Hôm nay,  

Sóng Gió Bao Phủ Việt Nam

16/09/201900:00:00(Xem: 2345)

Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…

Trong thương chiến Mỹ-TQ, nền kinh tế Việt Nam có thể được lợi gì? Câu hỏi này được báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp nêu ra với một chuyên gia quốc tế…. trong khi theo ông Chua Hak Bin, chuyên gia Kinh tế trưởng của Maybank Kimeng Group, thương chiến Mỹ -Trung tiếp tục phủ bóng đen lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Khi trả lời báo DĐDN, chuyên gia kinh tế trưởng của Maybank Kimeng Group cho biết có khá nhiều diễn biến đáng lưu ý trong cuộc thương chiến Mỹ- Trung hiện nay, đặc biệt là một câu hỏi “Việt Nam nên làm gì?”

Chuyên gia kinh tế này nói:

“Việt Nam đang nổi lên như là một quốc gia được hưởng lợi rất lớn từ xu hướng dịch chuyển thương mại và đầu tư. Tăng trưởng xuất khẩu tích cực của Việt Nam trong tám tháng đầu năm 2019 (+7,6% trong tháng 7, 8/2019; + 9,2% trong Qúy II/2019) là đáng chú ý vì trái ngược với sự sụt giảm được thấy ở các nước còn lại của châu Á như Singapore (-16,4% trong Q2/2019), Thái Lan (-1,8%), Malaysia (-4,6%), Hàn Quốc (-8,6%) và Đài Loan (-2,2%).

Điều này được hỗ trợ chủ yếu bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, đặc biệt là các mặt hàng Mỹ đang áp thuế quan vào Trung Quốc. Chúng tôi thấy rằng Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất từ việc chuyển hướng thương mại do Mỹ thực hiện áp thuế quan cao hơn đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa thể hiện được lợi thế này từ việc nhập khẩu thay thế đối với hàng hóa của Mỹ bị Trung Quốc đánh thuế cao.

Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ tăng + 30,8% trong 6 tháng năm 2019, nhưng nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc đã giảm -7,7% trong 6 tháng năm 2019.  Việt Nam cũng được hưởng lợi từ việc dịch chuyển đầu tư do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khi các công ty đang tái định vị lại chiến lược chuỗi cung ứng và đa dạng hóa các cơ sở sản xuất của họ ra ngoài Trung Quốc.

Dòng vốn FDI (dựa trên dữ liệu từ Balance of Payments) tăng + 6,8% trong nửa đầu năm 2019, sau khi tăng + 10% trong năm 2018. Tổng số đăng ký FDI trong tám tháng đầu năm 2019 giảm -7,1% chủ yếu do hiệu ứng cơ sở cao. Việt Nam đã chứng kiến mức đăng ký FDI cao kỷ lục trong lịch sử vào tháng 6/2018, tập trung vào một số dự án quy mô rất lớn. Nếu không tính các dự án này, tổng vốn FDI đã đăng ký được ước tính tăng + 19% trong 8 tháng của năm 2019. Chúng tôi hy vọng FDI vào Việt Nam sẽ vẫn mạnh và hỗ trợ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2019-2020.”

Trong khi đó, sóng gió Biển Đông không hề dịu bớt…. Tạp chí Văn Hóa Nghệ An phỏng vấn TS. Đinh Hoàng Thắng, Phó Viện trưởng Viện các Vấn đề Phát triển (VIDS), Thư ký “Chương trình Minh triết làm chủ Biển Đông” về ý đồ của Trung Quốc trong việc kéo dài khủng hoảng quanh Tư Chính, khả năng bảo vệ chủ quyền của ta và một số kiến nghị liên quan đến cuộc đấu tranh ngoại giao và pháp lý hiện nay. Tạp chí này viết:

