Hôm nay,  

'thoại Khanh' Cần Thơ

19/11/200400:00:00(Xem: 5656)
Bạn,
Theo SGGP, tại thành phố Cần Thơ, có 1 phụ nữ tên là Nguyễn Thị Hiền, 30 tuổi, ở ấp Thới Nhựt, phường Bình An, Ninh Kiều, hơn 7 năm qua, được cư dân lối xóm khen là "Thoại Khanh" ngày nay. Phụ nữ này không quản ngại khổ nhọc, cáng đáng mọi công việc trong gia đình chồng, săn sóc mẹ chồng cùng 3 anh, chị chồng liệt và câm. Báo SGGP viết về phụ nữ này như sau.
Quê chị Hiền ở xã Long Thạnh (Phụng Hiệp, Hậu Giang) quanh năm sống với ruộng rẫy tay lấm chân bùn. Vì sinh kế, Hiền theo người bà con lên ở chợ An Hòa (Ninh Kiều, Cần Thơ) phụ bán cà phê. Tại đây Hiền đã gặp anh Nguyễn Văn Kỷ.Ngày Hiền bước chân vào nhà anh Kỷ, cảnh thương tâm bày ra trước mắt chị. Người mẹ già 72 tuổi nằm liệt nhiều năm, dấu lở loét ở mông và lưng chảy nước; người chị khuôn mặt khắc khổ, hai tay co quắp lết bằng mông ra chào, hai anh trai vừa liệt vừa câm, nhướng đôi mắt nhớn nhác nhìn chị. Hiền bàng hoàng trước sự thật quá ư nghiệt ngã.
Chưa nở nụ cười chào hỏi thì nước mắt chị đã lăn dài. Hiền không do dự, tính toán, quyết định lấy Kỷ làm chồng để san sẻ những khó khăn mà Kỷ gánh chịu. Cuối năm 1998, nhà trai đưa cô dâu về nhà chồng, con hẻm cụt chỉ vừa hai người đi bộ vào căn nhà nghèo nàn, xơ xác. Bà mẹ tiễn con gái về nhà chồng, nhìn gia đình sui gia toàn người tật nguyền, bà chỉ biết khóc cho số phận con mình, hai chị sui cầm tay nhau mà nước mắt chảy dài.

Hiền về làm vợ, làm dâu, tất bật công việc, dường như chị đã quên niềm vui riêng tư của mình, chỉ nghĩ những người thân cần bàn tay mình giúp đỡ. Nào là vệ sinh cá nhân cho bốn người, tắm giặt, ăn uống. Mở mắt ra là chị thấy trăm thứ lo: Chồng ngày làm ngày nghỉ, giỏi lắm mỗi ngày chỉ được 30 đến 40 ngàn đồng. Cuộc sống dè xẻn, ăn trước trả sau. Có những ngày mưa chồng không đi làm, nhà không còn gạo ăn, chị phải về nhà mẹ ruột xin gạo lên nuôi gia đình chồng. Mẹ chồng đau nhức và thèm ăn món ngon, Hiền lén bán tư trang của mình để mua thuốc trị bệnh, mua thức ăn ngon cho mẹ chồng. Bà con trong xóm nhìn chị bằng đôi mắt trìu mến và trân trọng.
Bạn,
Chị Hiền tâm sự: "Tôi nghĩ chắc là có duyên có nợ, số phận đã an bài cho tôi được sẻ chia gánh nặng cùng chồng. Mỗi lần nhìn mẹ và anh chị sạch sẽ, được ăn no bụng là tôi thấy nhẹ nhàng". Anh Kỷ, chồng chị Hiền thổ lộ: "Gia đình không có đất đai, chỉ một mình tôi chạy ăn, tình trạng ăn trước trả sau kéo dài. May có vợ tôi cùng tôi chung lưng đấu cật, chia sẻ mọi khó khăn. Bà con trong xóm ai cũng cho tôi là có phước, lấy được vợ hiền, hiếu thảo với mẹ lại còn sinh được một cháu gái kháu khỉnh nay đã 4 tuổi. Tôi không còn mong gì hơn, chỉ mong có việc làm ổn định để nuôi gia đình, vợ tôi cũng đỡ cơ cực hơn..."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.