Đào Văn
Biến cố 30.4.75 theo tài liệu của CIA, BNG và phơi bày tham vọng của Tướng Đôn...
* TT Thiệu muốn Mỹ giúp lần chót bảo vệ từ Nha Trang đến Tây Ninh (4.1975)
* CIA: Tướng Đôn vận động buộc TT Thiệu sớm từ chức, và muốn làm thủ tướng để đàm phán (với VC), nhưng Mỹ nghi ngờ...(4.1975)
* BNG: Đôn rất háo hức muốn tiến trình đàm phán sớm...
* ĐS Martin: ...tướng lĩnh sẽ buộc ông (Thiệu) phải ra đi.
* BNG: Mỹ đề nghị với Liên Xô ngừng bắn tạm thời để di tản (4.1975)
* TT Nixon: HĐ Ba-lê không cần VNCH,và đe dọa chặt đầu, nếu...(1.1973)
* TT Nixon chê cách hành xử của TT Kennedy về vụ 1963 (1970)
Bài viết trước người viết đã gửi đến bạn đọc quan điểm của TT Thiệu khi trả lời cho phía Mỹ về mục đích cuộc di tản khỏi QK I và QK II. Trong khi tình hình quân sự mỗi ngày mỗi gia tăng, về mặt chính trị TT Thiệu phải chịu thêm áp lực từ phía thành viên trong chính phủ, họ muốn TT Thiệu sớm từ chức. Nhưng trước ngày từ chức, TT Thiệu yêu cầu Mỹ giúp bảo vệ phần đất còn lại nếu có thể. Phần trình bày sau dựa vào các băn văn được giải mật cách nay ít lâu của Bộ Ngoại Giao (Foreign Relations of the United States-FRUS), của Văn Khố Bộ Ngoại Giao (US Department of State Archive), và của Cơ quan CIA về biến cố 30.04.1975 và phơi bầy tham vọng của Tướng Trần Văn Đôn.
** Bảo vệ phần đất còn lại (Theo bản văn của Bộ Ngoại Giao FRUS)
* Ngày 13.04.1975 - (BNG, Bản văn số 230: Martin to Kissinger):
- TT Thiệu (to Martin): "Tôi đã nghe nhiều ý kiến từ nhiều tầng lớp trong xã hội Việt Nam rằng mong muốn cho một Miền Nam được tự do, có lẽ một giải phân chia từ Nha Trang đến Tây Ninh bây giờ sẽ là mong muốn có tính khả thi hơn nhiều.
- ĐS Martin (to Kissinger): " Theo tôi cho dù ông ta có nói gì đi nữa thì cũng phí công, không còn cơ hội để ông ta lấy lại những gì đã mất trong tháng qua. Tôi hỏi, thực tế liệu sẽ giải quyết được điều gì?"
- TT Thiệu: "Thiệu trả lời rằng nếu có thể vẽ một đường qua Nha Trang đến Ban Mê Thuột rồi đến Tây Ninh, thì đó sẽ là một đường phòng thủ và là một quốc gia khả thi về mặt kinh tế."
- ĐS Martin: "Tôi nói rằng sẽ khó có nhiều người đồng ý về việc lấy lại Ban Mê Thuột trong tương lai gần. Ông Thiệu đồng ý nhưng nói rằng đó phải là mục tiêu của bất kỳ cuộc đàm phán nào." [1]
** Phó TT Trần Văn Đôn vận động muốn TT Thiệu từ chức
* Ngày 16.04.1975 (Bản văn của cơ quan CIA)-" Phó Thủ tướng Trần Văn Đôn đang liên lạc với người phát ngôn của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Cộng. Đôn nói rằng phía Việt Cộng sẽ không bao giờ đàm phán khi Thiệu còn làm tổng thống- the Viet Cong would never consider negotiations while Thieu remains president. Các cuộc thảo luận như vậy chỉ có thể bắt đầu với một chính phủ do một nhân vật "trung lập" đứng đầu và bao gồm các nhân vật "lực lượng thứ ba" và "cánh tả". Thành phần chính phủ mới này bao gồm "các chính trị gia thân Mỹ -This new government could include "pro-American politicians." Đôn rõ ràng đã phát triển mối liên hệ này thông qua trung gian của ông ta trong hơn một tuần qua-Don apparently has developed this contact through a trusted intermediary for over a week. Ông ta hiện đang mơ tưởng là có thể đứng đầu một chính phủ phù hợp với phía Cộng sản- in a position where he conceivably could head a government suitable to the Communists. Tuy nhiên, theo bản báo cáo mới nhất cho thấy động thái qua việc chia sẻ thông tin này, Đôn coi như là cách gửi tín hiệu cho phía Hoa Kỳ rằng họ nên gây áp lực buộc Thiệu từ chức- however, this latest report may be intended by Don as a signal to the US that it should exert pressure on Thieu to step down."
