Hôm nay,  

Iran Và Tt Obama

30/06/200900:00:00(Xem: 9740)

Iran Và TT Obama

Vũ Linh
...Ahmadinejad chống Tây Phương cực đoan... Mousavi chống TP thực tiễn...
Ngày 12 Tháng Sáu vừa qua, Iran tổ chức bầu cử tổng thống. Lúc ban đầu, tin này chắc có thể làm nhiều người ngạc nhiên, nhưng quả là Iran có bầu tổng thống thật. Cũng không phải lần đầu.
Từ sau ngày Giáo Chủ Ayatollah Khomeini lên nắm quyền sau khi Quốc vương Pahlavi bị lật đổ năm 1979, Iran theo một chế độ chính trị khá phức tạp, pha trộn độc tài với thần quyền.
Trên cùng là “Lãnh Tụ Tối Cao” -Supreme Leader- là một Giáo Chủ - Ayatollah- kiêm nhiệm tổng tư lệnh quân đội và tất cả các cơ quan an ninh quốc gia. Vị này được một Hội Đồng Chuyên Gia bầu lên -Assembly of Experts- gồm có 86 học giả -scholars - về Hồi Giáo, hầu hết là giáo sĩ thâm niên thuộc loại trung kiên sẵn sàng tử vì đạo. Các học giả này được dân bầu lên theo phổ thông đầu phiếu. Lãnh Tụ Tối Cao hiện nay là Giáo chủ Ali Khamenei. Chủ Tịch Hội Đồng Chuyên Gia là Giáo chủ Hashemi Rafsanjani. Cả hai ông Khamenei và Rafsanjani đều đã từng làm tổng thống.
Dưới đó là một Hội Đồng Bảo Hiến -Council of Guardians- (còn được dịch là Hội Đồng Giám Hộ) có nhiệm vụ bảo vệ Hiến Pháp.  Hội đồng này có 12 thành viên, một nửa do Lãnh Tụ Tối Cao bổ nhiệm, một nửa là viên chức cao cấp của chính quyền như tư lệnh quân đội, cảnh sát, giám đốc thông tin… Hội đồng có trách nhiệm thanh lọc tất cả các ứng viên vào tất cả chức vụ dân cử  như tổng thống và dân biểu.
Dưới nữa là một tổng thống. Bên cạnh hành pháp là lập pháp với một quốc hội chỉ có một viện. Hai cơ quan hành pháp và lập pháp đều do dân bầu trực tiếp, tuy nhiên muốn ra tranh cử, phải được Hội Đồng Bảo Hiến chấp nhận. Thí dụ trong kỳ bầu tổng thống vừa qua, có tổng cộng 467 ứng viên, nhưng chỉ có ba người được chuẩn nhận, ngoài đương kim Tổng thống Mahmoud Ahamdinejad ra tái tranh cử.
Dưới tổng thống là tám ông phó tổng thống và nội các do tổng thống bổ nhiệm.
Tổng thống đương nhiệm đắc cử năm 2005 ở vòng hai khi đánh bại đối thủ Rafsanjani, là cựu tổng thống và là đương kim Chủ Tịch Hội Đồng Chuyên Gia nêu trên. Ahmadinejad thua Ranfsanjani ở vòng một nhưng vì không ai đạt quá 50% số phiếu nên mới có vòng hai. Ahmadinejah lần này ra tranh cử chống lại ba người, một là một giáo sĩ ít người biết đến, một là nguyên Tư lệnh Vệ binh Quốc gia trong 16 năm liềm, và nổi tiếng nhất là người còn lại, nguyên Thủ tướng Mir-Hossein Mousavi (sau này, chức Thủ tướng bị bãi bỏ).
Bốn nhân vật vừa được nêu tên chính là bốn người chủ chốt trong cuộc khủng hoảng hiện nay tại Iran. Bốn người đó chia làm hai phe. Một bên là Lãnh Tụ Tối Cao Khamenei và tổng thống đương nhiệm Ahmadinejad, bên kia là Chủ Tịch Hội Đồng Chuyên Gia Rafsanjani và ông Mousavi. Một điều khúc mắc nữa là ông Mousavi này trước đây làm thủ tướng cho Khamenei. Bây giời thành đối thủ. Ngay ông Khamenei trước đây được lên làm Lãnh Tụ Tối Cao cũng nhờ sự tích cực hậu thuẫn của Rafsanjani, bây giờ hai ông cũng lại thành đối thủ,
Khỏi nói thì ai cũng thấy một bức tranh cực kỳ phức tạp.
