Hôm nay,  

Iran Và Tt Obama

30/06/200900:00:00(Xem: 10225)

Iran Và TT Obama

Vũ Linh
...Ahmadinejad chống Tây Phương cực đoan... Mousavi chống TP thực tiễn...
Ngày 12 Tháng Sáu vừa qua, Iran tổ chức bầu cử tổng thống. Lúc ban đầu, tin này chắc có thể làm nhiều người ngạc nhiên, nhưng quả là Iran có bầu tổng thống thật. Cũng không phải lần đầu.
Từ sau ngày Giáo Chủ Ayatollah Khomeini lên nắm quyền sau khi Quốc vương Pahlavi bị lật đổ năm 1979, Iran theo một chế độ chính trị khá phức tạp, pha trộn độc tài với thần quyền.
Trên cùng là “Lãnh Tụ Tối Cao” -Supreme Leader- là một Giáo Chủ - Ayatollah- kiêm nhiệm tổng tư lệnh quân đội và tất cả các cơ quan an ninh quốc gia. Vị này được một Hội Đồng Chuyên Gia bầu lên -Assembly of Experts- gồm có 86 học giả -scholars - về Hồi Giáo, hầu hết là giáo sĩ thâm niên thuộc loại trung kiên sẵn sàng tử vì đạo. Các học giả này được dân bầu lên theo phổ thông đầu phiếu. Lãnh Tụ Tối Cao hiện nay là Giáo chủ Ali Khamenei. Chủ Tịch Hội Đồng Chuyên Gia là Giáo chủ Hashemi Rafsanjani. Cả hai ông Khamenei và Rafsanjani đều đã từng làm tổng thống.
Dưới đó là một Hội Đồng Bảo Hiến -Council of Guardians- (còn được dịch là Hội Đồng Giám Hộ) có nhiệm vụ bảo vệ Hiến Pháp.  Hội đồng này có 12 thành viên, một nửa do Lãnh Tụ Tối Cao bổ nhiệm, một nửa là viên chức cao cấp của chính quyền như tư lệnh quân đội, cảnh sát, giám đốc thông tin… Hội đồng có trách nhiệm thanh lọc tất cả các ứng viên vào tất cả chức vụ dân cử  như tổng thống và dân biểu.
Dưới nữa là một tổng thống. Bên cạnh hành pháp là lập pháp với một quốc hội chỉ có một viện. Hai cơ quan hành pháp và lập pháp đều do dân bầu trực tiếp, tuy nhiên muốn ra tranh cử, phải được Hội Đồng Bảo Hiến chấp nhận. Thí dụ trong kỳ bầu tổng thống vừa qua, có tổng cộng 467 ứng viên, nhưng chỉ có ba người được chuẩn nhận, ngoài đương kim Tổng thống Mahmoud Ahamdinejad ra tái tranh cử.
Dưới tổng thống là tám ông phó tổng thống và nội các do tổng thống bổ nhiệm.
Tổng thống đương nhiệm đắc cử năm 2005 ở vòng hai khi đánh bại đối thủ Rafsanjani, là cựu tổng thống và là đương kim Chủ Tịch Hội Đồng Chuyên Gia nêu trên. Ahmadinejad thua Ranfsanjani ở vòng một nhưng vì không ai đạt quá 50% số phiếu nên mới có vòng hai. Ahmadinejah lần này ra tranh cử chống lại ba người, một là một giáo sĩ ít người biết đến, một là nguyên Tư lệnh Vệ binh Quốc gia trong 16 năm liềm, và nổi tiếng nhất là người còn lại, nguyên Thủ tướng Mir-Hossein Mousavi (sau này, chức Thủ tướng bị bãi bỏ).
Bốn nhân vật vừa được nêu tên chính là bốn người chủ chốt trong cuộc khủng hoảng hiện nay tại Iran. Bốn người đó chia làm hai phe. Một bên là Lãnh Tụ Tối Cao Khamenei và tổng thống đương nhiệm Ahmadinejad, bên kia là Chủ Tịch Hội Đồng Chuyên Gia Rafsanjani và ông Mousavi. Một điều khúc mắc nữa là ông Mousavi này trước đây làm thủ tướng cho Khamenei. Bây giời thành đối thủ. Ngay ông Khamenei trước đây được lên làm Lãnh Tụ Tối Cao cũng nhờ sự tích cực hậu thuẫn của Rafsanjani, bây giờ hai ông cũng lại thành đối thủ,
Khỏi nói thì ai cũng thấy một bức tranh cực kỳ phức tạp.
