Hôm nay,  

Người cũ Tô Lâm làm việc mới

05/08/202408:45:00(Xem: 1284)

vn court

Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư đảng CSVN, thay ông Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/07/2024, nhưng ông Tô Lâm chỉ dám hứa sẽ tiếp tục đi theo con đường ông Trọng đã đề ra.
    Ông Tô Lâm mang quân hàm Đại tướng Công an, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1957, quê quán tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông còn có biệt danh “anh Tư Tô Lâm, chú Tư Tô Lâm.”
    Ông theo học ngành an ninh từ khi còn trẻ. Tháng 10 năm 1974, ông là học viên khóa sáu của Trường Công an Trung ương, sau đổi tên thành Đại học An ninh Nhân dân, nay là Học viện An ninh Nhân dân. Sau đó, ông theo học và nghiên cứu lĩnh vực pháp luật, nhận bằng Tiến sĩ Luật học. Ngày 22 tháng 10 năm 2015, ông được phong học hàm Giáo sư ngành Khoa học An ninh.

Tiểu sử không ghi ông đã theo học ở nước ngoài, nhưng được coi là người có kinh nghiệm nhất về an ninh nội bộ.
    Theo tài liệu của Trung ương đảng CSVN thì khi phục vụ tại “Cục Bảo vệ chính trị III, tiền thân là Phòng Trinh sát thuộc Vụ Bảo vệ chính trị, Bộ Công an, ông “tập trung vào việc điều tra khám phá, đàn áp các tổ chức, cá nhân bất đồng chính kiến ngoài nước.”
    Ông được cho đã lãnh đạo chiến dịch chống lại những người bất đồng chính kiến, đàn áp các tổ chức xã hội dân sự, thắt chặt kiểm soát internet và khống chế những người tranh đấu đòi dân chủ, tự do và nhân quyền.

NHẬM CHỨC HỨA GÌ?

Trong diễn văn tuyên thệ nhậm chức ngày 03/08/2024, ông Tô Lâm nói: “Tôi xin hứa trước Trung ương, trước toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, sẽ không ngừng nỗ lực phấn đấu, cùng các đồng chí Trung ương kế thừa, phát huy mạnh mẽ truyền thống vẻ vang, kinh nghiệm quý báu của Đảng ta và những thành quả mà các kỳ Đại hội, trong đó có Đại hội lần thứ XIII đã đạt được; phát huy cao nhất tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”
    Ông cũng hứa sẽ “Kế thừa và phát huy những thành quả” được gọi là “ cách mạng” mà mà ông Nguyễn Phú Trọng  để lại, kể cả việc “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.”
    Ông nói: “Chúng ta sẽ tiếp tục công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, với tinh thần xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng…” (Họp báo ngày 03/08/2024).
     Khi còn sống, ông Nguyễn Phú Trọng cũng từng tự hỏi: “Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó?" (21/01/2022). Rồi cũng chính ông nghi ngờ liệu sai phạm đã xảy ra ngay trong quá trình kiểm tra. Ông hỏi cán bộ: “Liệu có ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi tham nhũng tiêu cực hay không?" “ai đã bao che, tiếp tay cho những người vi phạm pháp luật trốn ra nước ngoài ?"


    Vì vậy,  trước cái “bóng mờ” của Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm đã hứa: “Tập trung phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trước hết tại các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy lùi tham nhũng vặt bằng những giải pháp cụ thể.” Ông nói trước các nhà báo: “Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục làm quyết liệt, triệt để, làm sao chiến thắng được 'giặc nội xâm' này".
    Tuy nhiên  mấy chữ “giặc nội xâm” đã tồn tại trong suốt 13 năm ông Trọng giữ chức Tổng Bí thư. Dưới thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (1991-1997), ông gọi tình trạng tham nhũng là “quốc nạn”, nhưng cũng bó tay. Sang thời Lê Khả Phiêu gọi là “kẻ nội thù”. Đến thời Nông Đức Mạnh thì tham nhũng đã công khai ở mọi nơi. Khi ông Nguyễn Phú Trọng cầm quyền (2011) thì những kẻ tham nhũng lại  “cứ trơ ra” không sợ ai.
    Ông nhìn nhận: “Công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn, thách thức rất lớn, đó là:
    (1) Mặc dù các hành vi tham nhũng, tiêu cực vừa qua đã bị xử lý nghiêm, nhưng vẫn xuất hiện nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực rất lớn, tinh vi hơn, vi phạm pháp luật, nghiêm trọng hơn (như báo cáo các đồng chí đã nêu rất đầy đủ). Điều đó cho thấy, công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên của chúng ta vẫn chưa tốt; cơ chế, chính sách của chúng ta còn lỏng lẻo, tạo môi trường cho tham nhũng, tiêu cực...