Ông Lãnh Tụ Tối Cao ủng hộ ông tổng thống hạ ông đối lập trước đây là thủ tướng cho mình. Ông đối lập này được ông Chủ Tịch Hội Đồng Chuyên Gia ủng hộ, chống lại tổng thống đương nhiệm vì chính ông Chủ Tịch này đã bị thua ông tổng thống năm 2005. Ông Chủ Tịch Hội Đồng Chuyên Gia là người cất nhắc ông Lãnh Tụ Tối Cao, bây giờ lại hăm he cất chức ông này.
Nói tóm lại, tất cả mấy ông này đều cùng một khối các nhân vật bảo thủ, trước là phe cánh đồng minh với nhau, và cuộc tranh chấp hiện nay chỉ là tranh chấp nội bộ, tranh giành quyền hành phe nhóm.
Một số các quan sát viên đã nhận định sai lầm, rằng cuộc tranh chấp hiện nay phản ảnh một sự thức tỉnh và đấu tranh đòi tự do dân chủ. Một bên là TT Ahmadinejad bảo thủ cực đoan, và một bên là ông Mousavi, “thân Tây Phương”. Thật sự không phải vậy. Nhãn hiệu “thân Tây Phương” hoàn toàn không đúng sự thật. Đúng ra phải nói TT Ahmadinejad chống Tây Phương cực đoan thì ông Mousavi chống Tây phương thực tiễn nên có vẻ ôn hòa hơn một chút, chứ không thân gì hết.
Ông Ahmadinejad hay ông Mousavi thắng thì tình trạng cũng như nhau thôi. Ta đừng quên cái ông Mousavi là thành phần thiên tả, trước đây đã nắm quyền, làm thủ tướng cho ông Lãnh Tụ Tối Cao hiện thời và dưới triều đại của ông, Iran đã khởi sự kế hoạch nguyên tử.
Hiện đang có một làn sóng ngầm trong giới trí thức thanh niên và thanh nữ trẻ, muốn thấy xứ sở được tiến bộ và cởi mở hơn, nhưng khối này cho đến nay vẫn chưa dám đòi hỏi bãi bỏ chế độ thần quyền, cũng như chưa có hậu thuẫn mạnh. Cả nước vẫn còn bị mấy ông giáo sĩ già lụ khụ khống chế. Tình trạng xuống đường bạo động gần đây của khối trẻ phản ảnh một thứ “liên minh” tạm bợ, kiểu lợi dụng lẫn nhau giữa khối trí thức trẻ và nhóm Mousavi. Có thể nếu ông Mousavi thắng cử thì Iran sẽ cởi mở hơn đôi chút, bớt lệ thuộc tôn giáo hơn một chút, nhưng sẽ đi vào con đường xã hội chủ nghĩa -socialism- mạnh hơn.
Quan trọng hơn nữa, không ai tin Iran sẽ trở thành một nước dân chủ và chế độ thần quyền độc tài sẽ chấm dứt.
Đó là bối cảnh đưa đến cuộc tranh chấp hiện nay.
Cái giọt nước làm tràn ly, đưa đến đấu tranh bạo động chính là cuộc bầu tổng thống. Thời gian trước bầu cử, các thăm dò dư luận cho thấy ông đối lập sẽ thắng lớn. Báo Newsweek vội vã viết bài về chuyện Iran chuẩn bị qua trang sử mới! Nhưng kết quả bầu cử cho thấy tổng thống đương nhiệm thắng lớn. Chẳng có gì lạ trong các cuộc bầu cử ở mấy xứ độc tài. Các cuộc bầu cử trước đây có lẽ cũng vậy thôi. Nhưng kỳ này to chuyện vì có hai phe ngang sức nhau tranh giành nhau.