Kịch bản mà Đôn nói rằng đã nhận được tin tức từ người của ông ta đã tiếp xúc với Chính phủ Cách mạng lâm thời, có thể là một nỗ lực của phía Cộng sản nhằm thuyết phục một người nào đó trong giới cao cấp của chính phủ Nam Việt Nam về một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột này vẫn có thể xảy ra-the scenario that Don says he has been receiving from his PRC contact could be a Communist effort to persuade someone in senior South Vietnamese government circles that a political settlement of the conflict is still possible. [2]
* Ngày 17.04.1975 (Bản văn của cơ quan CIA)-" Trong cuộc tiếp xúc đầu tiên vào tháng 4, Đôn một lần nữa được nhắc nhở rằng Chính phủ Cách mạng Lâm thời sẽ không bao giờ đàm phán khi Thiệu còn giữ cương vị tổng thống. Điều này chỉ ra rằng một chính phủ do Đôn đứng đầu sẽ được chấp nhận-The contact allegedly indicated that this meant a government headed by Don would be acceptable. Đôn cho biết, phát ngôn viên của Chính phủ Cách mạng Lâm thời nói rằng chiến lược của Cộng sản "vào lúc này" là cô lập Sài Gòn.
Trong một cuộc tiếp xúc vào ngày 14 tháng 4, ông ta cho biết đã được phiá VC thông báo rằng Đôn nên nắm quyền kiểm soát chính phủ "trong vòng 72 giờ" và kêu gọi ngừng bắn. Và tất cả người Mỹ sẽ được phép rời khỏi đất nước ngoại trừ một số người thuộc thành phần"cốt cán". Ngoài ra, bất kỳ người Việt Nam nào muốn rời đi, bao gồm cả những người ở Huế và Đà Nẵng, cũng sẽ được ra đi an toàn. Cũng theo Đôn, phát ngôn viên của Chính phủ Cách mạng Lâm thời nhấn mạnh rằng phía Cộng sản sắp hết kiên nhẫn trong "một hoặc hai tuần tới". Sài Gòn sẽ an toàn trong thời kỳ đó, nhưng, nếu cuộc đàm phán chưa bắt đầu thời các lực lượng Cộng sản sẽ "vào vị trí" để tiếp quản thành phố.[3]* Ngày 18.04.1975 (Bản văn của cơ quan CIA)-"Phó Thủ tướng Nam Việt Nam Trần Văn Đôn cho biết đã liên lạc với người trung gian của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, và họ cho hay rằng việc di tản của người Nam Việt Nam sẽ được thực hiện sau khi thay đổi chính quyền ở Sài Gòn - Đôn là một kẻ cơ hội và chúng tôi nghi ngờ về tính trung thực của ông ta.- Don is an opportunist and we are skeptical about his veracity.".[4]
* Ngày 18.04.1975 (BNG bản văn số 238) - BNG: " Martin đã gửi điện văn dài đánh giá về tình hình Việt Nam cho Kissinger vào ngày 17 tháng 4. Đại sứ viết: “Nếu có một cuộc bỏ phiếu, Thiệu sẽ bị kết thúc. Đôn hiện là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, rất háo hức muốn tiến trình đàm phán (với phe VC) được bắt đầu- Don, now Minister of Defense, are most eager to get the negotiation process started. Tôi (Martin) nói rằng bất kỳ sự thay đổi nào là việc của người Việt Nam, nhưng đối với tôi dường như tiến trình đàm phán không thể bắt đầu khi Thiệu còn nắm quyền-to me that the essential process of negotiations cannot be started with Thieu in power. Tôi (Martin) sẽ đến gặp Thiệu và nói với ông ta điều tương tự, rằng tôi chỉ nói theo ý của riêng mình, và rằng tôi nói với tư cách là một người bạn đã luôn nói với ông ta toàn bộ sự thật,... và lịch sử sẽ ghi lại tất cả những công việc quan trọng mà ông ta