Ông Lãnh Tụ Tối Cao ủng hộ ông tổng thống hạ ông đối lập trước đây là thủ tướng cho mình. Ông đối lập này được ông Chủ Tịch Hội Đồng Chuyên Gia ủng hộ, chống lại tổng thống đương nhiệm vì chính ông Chủ Tịch này đã bị thua ông tổng thống năm 2005. Ông Chủ Tịch Hội Đồng Chuyên Gia là người cất nhắc ông Lãnh Tụ Tối Cao, bây giờ lại hăm he cất chức ông này.
Nói tóm lại, tất cả mấy ông này đều cùng một khối các nhân vật bảo thủ, trước là phe cánh đồng minh với nhau, và cuộc tranh chấp hiện nay chỉ là tranh chấp nội bộ, tranh giành quyền hành phe nhóm.
Một số các quan sát viên đã nhận định sai lầm, rằng cuộc tranh chấp hiện nay phản ảnh một sự thức tỉnh và đấu tranh đòi tự do dân chủ. Một bên là TT Ahmadinejad bảo thủ cực đoan, và một bên là ông Mousavi, “thân Tây Phương”. Thật sự không phải vậy. Nhãn hiệu “thân Tây Phương” hoàn toàn không đúng sự thật. Đúng ra phải nói TT Ahmadinejad chống Tây Phương cực đoan thì ông Mousavi chống Tây phương thực tiễn nên có vẻ ôn hòa hơn một chút, chứ không thân gì hết.
Ông Ahmadinejad hay ông Mousavi thắng thì tình trạng cũng như nhau thôi. Ta đừng quên cái ông Mousavi là thành phần thiên tả, trước đây đã nắm quyền, làm thủ tướng cho ông Lãnh Tụ Tối Cao hiện thời và dưới triều đại của ông, Iran đã khởi sự kế hoạch nguyên tử.
Hiện đang có một làn sóng ngầm trong giới trí thức thanh niên và thanh nữ trẻ, muốn thấy xứ sở được tiến bộ và cởi mở hơn, nhưng khối này cho đến nay vẫn chưa dám đòi hỏi bãi bỏ chế độ thần quyền, cũng như chưa có hậu thuẫn mạnh. Cả nước vẫn còn bị mấy ông giáo sĩ già lụ khụ khống chế. Tình trạng xuống đường bạo động gần đây của khối trẻ phản ảnh một thứ “liên minh” tạm bợ, kiểu lợi dụng lẫn nhau giữa khối trí thức trẻ và nhóm Mousavi. Có thể nếu ông Mousavi thắng cử thì Iran sẽ cởi mở hơn đôi chút, bớt lệ thuộc tôn giáo hơn một chút, nhưng sẽ đi vào con đường xã hội chủ nghĩa -socialism- mạnh hơn.
Quan trọng hơn nữa, không ai tin Iran sẽ trở thành một nước dân chủ và chế độ thần quyền độc tài sẽ chấm dứt.
Đó là bối cảnh đưa đến cuộc tranh chấp hiện nay.
Cái giọt nước làm tràn ly, đưa đến đấu tranh bạo động chính là cuộc bầu tổng thống. Thời gian trước bầu cử, các thăm dò dư luận cho thấy ông đối lập sẽ thắng lớn. Báo Newsweek vội vã viết bài về chuyện Iran chuẩn bị qua trang sử mới! Nhưng kết quả bầu cử cho thấy tổng thống đương nhiệm thắng lớn. Chẳng có gì lạ trong các cuộc bầu cử ở mấy xứ độc tài. Các cuộc bầu cử trước đây có lẽ cũng vậy thôi. Nhưng kỳ này to chuyện vì có hai phe ngang sức nhau tranh giành nhau.


