Ký
Sài Gòn Nhỏ được mệnh danh là thủ đô của người Việt hải ngoại, một thủ đô nhỏ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Sài Gòn Nhỏ hình thành từ sau khi những lớp người Việt di tản đầu tiên được đưa về quận Cam (Orange County)… và từ đó dần dần thành hình vóc dáng và tầm cỡ như ngày nay. Ở đây hầu như tụ hội đầy đủ các cơ quan truyền thông Việt ngữ, các văn nghệ sĩ danh tiếng một thời của miền Nam, trong số đó có tờ Việt Báo là một tờ báo lớn nhất, lâu đời nhất của người Việt hải ngoại. Sáng lập tờ Việt Báo là nhà văn Nhã Ca và nhà thơ Trần Dạ Từ. Tờ Việt Báo có chương trình “Viết Về Nước Mỹ” (Writing On America), chương trình này đã phát triển hơn hai mươi ba năm qua, đã được quốc hội Hoa Kỳ vinh danh, toàn bộ những quyển sách “Viết Về Nước Mỹ” được lưu trữ ở thư viện quốc hội Mỹ, tính đến thời điểm hiện tại lên đến 22 quyển với 14.000 trang. Viết Về Nước Mỹ còn được mệnh danh là “Lịch sử ngàn người viết”. Chương trình Viết Về Nước Mỹ có tổng số lượng người đọc lên đến hàng trăm triệu lượt đọc, con số này vẫn hiển thị thường xuyên trên mạng Net và trên báo giấy. Có thể nói đây là chương văn hóa tiếng Việt có số lượng người đọc đông đảo và lớn nhất xưa nay.
Sài Gòn Nhỏ được mệnh danh là thủ đô của người Việt hải ngoại, một thủ đô nhỏ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Sài Gòn Nhỏ hình thành từ sau khi những lớp người Việt di tản đầu tiên được đưa về quận Cam (Orange County)… và từ đó dần dần thành hình vóc dáng và tầm cỡ như ngày nay. Ở đây hầu như tụ hội đầy đủ các cơ quan truyền thông Việt ngữ, các văn nghệ sĩ danh tiếng một thời của miền Nam, trong số đó có tờ Việt Báo là một tờ báo lớn nhất, lâu đời nhất của người Việt hải ngoại. Sáng lập tờ Việt Báo là nhà văn Nhã Ca và nhà thơ Trần Dạ Từ. Tờ Việt Báo có chương trình “Viết Về Nước Mỹ” (Writing On America), chương trình này đã phát triển hơn hai mươi ba năm qua, đã được quốc hội Hoa Kỳ vinh danh, toàn bộ những quyển sách “Viết Về Nước Mỹ” được lưu trữ ở thư viện quốc hội Mỹ, tính đến thời điểm hiện tại lên đến 22 quyển với 14.000 trang. Viết Về Nước Mỹ còn được mệnh danh là “Lịch sử ngàn người viết”. Chương trình Viết Về Nước Mỹ có tổng số lượng người đọc lên đến hàng trăm triệu lượt đọc, con số này vẫn hiển thị thường xuyên trên mạng Net và trên báo giấy. Có thể nói đây là chương văn hóa tiếng Việt có số lượng người đọc đông đảo và lớn nhất xưa nay.
Dân biểu Hoa Kỳ, bà Loretta Sanchez đã tuyên dương: “Những câu chuyện VVNM không chỉ kể lại đời sống của hàng ngàn người Việt trên đất nước Hoa Kỳ, mà còn là những trang sử ghi lại hành trình hình thành của cộng đồng người Việt gốc Mỹ”.
Dân biểu liên bang Mỹ, ông Alan Lowenthal đích thân đến dự lễ phát thưởng VNNM năm 2015 và đã chính thức công bố quyết định của quốc hội Hoa Kỳ về việc vinh danh và lưu trữ sách VVNM tại Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, ông Jim Webb đã phát biểu: “VVNM đã trở thành chương trình viết văn phổ biến bậc nhất của người Việt tại Mỹ. Hệ thống Việt Báo đã nâng đỡ và tạo cơ hội cho sự đóng góp của nhiều tác giả và tác phẩm. Chúng tôi hãnh diện vì các bạn là một phần của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ”.
