tới Bắc Kinh và phân nửa Mãn Châu, là nơi có độ ẩm đủ cao cho việc canh tác: thiên nhiên đã vạch ra một khu vực có trình độ phát triển cao hơn nơi khác. Kế hoạch hiện đại hoá của Đặng Tiểu Bình đẩy tiếp đà phát triển của khu vực miền Đông lên mức cao hơn nữa, chưa từng có trong lịch sử xứ này, cho nên cả thế giới đều nói tới "phép lạ Trung Quốc".
Chỉ vì người ta chỉ nhìn vào cái tủ kiếng của khu vực hướng ngoại ở miền Đông. Bây giờ, khu vực ấy đang bị ảnh hưởng nặng nhất của nạn suy thoái toàn cầu vì các thị trường quốc tế của hàng hoá Trung Quốc đều bị co cụm.
Khu vực thứ hai là các tỉnh "miền Trung" - tại hướng Tây của đẳng cao tuyến nói trên.
Bị khoá trong lục địa với khí hậu khô cằn và thiên nhiên hiểm trở, khu vực này thường chậm phát triển và luôn luôn có tư tưởng "Đông tiến" - tiến về hướng Đông - để tìm bát cơm, hoặc quyền bính. Các cuộc vận động lịch sử gọi là nội loạn, gồm thâu thiên hạ, hay cách mạng của xứ này thường xuất phát từ nơi ấy. Tần Thủy Hoàng đế hay Mao Trạch Đông cũng lên nắm quyền tại miền Đông là nhờ đám người đi ra từ khu vực hiểm trở và khó sống này ở miền Tây. Chiến lược gia thiên tài như Gia Cát Lượng mà "lục xuất Kỳ sơn" không thành thì cũng đành ngậm ngùi với cảnh sao rơi Ngũ trượng nguyên vì bị khoá trong vùng nội địa...
Thời nay, từ cả chục năm nay, khu vực này đòi hỏi một nguồn đầu tư lớn hơn, mà không có, và dị biệt ngày một sâu rộng về lợi tức lẫn quyền hạn giữa hai khu vực Đông-Tây ấy là một vấn đề cho lãnh đạo tại Trung ương thuộc thế hệ thứ tư như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo. Khi các tỉnh miền Đông đang bị ảnh hưởng nặng (nhất) của nạn suy thoái ngày nay, thì lãnh đạo các tỉnh càng không vui với chiến lược tái phân lợi tức của Trung ương tại Bắc Kinh.
Khu vực thứ ba thì còn khô cằn và hiểm trở hơn nữa, với sức đóng góp thấp nhất cho sản lượng kinh tế quốc dân nhưng tầm quan trọng chiến lược nhất cho sự toàn vẹn lãnh thổ.
Đó là vùng phiên trấn che chở Trung Quốc khỏi các mối nguy truyền kiếp của các dị tộc từ bên trong lục địa Âu-Á đổ xuống. Nó trải rộng từ Cao nguyên Thanh Tạng qua đất Tây Tạng đang bị chiếm đóng, tới Tân Cương, Nội Mông và phân nửa miền Tây của Mãn Châu. Đấy cũng là khu vực mà Hán tộc (chiếm 92% dân số toàn quốc) lại gặp sức ly tâm của các sắc tộc khác.
Giữ vị trí bản lề trong khu vực hiểm yếu đó có tỉnh Tứ Xuyên với thủ phủ là Thành Đô, và thành phố Trùng Khánh - từ năm 1997 đã trở thành một đơn vị hành chánh trực thuộc Trung ương. Đây là thành phố lớn nhất, đông dân nhất (31 triệu dân, vượt qua Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân hay Quảng Châu)...


Đất Tứ Xuyên này kết tinh những mâu thuẫn và nguy cơ phân hoá của Trung Quốc.
***
TỨ XUYÊN ĐẠI LỘ... VÀ ĐẠI HỌA
Tỉnh Tứ Xuyên có tên đầy đủ là "Tứ Xuyên Lộ" - hay Xuyên Giáp Tứ Lộ - là hệ thống sông ngòi và sơn ải chia cả khu vực ra làm nhiều mảnh.
Tỉnh này có dân số đứng hàng thứ ba trong các tỉnh Trung Quốc, lớn hơn Việt Nam chút đỉnh  với 89 triệu dân, và có rất nhiều sắc thái khác biệt. Tứ Xuyên có canh nông và mục súc và tài nguyên khoáng sản và nền móng kỹ nghệ. Đập Tam Giáp được xây tại tỉnh Hồ Bắc gần đó cũng tránh được nạn lũ lụt cho Bình nguyên Tứ Xuyên, nơi có con sông lớn là Mân giang, một chi nhánh chảy vào sông Dương tử. Tứ Xuyên là một tỉnh có bình nguyên ở giữa và được núi non che chở ở ba mặt (Bắc, Tây và Nam). Trùng Khánh có đường thông thương ra hướng Đông nhờ con sông Dương tử này.
Nhìn ra ngoài, Tứ Xuyên tiếp giáp với các tỉnh Thiểm Tây, Vân Nam, Quý Châu, Cam Túc, và... rặng Hy Mã Lạp Sơn, với các vùng thuộc khu vực phiên trấn như vừa nói ở trên, tức là Cao nguyên Thanh Tạng và "Đặc khu Tự trị Tây Tạng" - đất Tây Tạng bị chiếm đóng.