Nhiều dấu hiệu cho thấy có gian lận rõ ràng. Chẳng hạn, trước ngày bầu cử, thăm dò dư luận cho thấy ông Mousavi sẽ đại thắng với cỡ 80% phiếu tại quê nhà của ông, dĩ nhiên. Nhưng kết quả lại cho thấy ông thua xa tổng thống đương nhiệm ngay tại quê nhà. Hội Đồng Bảo Hiến xét sơ qua kết quả bầu cử kết luận là tại 50 thành phố lớn nhất nước, số phiếu đếm được cao hơn số cử tri ghi danh bầu, tổng cộng chừng ba triệu phiếu. Nhưng lại kết luận rằng những chuyện “bất bình thường” -irregularities- không quan trọng đến độ phải tổ chức bầu lại.
Rồi ông Lãnh Tụ Tối Cao tuyên bố chấp nhận kết quả, cấm không ai được khiếu nại.
Trước và sau khi ông Lãnh Tụ Tối Cao lên tiếng, phe Mousavi xuống đường ào ạt, tố cáo bầu cử gian lận, đòi tổ chức bầu cử lại. Chẳng những không được thỏa mãn, mà lại còn bị đàn áp tàn bạo. Báo chí nước ngoài bị cấm không được loan tin, đăng hình ảnh. Nhưng hàng loạt hình ảnh cuộc đàn áp đẫm máu được chuyển ra ngoài nước qua hệ thống internet, blog cá nhân,…
Hình ảnh một thiếu nữ trẻ bị cảnh sát bắn phun máu miệng, máu mũi đến chết đã gây chấn động mạnh, và trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh.
Cho đến cuối tuần lễ thứ ba của Tháng Sáu, số người thiệt mạng lên đến 19 người. Đó là tin chính thức của Nhà Nước Iran.  Qua các hình ảnh đàn áp bằng bạo lực thẳng tay được chuyển qua internet, không ai tin con số quá ít này.
Cả thế giới rúng động. Các nước Âu Châu tương đối ôn hòa trước đây như Anh, Pháp và Đức lên tiếng tố giác mạnh mẽ, lên án chính quyền và kêu gọi ngưng đàn áp ngay. Nhưng điều đáng chú ý nhất là người nổi tiếng là nói nhiều, nói hay, nói giỏi nhất, cũng là lãnh tụ đại cường lớn nhất thế giới thì lại tuyệt nhiên im hơi lặng tiếng.
Đó là TT Obama.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc bị ký giả xúm lại hỏi thì chỉ trả lời lòng vòng kiểu TT rất quan tâm, hay TT đang theo dõi rất sát. Bị chất vấn quá, phát ngôn viên mô tả cuộc đấu tranh như là một cuộc “tranh luận rất xôi động” - vigorous debate. Trước đó, Obama gọi là "robuste debate". Cả trăm ngàn người biểu tình, cả chục người chết, và cả trăm người bị thương, bị bắt, mà gọi là “tranh luận”"""
Chẳng đặng đừng, cuối cùng thì 10 ngày sau TT Obama mới cấp tốc họp báo, chính thức kết án việc đàn áp, gọi đó là những “hành động bất công” -unjust actions-. Ông cũng khuyến cáo nhà cầm quyền Iran “bây giờ vẫn chưa muộn” -not too late- để thay đổi tình thế. “Not too late” sau khi cả chục người đã chết" Thế thì chừng nào mới là “too late”" Sau khi cả trăm người chết và cả ngàn người bị thương như tại Thiên An Môn cách đây hai chục năm" Hay lúc đó cũng vẫn chưa muộn"
Các báo phe ta tìm cách bào chữa cho TT Obama. Họ nêu lên khá nhiều lý do.
Lý do thứ nhất, họ gợi lại chuyện TT Bush (cũng lại là lỗi của Bush, nhưng đây là ông Bush cha) hồi xưa lên tiếng ủng hộ sự chống đối của dân Iraq theo hệ phái Shia đối với Saddam Hussein, làm họ tưởng được Mỹ “bật đèn xanh” Họ nổi dậy và bị Saddam đàn áp không nương tay, giết cả trăm ngàn người, trong khi Bush đứng ngoài lên án, mà không nhúc nhích gì. Ký giả phe ta biện luận TT Obama không muốn tình trạng này tái diễn, lên tiếng kết án mạnh quá dân chúng Iran tưởng Mỹ sẽ gửi thủy quân lục chiến qua, để rồi bị thảm sát hết.