đã hoàn thành, bằng không, nếu ở lại cương vị quá lâu, sẽ không thực hiện được kế hoạch nhằm cứu vãn những gì còn lại để Việt Nam trở thành một quốc gia tự do. Tôi sẽ nói rằng đó là kết luận khách quan của tôi và rằng nếu ông ta không làm điều này, các tướng lĩnh của ông ta sẽ buộc ông ta phải ra đi-if he does not do this, his generals will force him to depart. Tôi sẽ nói rằng nên chọn lựa sự ra đi trong danh dự theo cách của ông ta, và hãy nói với đồng bào của ông ta rằng, ông ta làm như vậy để bảo vệ tính hợp hiến và sẽ giúp chính quyền kế nhiệm đàm phán trong tư thế mạnh hơn nhằm bảo toàn một Việt Nam tự do. Tôi có thể nói rằng đó sẽ là một hành động chỉ có thể được thực hiện bởi một người có lòng dũng cảm, một người biết đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết". [5]
* Ngày 18.04.1975 (BNG, bản văn số 241)- TT Thiệu gặp Đại sứ Pháp - BNG (Martin to Kissinger): " Theo sự thúc giục của tôi, Thiệu đã gặp Đại sứ Pháp, cả hai chúng tôi đều nghĩ rằng sẽ không khôn ngoan, có khi còn làm trầm trọng thêm mối nghi ngờ sâu sắc về sự thông đồng giữa Pháp và Mỹ đang ẩn sâu ở nơi đây-Franco-American collusion that is deepseated here. Nếu có bất kỳ tin tức gì từ Paris, sẽ hoan nghênh nhất trước khi tôi gặp Thiệu." [6]
* Ngày 20.04.1975- ( BNG, bản văn số 244- Martin to Kissinger)- ĐS Martin thuyết phục TT Thiệu ra đi - ĐS Martin:" Một vài điều rất rõ ràng đối với tôi. Tình hình quân sự rất tồi tệ, và mọi người quy trách nhiệm cho ông Thiệu. Từ tầng lớp chính trị, đến những người ủng hộ và cả các đối thủ của ông ta, đều không tin rằng ông Thiệu có thể lèo lái đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Phía các tướng lãnh tuy họ sẽ tiếp tục chiến đấu, nhưng họ đều tin rằng việc phòng thủ là vô vọng trừ khi có thời gian được nghỉ ngơi trong khi bắt đầu tiến trình đàm phán, và họ không tin rằng điều này có thể bắt đầu trừ khi Thiệu ra đi. Tôi nói rằng đó là cảm nghĩ của tôi nếu ông ta không sớm đưa ra quyết định, thời các tướng của ông ta sẽ yêu cầu ông ta ra đi-I said that it was my feeling that if he did not move soon, his generals would ask him to go.
Thiệu chăm chú lắng nghe. Ông hỏi liệu việc ra đi của ông ta có ảnh hưởng đến cuộc bỏ phiếu tại quốc Hội Mỹ về khoản viện trợ hay không. Tôi nói rằng tôi nghĩ nó có thể đã thay đổi tại thời điểm vài tháng trước, nhưng bây giờ sẽ không thay đổi về các khoản chiến dụng quân sự cần thiết. Nói cách khác, việc từ chức để đảm bảo Quốc hội (Mỹ) cung cấp viện trợ để miền Nam Việt Nam tồn tại thời việc này đã thuộc về chuyện quá khứ. Đối với hiện tình Việt Nam, nếu có thể tránh được sự tàn phá của Sài Gòn, và nếu một nước Việt Nam độc lập có thể tiếp tục tồn tại, cho dù đó là hy vọng mong manh.
Cuộc trò chuyện diễn ra trong khoảng một tiếng rưỡi. Ông ta hoàn toàn hiểu điểm cốt yếu về sự đánh giá của cá nhân tôi, rằng thời gian thì rất cấp bách, cần sớm đưa ra quyết định trong khi các sự kiện đang diễn ra quá nhanh, và nếu ông ta không ra đi sớm, ông ta sẽ gặp nhiều khó khăn. Tôi đã nói rõ ràng rằng tôi đang nói hoàn toàn với tư cách cá nhân, cũng như Washington, không đề nghị ông từ chức.
