Hôm nay,  

'thoại Khanh' Cần Thơ

19/11/200400:00:00(Xem: 5998)
Bạn,
Theo SGGP, tại thành phố Cần Thơ, có 1 phụ nữ tên là Nguyễn Thị Hiền, 30 tuổi, ở ấp Thới Nhựt, phường Bình An, Ninh Kiều, hơn 7 năm qua, được cư dân lối xóm khen là "Thoại Khanh" ngày nay. Phụ nữ này không quản ngại khổ nhọc, cáng đáng mọi công việc trong gia đình chồng, săn sóc mẹ chồng cùng 3 anh, chị chồng liệt và câm. Báo SGGP viết về phụ nữ này như sau.
Quê chị Hiền ở xã Long Thạnh (Phụng Hiệp, Hậu Giang) quanh năm sống với ruộng rẫy tay lấm chân bùn. Vì sinh kế, Hiền theo người bà con lên ở chợ An Hòa (Ninh Kiều, Cần Thơ) phụ bán cà phê. Tại đây Hiền đã gặp anh Nguyễn Văn Kỷ.Ngày Hiền bước chân vào nhà anh Kỷ, cảnh thương tâm bày ra trước mắt chị. Người mẹ già 72 tuổi nằm liệt nhiều năm, dấu lở loét ở mông và lưng chảy nước; người chị khuôn mặt khắc khổ, hai tay co quắp lết bằng mông ra chào, hai anh trai vừa liệt vừa câm, nhướng đôi mắt nhớn nhác nhìn chị. Hiền bàng hoàng trước sự thật quá ư nghiệt ngã.
Chưa nở nụ cười chào hỏi thì nước mắt chị đã lăn dài. Hiền không do dự, tính toán, quyết định lấy Kỷ làm chồng để san sẻ những khó khăn mà Kỷ gánh chịu. Cuối năm 1998, nhà trai đưa cô dâu về nhà chồng, con hẻm cụt chỉ vừa hai người đi bộ vào căn nhà nghèo nàn, xơ xác. Bà mẹ tiễn con gái về nhà chồng, nhìn gia đình sui gia toàn người tật nguyền, bà chỉ biết khóc cho số phận con mình, hai chị sui cầm tay nhau mà nước mắt chảy dài.

Hiền về làm vợ, làm dâu, tất bật công việc, dường như chị đã quên niềm vui riêng tư của mình, chỉ nghĩ những người thân cần bàn tay mình giúp đỡ. Nào là vệ sinh cá nhân cho bốn người, tắm giặt, ăn uống. Mở mắt ra là chị thấy trăm thứ lo: Chồng ngày làm ngày nghỉ, giỏi lắm mỗi ngày chỉ được 30 đến 40 ngàn đồng. Cuộc sống dè xẻn, ăn trước trả sau. Có những ngày mưa chồng không đi làm, nhà không còn gạo ăn, chị phải về nhà mẹ ruột xin gạo lên nuôi gia đình chồng. Mẹ chồng đau nhức và thèm ăn món ngon, Hiền lén bán tư trang của mình để mua thuốc trị bệnh, mua thức ăn ngon cho mẹ chồng. Bà con trong xóm nhìn chị bằng đôi mắt trìu mến và trân trọng.
Bạn,
Chị Hiền tâm sự: "Tôi nghĩ chắc là có duyên có nợ, số phận đã an bài cho tôi được sẻ chia gánh nặng cùng chồng. Mỗi lần nhìn mẹ và anh chị sạch sẽ, được ăn no bụng là tôi thấy nhẹ nhàng". Anh Kỷ, chồng chị Hiền thổ lộ: "Gia đình không có đất đai, chỉ một mình tôi chạy ăn, tình trạng ăn trước trả sau kéo dài. May có vợ tôi cùng tôi chung lưng đấu cật, chia sẻ mọi khó khăn. Bà con trong xóm ai cũng cho tôi là có phước, lấy được vợ hiền, hiếu thảo với mẹ lại còn sinh được một cháu gái kháu khỉnh nay đã 4 tuổi. Tôi không còn mong gì hơn, chỉ mong có việc làm ổn định để nuôi gia đình, vợ tôi cũng đỡ cơ cực hơn..."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.