Năm nay là năm thứ 23 của chương trình, tôi may mắn được lọt vào vòng chung kết, thật tình mà nói thì tôi viết để lấp thời gian rảnh rỗi chứ không hy vọng gì thắng giải. Tôi không phải là nhà văn, tôi chỉ đơn giản là một người kể chuyện mà chơi, những câu chuyện rất thật trong đời thường. Tôi viết không hay, không bóng bẩy trau chuốt, thiếu sự lựa chọn ngôn từ. Tôi chẳng biết gì bút pháp nghệ thuật, chỉ đơn giản là người ngồi giữa chợ kể chuyện đời. Nhưng có lẽ trường hợp của tôi ứng với câu ngạn ngữ mà mọi người vẫn thường nói “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ”. Quả thật thế, tôi là kẻ khù khờ, hậu đậu không thể nào có ai hơn được.
Tôi về Sài Gòn Nhỏ phó hội, phải nói là rất vui, vui lắm, được gặp gỡ những nhà văn, nhà thơ danh tiếng như: Trịnh Y Thư, Phan Tấn Hải, Vĩnh Hảo, Huỳnh Kim Quang, Khánh Trường, Đinh Quang Anh Thái, họa sĩ Ann Phong, Nguyễn Việt Hùng… Những nghệ sĩ vào hàng bậc nhất của Sài Gòn ngày trước như: Nghệ sĩ Kiều Chinh, Ca sĩ Khánh Ly, Thu Vàng, Bích Liên… Những nghệ sĩ trẻ, những tài năng trẻ như: Nina Hòa Bình (con gái văn sĩ Nhã Ca-Trần Dạ Từ), Jimmy Nhựt Hạ, v.v. Những tác giả danh tiếng như: Trương Ngọc Bảo Xuân, Kim Loan, Xuân Phước… Các vị dân biểu như: Alan Lowenthal, Janet Nguyễn, cựu thị trưởng Tạ Đức Trí và các quan chức chính quyền khác, và còn bao nhiêu người khác nữa mà tôi không biết hết. Quả thật vừa vui, vừa phấn khích, vừa tự hào vì được trò chuyện, được chụp hình, được tặng sách... rất thân tình. Nhiều vị đáng tuổi cha chú nhưng tất cả yêu cầu xưng anh em vì trong tình cảm văn hóa nghệ thuật không phân biệt tuổi tác, vai vế hay đẳng cấp… Những giọng ca vượt thời gian Khánh Ly, Bích Liên, Thu Vàng, ban hợp ca Cát Trắng… với những ca khúc để đời như Hội Trùng Dương của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, Tình ca của Phạm Duy, Người Đi Qua Đời Tôi, thơ Trần Dạ Từ, nhạc Phạm Đình Chương… đã dâng tặng cho tất cả mọi người có mặt tại đài SBTN cũng như tất cả khán thính giả trên thế giới (thông qua FB và Youtube của Việt Báo, đài SBTN).
Sài Gòn Nhỏ ngày Chủ Nhật sau lễ Thanksgiving thời tiết thật đẹp, đất trời California quang đãng mát mẻ. Buổi lễ phát thưởng tổ chức tại sân khấu của đài SBTN, tất cả mọi người đều vui vẻ hạnh phúc thấy rõ trên gương mặt tươi như hoa và những nụ cười rạng rỡ, những cái ôm thân mật và ấm áp làm sao. Tất cả mọi người tham dự được thưởng thức những món ăn rất ngon do các thiện nguyện viên chăm chút một cách chu đáo, những ly vang đỏ càng làm tăng thêm sự hưng phấn cho mọi người. Chương trình kéo dài từ 12 pm đến tận 4 pm mà mọi người vẫn còn tiếc rẻ chưa muốn ra về.
Đây không phải lần đầu về Sài Gòn Nhỏ, nhưng đây là lần về Sài Gòn Nhỏ đặc biệt có ý nghĩa với tôi. Tôi cũng đã có được một vài bài viết góp vào chương trình VVNM. Tôi thật sự thấy rung động khi về kinh phó hội. Tôi may mắn được gặp những nghệ sĩ, văn sĩ, họa sĩ... danh tiếng mà từ trước đến giờ vẫn mơ ước được gặp mặt trong đời.
– Tiểu Lục Thần Phong
(Ất Lăng thành, 11/2023)
Gửi ý kiến của bạn