“TS. Đinh Hoàng Thắng: Tuy nhiên, năm nay, cuộc xâm nhập diễn ra từ đầu mùa hè đến nay (có thể lấy cái mốc từ tháng 6/2019), với nhiều chiều kích mới, gắn với các mốc thời sự. Do đó, các vi phạm lần này có những mục tiêu “nóng” hơn so với các xâm nhập trước đây. Thứ nhất, Trung Quốc xâm nhập khu vực EEZ và CS của ta trong thời điểm Việt Nam đang chuẩn bị cả về đường lối lẫn nhân sự cho Đại hội Đảng sắp tới. Rõ ràng Bắc Kinh đang muốn gây sức ép lên ban lãnh đạo Hà Nội trên cả hai phương diện ấy. Thứ hai, Trung Quốc ức hiếp Việt Nam vào lúc Hà Nội sắp sửa đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN. Thông điệp Trung Quốc chuyển tới ASEAN, thông qua việc chủ động gây ra khủng hoảng trong khu vực Bãi Tư Chính là để ép Việt Nam và ASEAN chấp nhận các điều kiện do Trung Quốc áp đặt (mà Việt Nam và một số thành viên khác trong ASEAN đang bác bỏ) lên dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Thứ ba, kéo dài khủng hoảng Bãi Tư Chính, Trung Quốc bắn tin tới Mỹ và châu Âu rằng, Trung Quốc không ngán cái gọi là “Tự do đi lại trên biển” (FONOP) của Mỹ và phương Tây. Đặc biệt năm nay, Mỹ - Trung lại đang bước vào một cuộc thư hùng có thể nói là lớn nhất trong lịch sử quan hệ quốc tế hậu chiến tranh Lạnh. Thứ tư, ngoài vấn đề thương chiến, năm nay Bắc Kinh đang đau đầu về Đài Loan, Hong Kong và nhiều vấn đề nội trị khác, nên lãnh đạo chủ trương gây hấn bên ngoài để “chùng bớt” căng thẳng nội bộ. Cuối cùng, nếu Việt Nam không quyết liệt, Trung Quốc rất có thể liều lĩnh chiếm đoạt một số điểm trong khu vực gần Bãi Tư Chính như Trung Quốc đã từng cưỡng đoạt bãi cạn Scarborough hồi năm 2012.”

Nghĩa là, TQ có thể tấn chiếm một số đảo Biển Đông để làm dịu Hồng Kông? Đó là một khả thể vậy.

Trong khi đó, thông tấn Đài Loan RTI có bản tin cho thấy Hoa Lục hung hăng hơn:

“Ủy viên tư vấn Đài Loan, Trưởng khoa Khoa nghiên cứu chiến lược và sự vụ quốc tế trường Đại học Đạm Giang Ông Minh Hiền nói: “Chúng ta cũng có thể nhìn thấy, tại khu vực km số 2000 của chuỗi đảo thứ 2, Trung Quốc có tên lửa đạn đạo tầm trung Dongfeng-26, còn có tên lửa đối hạm của máy bay ném bom H-6K, nói cách khác, sự uy hiếp của Trung Quốc Đại Lục đã động chạm đến cả chuỗi đảo thứ 1 và chuỗi đảo thứ 2, trong tình trạng như vậy, tăng cường quân sự chuẩn bị chiến đấu của toàn Đài Loan cũng là điều cần xem xét.”…”

Tương tự, bàn tay nhám TQ vẫn phóng phi tiêu qua tin giả. Đó là lời một quan chức Mỹ cảnh báo Đài Loan, theo bản tin khác của RTI.

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scott Busby nói rằng: Trung Quốc lợi dụng tin giả để phân hóa Đài Loan, phá hoại bầu cử….

Bản tin này viết:

“Gần đây những tin tức giả lan tràn khắp nơi khiến cho mọi người không biết đâu là tin thật, đâu là tin giả. Ngày 10/9, ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp cho biết, tin tức giả ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền dân chủ, Đài Loan đứng trên tuyến đầu phòng vệ, nhất là khi cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan sắp đến thì Đài Loan phải đối mặt với thử thách nghiêm trọng hơn trước nhiều. Ngoại trưởng Ngô Chiêu Nhiếp nói: “Tại đây tôi xin báo cáo với quí vị rằng, chúng tôi quyết tâm bảo vệ dân chủ của chúng tôi và chúng tôi có lòng tin rằng dưới sự nỗ lực của chúng tôi với các quốc gia có cùng quan niệm, cuối cùng chúng ta sẽ thắng lợi.”…”

Nhìn lại về lĩnh vực kinh tế, bản tin từ Pháp RFI ghi nhận:

“Nhiều doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc đã di dời cơ sở sang những nước láng giềng trong khu vực, trong đó Việt Nam và Đài Loan là những điểm đến được nhiều doanh nhân Mỹ đánh giá cao.