Không kể vết nứt địa chất Long môn sơn nằm giữa lãnh thổ - và cơn địa chấn tại huyện Vấn Xuyên hồi tháng Năm năm ngoái làm tám vạn người chết - Tứ Xuyên còn nằm trên vết nứt của địa dư chính trị: muốn ngả về Đông đề tìm sinh lộ kinh tế cũng được mà có bị đẩy vào vị trí phòng thủ miền Tây thì cũng đúng. Tứ Xuyên là đất "Viễn Tây" của khu vực trù phú và hướng ngoại miền Đông.
Vì vậy, Trung Quốc mà trị hay loạn thì ta có thể nhìn thấy trước tiên là tại Tứ Xuyên.
Trong dịp kỷ niệm 20 năm vụ tàn sát Thiên an môn, Chính quyền Bắc Kinh ráo riết kiểm soát an ninh và không thấy ai bị mất mạng tại thủ đô. Nhưng thời sự đầy bình an và ổn định ấy không nói tới nhiều vụ bạo động chết người tại Trùng Khánh và các địa phương trong tỉnh Tứ Xuyên làm nhân viên trong bộ Công an đã bận không ít từ mấy ngày qua. Thật ra từ mấy tháng qua...
Về kinh tế thì sản lượng của tỉnh đã đạt mức tăng trưởng "đầy ấn tượng" là 14,5% vào quý một năm ngoái - khi kinh tế Mỹ đi vào suy trầm. Trận động đất Vấn Xuyên đánh sụt sản lượng với đà tăng trưởng chỉ còn 4,6% vào quý hai. Tính ra toàn năm thì sản lượng kinh tế của tỉnh trong cả năm ngoái đã lên tới hơn 180 tỷ đô la (gấp đôi Việt Nam, với một dân số gần tương tự). Trong quý một năm nay, sản lượng của Tứ Xuyên đã tăng được gần 11% so với trung bình toàn quốc là hơn 6%. Nhìn như thế thì kết quả kinh tế không đến nỗi tệ và đáng cho truyền thông Tây phương trầm trồ về sức bật của Trung Quốc trong vụ suy thoái toàn cầu.
Nếu vậy, vì sao Bắc Kinh vừa quyết định sẽ bơm vào Tứ Xuyên khoảng 146 tỷ đô la - một phần tư của kế hoạch kích cầu trị giá chừng 585 tỷ đô la cho toàn quốc" (Xin đọc bài "Vấn Đề Trung Quốc... của Bắc Kinh" trên cột báo này trong số ra ngày 30 tháng Năm, của tuần trước). Vì sao phải rót vào Tứ Xuyên một khoản tiền cao bằng 80% sản lượng của toàn tỉnh (146 tỷ đô la cho một tỉnh đang sản xuất ra chừng 182 tỷ)" Hãy tưởng tượng đến việc chính quyền liên bang Hoa Kỳ phải bơm vào kinh tế khoảng 11.500 tỷ cho một nền kinh tế có sản lượng chừng 14.00 tỷ thi ta mới thấy kích thước vĩ đại và kỳ dị của vấn đề.
Một trong các lý do là vì Tứ Xuyên không chỉ xuất cảng món vịt quay dòn tan mà còn nhập cảng lao động từ tỉnh khác.
Hàng năm, chừng 11% dân số Trung Quốc vẫn thủ vai siêu tán, bỏ quê đi kiếm việc làm nơi khác, và số dân siêu tán đi vào Tứ Xuyên là đông nhất. Mà con số chính thức về hiện tượng di dân nội địa ấy (là 11% dân số) vẫn chưa là con số thật - tỷ lệ thất nghiệp của cả tỉnh Tứ Xuyên là 4,4% cũng thế. Thấp hơn thực tế vì dù con số thống kê không biết nói dối, kẻ dối trá cũng biết lập thống kê!
Bây giờ, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, các tỉnh miền Đông bỗng đói thị trường xuất cảng và thừa nhân công. Người dân mà Trung Quốc gọi là "dân công" đang phải hồi hương, và ào ạt hồi hương. Tứ Xuyên hiện có chừng 10 triệu người như vậy, sau khi các di dân phải giã từ những trung tâm xuất cảng lớn tại Quảng Đông hay Chiết Giang trở về. Dân số 11 triệu người của thủ phủ Thành Đô bỗng tăng thêm hơn mười vạn. Trùng Khánh là nơi xuất cảng lao động khá mạnh - khoảng 12 triệu - nay lại nhận về một khối lượng hồi hương rất lớn.
Bài toán di dân nội địa ấy đang gây nguy cơ động loạn cho tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh. Khi cư dân lại bất mãn vì những tai họa xảy ra từ trận động đất Vấn Xuyên năm ngoái và những chậm lụt trong việc cứu trợ, Tứ Xuyên bỗng như thùng thuốc nổ.
Vì thế, Bắc Kinh phải ráo riết trút tiền vào Tứ Xuyên.
***
Huống hồ, Tứ Xuyên còn là nơi sinh sống của nhiều sắc tộc thiểu số, như dân Lô Lô - nay được gọi là người Di - và... dân Tây Tạng.
Năm 2009 này là dịp tưởng niệm việc Tây Tạng bị chiếm đóng 50 năm về trước và từ năm ngoái, bạo động thường xuyên xảy ra trong khu vực sinh sống của người Tây Tạng. Đàn áp thi càng dẫn tới phản ứng ly khai mà không đàn áp thì lại bị phong trào đòi tự trị.
Vì vậy, Tứ Xuyên gặp một chuỗi tai họa kinh tế, xã hội và chính trị trên một nền móng cho nhiều bất ổn. Khi theo dõi vấn đề Trung Quốc của Bắc Kinh, hoặc tai hoạ bốc xít từ Hà Nội, lâu lâu cũng nên liếc vào Tứ Xuyên hay đường về Trùng Khánh... Trung Quốc không thể tự tung tự tác như nhiều người đang nghĩ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.