Ông Thiệu nói rằng ông ta sẽ làm những gì tốt nhất cho đất nước-Thieu said he would do what he thought was best for the country. Tôi nói, tôi biết ông ta sẽ thực hiện được. Tôi đoán rằng ông ta sẽ rời đi trong thời gian ngắn bằng cách này hay cách khác. Nếu phía các tướng lãnh cho ông ta thêm vài ngày nữa, ông ta có thể sẽ đưa ra quyết định từ chức -If his generals give him a few more days he may well come up with a dramatic resignation that will be useful."[7]
** Hồi ký Trần Văn Đôn: Việt Nam Nhân Chứng
* Ngày 20.04.1975 -Theo hồi ký: Việt Nam Nhân Chứng của tác giả Trần Văn Đôn (Phó Thủ Tướng):
* Ngày 21.04.1975 (BNG, bản văn số 250- Kissinger to Martin)- "Ngày 21 tháng 4, các nhà ngoại giao Pháp tiến hành nỗ lực thành lập chính phủ lâm thời ở Sài Gòn để làm chậm lại tiến trình chuyển giao cho chế độ Cộng sản. Ông nên biết rằng chúng tôi hoàn toàn không liên quan gì đến sáng kiến của Pháp. Đối với Liên Xô, chúng tôi đã đề nghị một lệnh ngừng bắn tạm thời (khoảng hai tuần) để di tản người Mỹ và một số người Việt Nam và thảo luận về các vấn đề chính trị." [8]
"Ngày 20.04.1975, lúc 10 giờ sáng Đại sứ Mỹ Martin đến gặp Tổng Thống Thiệu tại dinh Độc Lập báo cho ông Thiệu rõ tình hình :
Muốn chận cuộc tiến quân của Việt Cộng phải có một giải pháp chính trị, cần phải nói chuyện với Hà Nội. Đại sứ Martin cũng cho biết Quốc Hội và Chính Phủ Hoa Kỳ sẽ ngưng viện trợ nếu ông Thiệu còn tại chức.
- Nếu tôi là trở ngại, vậy tôi từ chức. Quốc Hội Hoa Kỳ có thể thay đổi lập trường tiếp tục viện trợ cho miền Nam không?
- Nếu Tổng Thống từ chức, Quốc Hội Mỹ có thể viện trợ trở lại.
Đại sứ Mỹ Martin sau này kể lại mẫu đối thoại giữa ông (ta) với ông Thiệu :
- Chánh phủ Hoa kỳ không đòi Tổng thống từ chức, nhưng Tổng thống nên đề cử một ông Thủ Tướng toàn quyền như Bảo Đại đã làm năm 1954 để ông Thủ Tướng đó thương thuyết với phía bên kia.
- Theo ông ai có thể làm Thủ Tướng toàn quyền.
Martin trả lời ngay :
- Đại Tướng Dương Văn Minh.
Ông Thiệu im lặng không đáp.
Cũng trong ngày 20.04.75, lúc bốn giờ chiều tôi đến gặp Đại sứ Martin tại sứ quán, Martin kể lại với tôi và nói với tôi :
- Thật sự lúc đó tôi muốn ông (Trần Văn Đôn) làm Thủ Tướng toàn quyền hơn là ông Minh, nhưng Hà nội lại chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi." [8]
- Nếu tôi là trở ngại, vậy tôi từ chức. Quốc Hội Hoa Kỳ có thể thay đổi lập trường tiếp tục viện trợ cho miền Nam không?
- Nếu Tổng Thống từ chức, Quốc Hội Mỹ có thể viện trợ trở lại.
Đại sứ Mỹ Martin sau này kể lại mẫu đối thoại giữa ông (ta) với ông Thiệu :
- Chánh phủ Hoa kỳ không đòi Tổng thống từ chức, nhưng Tổng thống nên đề cử một ông Thủ Tướng toàn quyền như Bảo Đại đã làm năm 1954 để ông Thủ Tướng đó thương thuyết với phía bên kia.
- Theo ông ai có thể làm Thủ Tướng toàn quyền.
Martin trả lời ngay :
- Đại Tướng Dương Văn Minh.
Ông Thiệu im lặng không đáp.
Cũng trong ngày 20.04.75, lúc bốn giờ chiều tôi đến gặp Đại sứ Martin tại sứ quán, Martin kể lại với tôi và nói với tôi :
- Thật sự lúc đó tôi muốn ông (Trần Văn Đôn) làm Thủ Tướng toàn quyền hơn là ông Minh, nhưng Hà nội lại chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi." [8]
Như phần đã viết theo cơ quan CIA, phía Mỹ " nghi ngờ về tính trung thực của ông ta- we are skeptical about his veracity" nên đã gạt tướng Đôn ra rìa, dù rằng tướng Đôn đã bắn tiếng cho phía Mỹ biết:"rằng một chính phủ do Đôn đứng đầu sẽ được chấp nhận", và một thực tế khác về vấn đề đàm phán thuộc thẩm quyền của phía Bắc Việt trong khi Tướng Đôn lại đi liên hệ với phía VC Miền Nam.