    (2) Các hành vi tham nhũng hiện nay ngày càng tinh vi hơn, không chỉ ở trong một số người, trong một bộ phận nhỏ mà đã xuất hiện sự liên kết, liên thông ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương.” (Tuyên bố ngày 20/1/2024, tại phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng)

KIÊN ĐỊNH-GIÁO ĐIỀU

Về tư tưởng chính trị, không ai nghĩ ông Tô Lâm dám “xé rào” cho cởi mở. Ông là người bảo thủ và kiên định Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hơn ai hết. Vì vậy, ông đã hứa “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.” Ông đã hứa trong ngày nhậm chức sẽ: “Kế thừa những thành tựu lý luận quan trọng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được các thế hệ lãnh đạo của Đảng, trong đó có đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết, đề ra …”
    Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi nghe ông Tô Lâm nhắc lại lời trăn trối của ông Nguyễn Phú Trọng rằng: “Nếu là người, hãy là người Cộng sản.” (Điếu văn ngày 26/07/2024).

NHIỆM VỤ TRƯỚC MẮT

Tổng Bí thư Tô Lâm nói nhiều và ca tụng công lao người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng vì ông Trọng có ảnh hưởng bao phủ cả ông Lâm. Do đó, để giúp mình nổi bật, ông Tô Lâm phải đặc biệt quan tâm đến công tác nhân sự đảng khóa XIV. Nhưng liệu ông có khả năng “dẹp” nạn bè phái, chạy chức, chạy quyền và chạy các dự án xây dựng kinh tế của những kẻ tham nhũng hay không? Ngoài ra, ông Tô Lâm cũng phái đối phó với tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ đang đe dọa sự tồn vong của chế độ.
    Vì vậy, trước mắt ông Tô Lâm phải củng cố quyền lực, xây  dựng đội ngũ phụ tá và lấy lòng Quân đội và Công an là những “lá chắn” và “thanh bảo kiếm” bảo vệ chế độ.

– Phạm Trần

(08/024)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quan hệ Mỹ-Việt Nam trong nhiệm kỳ II của Tổng thống Cộng Hòa Donald Trump sẽ không có những thay đổi đặc biệt, nếu liên lạc giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh vẫn giữ nguyên trạng như thời Tổng thống Dân Chủ Joe Biden.
Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ sẽ là Donald Trump. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với Fox News, CNN và Associated Press xác nhận. Tổng Thống Đài Loan đã gửi lờn chúc mừng. Các công ty Đài Loan đang đánh giá lại các kế hoạch ở nước ngoài của họ. Advantech Co., Ltd., một nhà sản xuất sản phẩm tự động hóa công nghiệp có trụ sở tại Đài Loan, sẽ tiếp tục phát triển tại Hoa Kỳ, Miller Chang, chủ tịch nhóm embedded-IoT (internet of things, còn dịch là internet vạn vật) của Advantech cho biết.
Khả năng “lịch sự” và “ảo luận” trong chữ nghĩa phê bình khiến cho tôi băn khoăn mỗi khi nghĩ đến văn học Việt nói chung và Văn học hải ngoại khoanh vùng.
Chỉ quá nửa đêm của ngày lịch sử 5 tháng 11, 2024, cựu tổng thống Trump đã giành chiến thắng rõ ràng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với khả năng thắng hầu hết các tiểu bang chiến trường, đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên phụ nữ da màu - trở thành đảng viên Cộng hòa đầu tiên giành được số phiếu phổ thông toàn quốc sau 20 năm
“Vinh quang thay xã hội. Nhưng mà khốn nạn thay xã hội!”, tôi phải đi vay của Nguyễn Công Hoan rồi hoán vị “Kép Tư Bền” bằng “xã hội” là để cảm thán cho thân phận voi-chó của nó, như là một trong những ngôn từ / ý niệm bị khai thác chính trị nhiều nhất. Nhưng cũng có một sự nghịch pha, đến 180 độ. Mang ý nghĩa “cùng khổ / vô phước / bất hạnh” trong cách dùng của Nguyễn Công Hoan thì, đến thời của chúng ta, “khốn nạn”, như trong cách dùng nói trên, đã bị lột bỏ cái ý xót xa, thông cảm, chỉ có ý xấu, rất nặng, như một sự sỉ nhục
Truyện dài tham nhũng ở Việt Nam xem hoài không chán vì mỗi thời Tổng Bí Thư chuyện kể lại lâm ly bi thiết hơn...
Đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của khối BRICS tại thành phố Kazan, Nga, từ ngày 23 đến 24/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan công khai bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của khối BRICS và được Tổng thống Vladimir Putin quan tâm đặc biệt. Tại sao? Erdogan mong đợi gì trong cuộc hội kiến này và những hậu quả địa chính trị và kinh tế nào có thể xảy ra?
Trong vài tháng qua, báo chính chính thống của Mỹ đã dành cho Donald Trump khá nhiều đất diễn. Nhất cử nhất động của Trump, dù đáng hay không đáng, dù thiếu một nửa để trở thành một ổ bánh mì, vẫn được những tờ báo lớn có lịch sử hơn trăm năm dẫn lại. Với Trump, đó là một chiến thắng. Với báo chí, đó là kinh doanh, là “rating.”
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
Chính quyền CSVN và Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (The United States Commission on International Religious Freedom / USCIRF) đã có tầm nhìn tương phản về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.