Nhiều dấu hiệu cho thấy có gian lận rõ ràng. Chẳng hạn, trước ngày bầu cử, thăm dò dư luận cho thấy ông Mousavi sẽ đại thắng với cỡ 80% phiếu tại quê nhà của ông, dĩ nhiên. Nhưng kết quả lại cho thấy ông thua xa tổng thống đương nhiệm ngay tại quê nhà. Hội Đồng Bảo Hiến xét sơ qua kết quả bầu cử kết luận là tại 50 thành phố lớn nhất nước, số phiếu đếm được cao hơn số cử tri ghi danh bầu, tổng cộng chừng ba triệu phiếu. Nhưng lại kết luận rằng những chuyện “bất bình thường” -irregularities- không quan trọng đến độ phải tổ chức bầu lại.
Rồi ông Lãnh Tụ Tối Cao tuyên bố chấp nhận kết quả, cấm không ai được khiếu nại.
Trước và sau khi ông Lãnh Tụ Tối Cao lên tiếng, phe Mousavi xuống đường ào ạt, tố cáo bầu cử gian lận, đòi tổ chức bầu cử lại. Chẳng những không được thỏa mãn, mà lại còn bị đàn áp tàn bạo. Báo chí nước ngoài bị cấm không được loan tin, đăng hình ảnh. Nhưng hàng loạt hình ảnh cuộc đàn áp đẫm máu được chuyển ra ngoài nước qua hệ thống internet, blog cá nhân,…
Hình ảnh một thiếu nữ trẻ bị cảnh sát bắn phun máu miệng, máu mũi đến chết đã gây chấn động mạnh, và trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh.
Cho đến cuối tuần lễ thứ ba của Tháng Sáu, số người thiệt mạng lên đến 19 người. Đó là tin chính thức của Nhà Nước Iran.  Qua các hình ảnh đàn áp bằng bạo lực thẳng tay được chuyển qua internet, không ai tin con số quá ít này.
Cả thế giới rúng động. Các nước Âu Châu tương đối ôn hòa trước đây như Anh, Pháp và Đức lên tiếng tố giác mạnh mẽ, lên án chính quyền và kêu gọi ngưng đàn áp ngay. Nhưng điều đáng chú ý nhất là người nổi tiếng là nói nhiều, nói hay, nói giỏi nhất, cũng là lãnh tụ đại cường lớn nhất thế giới thì lại tuyệt nhiên im hơi lặng tiếng.
Đó là TT Obama.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc bị ký giả xúm lại hỏi thì chỉ trả lời lòng vòng kiểu TT rất quan tâm, hay TT đang theo dõi rất sát. Bị chất vấn quá, phát ngôn viên mô tả cuộc đấu tranh như là một cuộc “tranh luận rất xôi động” - vigorous debate. Trước đó, Obama gọi là "robuste debate". Cả trăm ngàn người biểu tình, cả chục người chết, và cả trăm người bị thương, bị bắt, mà gọi là “tranh luận”"""
Chẳng đặng đừng, cuối cùng thì 10 ngày sau TT Obama mới cấp tốc họp báo, chính thức kết án việc đàn áp, gọi đó là những “hành động bất công” -unjust actions-. Ông cũng khuyến cáo nhà cầm quyền Iran “bây giờ vẫn chưa muộn” -not too late- để thay đổi tình thế. “Not too late” sau khi cả chục người đã chết" Thế thì chừng nào mới là “too late”" Sau khi cả trăm người chết và cả ngàn người bị thương như tại Thiên An Môn cách đây hai chục năm" Hay lúc đó cũng vẫn chưa muộn"
Các báo phe ta tìm cách bào chữa cho TT Obama. Họ nêu lên khá nhiều lý do.
Lý do thứ nhất, họ gợi lại chuyện TT Bush (cũng lại là lỗi của Bush, nhưng đây là ông Bush cha) hồi xưa lên tiếng ủng hộ sự chống đối của dân Iraq theo hệ phái Shia đối với Saddam Hussein, làm họ tưởng được Mỹ “bật đèn xanh” Họ nổi dậy và bị Saddam đàn áp không nương tay, giết cả trăm ngàn người, trong khi Bush đứng ngoài lên án, mà không nhúc nhích gì. Ký giả phe ta biện luận TT Obama không muốn tình trạng này tái diễn, lên tiếng kết án mạnh quá dân chúng Iran tưởng Mỹ sẽ gửi thủy quân lục chiến qua, để rồi bị thảm sát hết.