Đây là ngụy biện thứ nhất. Dân Iran chẳng cần đợi Mỹ bật đèn xanh gì hết, đã nổi loạn rồi, và đã có người chết rồi. Và cũng không ai ngây ngô tin Obama sẽ dám mang thủy quân lục chiến đi đâu hết!
Lý do thứ hai được báo Mỹ đưa ra là TT Obama không muốn lên tiếng, giúp cho Iran có cớ để đổ lỗi lên đầu Mỹ, và chửi Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ Iran.
Đây cũng là ngụy biện. Dù TT Obama chẳng làm gì, và chẳng dám hé môi chỉ trích, cả TT Ahmadinejad lẫn Lãnh Tụ Tối Cao Khamenei đều lớn tiếng sỉ vả Mỹ và Anh đứng sau lưng giật giây, khuyến khích cuộc nổi loạn.
Lý do tránh can thiệp vào chuyện nội bộ Iran mặc dù đã có cả chục người chết, cả ngàn người bị thương, bị bắt, làm nhiều người xét lại thông điệp của TT Obama. Như vậy có nghĩa là các nước đang bị đàn áp thống trị hay đang có vấn đề về tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, không nên trông chờ gì nơi đại cường Cờ Hoa nữa" Sudan, Zimbabwe, Tây Tạng, Việt Nam, … “Xin lỗi nhe, tôi không can dự vào chuyện nội bộ của quý vị!”
Lý do thứ ba báo phe ta đưa ra là TT Obama vẫn hy vọng sẽ có khả năng thuyết phục được các giáo sĩ  Iran khuyên họ từ bỏ giấc mơ vũ khí nguyên tử, cũng như từ bỏ thái độ thù nghịch với Mỹ. Chỉ cần các giáo sĩ cho ông cơ hội gặp và nói chuyện, ông sẽ thuyết phục được họ ngay. Do đó Obama không muốn làm bất cứ gì phật lòng các giáo sĩ, coi như chặt cầu với họ, mai mốt không còn cơ hội nói chuyện nữa. Mới đây, ông đã nức nở ca tụng văn minh và văn hóa ngàn năm của Ba Tư, những cái hay cái đẹp của Hồi Giáo, và đã gần như xin lỗi vì CIA Mỹ hồi năm 1953 đã lật đổ thủ tướng dân cử Iran. Bây giờ chẳng lẽ lại đổi giọng quá mau chỉ vì đang có một cuộc “tranh luận rất xôi động”"
Đây có lẽ đúng là lý do chính khiến TT Obama ngậm tăm suốt thời gian đầu, nay chẳng đặng đừng phải lên tiếng vì chính quyền Iran đàn áp quá mạnh. Nhưng nếu là lý do chính thì quả thật TT Obama rất là tự tin, tự tin đến độ ngây ngô: cứ cho rằng mình thuyết phục được hơn một nửa dân Mỹ bỏ phiếu cho “hy vọng” thì mình cũng có thể thuyết phục được mấy ông giáo sĩ Iran. TT Obama quên mất hay không biết đây là các cụ già cuồng tín, đầu óc “đầy sạn” từ quá lâu rồi, không dễ tin lời Obama như mấy anh ký giả cấp tiến của New York Times hay MSNBC đâu.
Phản ứng yếu xìu cho có lệ của TT Obama nằm trong chiến lược vuốt ve khối Hồi Giáo nói riêng và tất cả các nước “ít thân thiện” với Mỹ nói chung, mà TT Obama đã và đang thi hành. Chẳng hạn như tái lập bang giao với Syria.
TT Obama sẽ vuốt ve tới mức nào và đạt được thành quả gì, ta hãy chờ xem. Chỉ biết TT Ahmadinejad đã đáp ứng bằng cách sỉ vả Obama, cho rằng giữa Obama và Bush chẳng có gì khác biệt và đòi hỏi Obama phải xin lỗi vì đã xía vào chuyện nội bộ Iran! (30-06-09)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.