Theo báo cáo mới nhất của Phòng thương mại Mỹ tại Thượng Hải công bố hôm 11/09/2019, có tới 26,5 % trong số 333 doanh nghiệp được hỏi cho biết đã « chuyển hướng » các dự án đầu tư mà nhẽ ra là được thực hiện tại Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Thống kê vừa được Bắc Kinh công bố hôm 07/09/2019 cho thấy chỉ số xuất khẩu, động lực tăng trưởng chính của Trung Quốc, trong tháng 8/2019 giảm 1% so với cùng kỳ năm 2018. Điều khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh lo ngại hơn cả là nếu không nhanh chóng tìm được chìa khóa đối thoại với Donald Trump, thì với đà này từ nay đến cuối năm toàn bộ các sản phẩm của Trung Quốc bán sang thị trường Mỹ đều có khả năng bị tăng thuế nhập khẩu. Trong khi đó thì khả năng đáp trả của Trung Quốc bắt đầu gặp giới hạn.”

Trong khi đó, một vấn đề được Đài Á Châu Tự Do RFA nêu lên: Có phải Trung Quốc đang gây sức ép đòi ExxonMobil dừng hoạt động ở Việt Nam?

Chuyên gia Carl Thayer cho biết:

“Đầu tuần này, những email riêng từ Việt Nam và những nơi khác cho biết công ty ExxonMobil sắp ngưng hoặc chấm dứt dự án khí đốt tự nhiên lớn ở mỏ Cá Voi Xanh tại lô 118 ngoài khơi miền trung Việt Nam do sức ép từ Trung Quốc. Vào giai đoạn này, những đồn đoán vẫn chưa thể được xác nhận. Nhà báo Bill Hayton của BBC viết trên Twitter rằng những khác biệt về thương mại liên quan đến giá của khí đốt có thể là nhân tố chính. Bill Hayton đề nghị mọi người đợi xem sao.

Tuy nhiên, nếu những đồn đoán được xác nhận thì đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đã gây sức ép lên ExxonMobil, đòi công ty này tránh việc tìm kiếm và sản xuất dầu ở Việt Nam. Vào cuối năm 2007, một quan chức cấp cao của Việt Nam đã thừa nhận với tôi (Thayer) là Trung Quốc đã có được một bản tài liệu mật về chiến lược Biển đến năm 2020 của Việt Nam và đã bí mật cảnh báo các công ty dầu khí phương Tây rằng các lợi ích của họ ở Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu họ giúp Việt Nam.”

Trong khi đó, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA ghi nhận:

“Hôm 12/09, Việt Nam nói các hành vi cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam trên vùng biển của mình là sự vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Báo Lao Động dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, nói: “Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán là mọi hoạt động kinh tế biển của Việt Nam, trong đó có hoạt động dầu khí đều được triển khai trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hoàn toàn thuộc Việt Nam được xác định từ lãnh thổ đất liền, được xác định theo đúng quy định của Công ước LHQ về Luật Biển 1982 mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên.”

Cũng trong cuộc họp báo, trả lời câu hỏi về thông tin liên quan tới ExxonMobil và dự án Cá Voi Xanh, bà Hằng nói: “Theo chúng tôi được biết, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam hay PVN) đã có thông tin cho biết về các dự án dầu khí ở miền Trung Việt Nam, bao gồm các dự án trên biển và trên bờ, được các tổ hợp nhà thầu gồm PVN, công ty thăm dò khai thác dầu khí và ExxonMobil triển khai theo kế hoạch.”…”

Nghĩa là, còn dằng dai ở Biển Đông…

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
Kiều hối gửi về Sài Gòn tăng đều đặn… Trong khi đó, chính phủ Mỹ chính thức cho hàng không VNA bay thẳng sang Mỹ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.