Đây là ngụy biện thứ nhất. Dân Iran chẳng cần đợi Mỹ bật đèn xanh gì hết, đã nổi loạn rồi, và đã có người chết rồi. Và cũng không ai ngây ngô tin Obama sẽ dám mang thủy quân lục chiến đi đâu hết!
Lý do thứ hai được báo Mỹ đưa ra là TT Obama không muốn lên tiếng, giúp cho Iran có cớ để đổ lỗi lên đầu Mỹ, và chửi Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ Iran.
Đây cũng là ngụy biện. Dù TT Obama chẳng làm gì, và chẳng dám hé môi chỉ trích, cả TT Ahmadinejad lẫn Lãnh Tụ Tối Cao Khamenei đều lớn tiếng sỉ vả Mỹ và Anh đứng sau lưng giật giây, khuyến khích cuộc nổi loạn.
Lý do tránh can thiệp vào chuyện nội bộ Iran mặc dù đã có cả chục người chết, cả ngàn người bị thương, bị bắt, làm nhiều người xét lại thông điệp của TT Obama. Như vậy có nghĩa là các nước đang bị đàn áp thống trị hay đang có vấn đề về tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, không nên trông chờ gì nơi đại cường Cờ Hoa nữa" Sudan, Zimbabwe, Tây Tạng, Việt Nam, … “Xin lỗi nhe, tôi không can dự vào chuyện nội bộ của quý vị!”
Lý do thứ ba báo phe ta đưa ra là TT Obama vẫn hy vọng sẽ có khả năng thuyết phục được các giáo sĩ  Iran khuyên họ từ bỏ giấc mơ vũ khí nguyên tử, cũng như từ bỏ thái độ thù nghịch với Mỹ. Chỉ cần các giáo sĩ cho ông cơ hội gặp và nói chuyện, ông sẽ thuyết phục được họ ngay. Do đó Obama không muốn làm bất cứ gì phật lòng các giáo sĩ, coi như chặt cầu với họ, mai mốt không còn cơ hội nói chuyện nữa. Mới đây, ông đã nức nở ca tụng văn minh và văn hóa ngàn năm của Ba Tư, những cái hay cái đẹp của Hồi Giáo, và đã gần như xin lỗi vì CIA Mỹ hồi năm 1953 đã lật đổ thủ tướng dân cử Iran. Bây giờ chẳng lẽ lại đổi giọng quá mau chỉ vì đang có một cuộc “tranh luận rất xôi động”"
Đây có lẽ đúng là lý do chính khiến TT Obama ngậm tăm suốt thời gian đầu, nay chẳng đặng đừng phải lên tiếng vì chính quyền Iran đàn áp quá mạnh. Nhưng nếu là lý do chính thì quả thật TT Obama rất là tự tin, tự tin đến độ ngây ngô: cứ cho rằng mình thuyết phục được hơn một nửa dân Mỹ bỏ phiếu cho “hy vọng” thì mình cũng có thể thuyết phục được mấy ông giáo sĩ Iran. TT Obama quên mất hay không biết đây là các cụ già cuồng tín, đầu óc “đầy sạn” từ quá lâu rồi, không dễ tin lời Obama như mấy anh ký giả cấp tiến của New York Times hay MSNBC đâu.
Phản ứng yếu xìu cho có lệ của TT Obama nằm trong chiến lược vuốt ve khối Hồi Giáo nói riêng và tất cả các nước “ít thân thiện” với Mỹ nói chung, mà TT Obama đã và đang thi hành. Chẳng hạn như tái lập bang giao với Syria.
TT Obama sẽ vuốt ve tới mức nào và đạt được thành quả gì, ta hãy chờ xem. Chỉ biết TT Ahmadinejad đã đáp ứng bằng cách sỉ vả Obama, cho rằng giữa Obama và Bush chẳng có gì khác biệt và đòi hỏi Obama phải xin lỗi vì đã xía vào chuyện nội bộ Iran! (30-06-09)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.