* Ngày 21.04.1975 (BNG, bản văn số 250- Kissinger to Martin)- "Ngày 21 tháng 4, các nhà ngoại giao Pháp tiến hành nỗ lực thành lập chính phủ lâm thời ở Sài Gòn để làm chậm lại tiến trình chuyển giao cho chế độ Cộng sản. Ông nên biết rằng chúng tôi hoàn toàn không liên quan gì đến sáng kiến của Pháp. Đối với Liên Xô, chúng tôi đã đề nghị một lệnh ngừng bắn tạm thời (khoảng hai tuần) để di tản người Mỹ và một số người Việt Nam và thảo luận về các vấn đề chính trị." [8]
* Ngày 21.04.1975 - TT Thiệu tuyến bố từ chức - Trong diễn văn từ chức được trực tiếp trên đài truyền hình Việt Nam, TT Thiệu tuyên bố:" ...Hứa rằng cộng sản xâm phạm thì sẽ phản ứng, không phản ứng, thì chỉ còn chuyện tối thiểu là đưa đồ cho người ta đánh mà không đưa, thử hỏi cái đó là cái gì? Thất hứa, thiếu công bằng, thiếu tín nghĩa, vô nhân đạo, đốt một đồng minh đang chịu đau khổ, trốn tránh trách nhiệm của một đại cường quốc …Sở dĩ tôi từ chức hôm nay là bởi vì hôm nay bên Hoa Kỳ quốc hội mang vấn đề viện trợ quân sự ra mổ sẻ. Tôi nghĩ hành động tôi từ chức hôm nay, biết đâu rằng tiền viện trợ sẽ từ 300 lên 722 triệu hay lên một tỉ...không sớm hơn, mà không trễ hơn, bởi vì tôi nghĩ rằng cái thời gian tính mà hôm nay cho thấy rõ cuộc diện quân sự của cả chiến trường miền Nam...”. [9]
* Ngày 29.04.1975 - Theo tác giả: Pierre Darcourt
" Vào cuối buổi chiều thì tướng Trần văn Đôn và con trai ông ta, một bác sĩ, được một chiếc trực thăng bốc đi. Trước đó vài giờ, rất lịch sự như ông đã nổi danh, ông đã đến từ giã vị Đại sứ` Pháp... và luôn tiện cũng để nhận thông hành Pháp của ông. Ông M. M. Mérillon cũng đã có một vài lần nhờ vã đến tướng Đôn.. Từ nhiều tháng qua, và nhất là trong cơn khủng hoảng của Chánh Phủ vừa qua, tướng Đôn được coi như là một phụ tá rất đắc lực cho hoạt động trung gian chánh trị của người Pháp. Ông đã trực tiếp thúc đẩy tướng Dương văn Minh đi tới, và trước Quốc Hội lưỡng Viện ông đã có một buỗi thuyết trình quá thảm hại về tình hình quân sự. Có một lúc nào đó, ông M. Mérillon đã mong muốn đẩy ông Đôn vào ghế Thủ Tướng của ông Minh. Hôm chiều thứ hai, chấn động vì sự chống đối nhau giữa các trung tâm chánh trị của Miền Nam, tướng Đôn đã có ý định tự tử. Nhưng sau đó được giới thân cận lên giây cót an ủi...nên cuối cùng đã quyết định nhờ Mỹ đưa đi. Trước khi lên trực thăng, tướng Đôn đã nói với toán binh sĩ cận vệ của ông, những người đã không rời khỏi ông nửa bước, rằng:
"Tôi bắt buộc phải ra đi thôi, vì nếu bọn cộng sản mà tóm được tôi thì tôi sẽ bị bọn chúng hành quyết ngay. Còn các anh, các anh chỉ là cấp nhỏ, các anh chẳng có gì nguy hiểm hết... và các anh có thể lẫn lộn được trong dân chúng." [10]
"Tôi bắt buộc phải ra đi thôi, vì nếu bọn cộng sản mà tóm được tôi thì tôi sẽ bị bọn chúng hành quyết ngay. Còn các anh, các anh chỉ là cấp nhỏ, các anh chẳng có gì nguy hiểm hết... và các anh có thể lẫn lộn được trong dân chúng." [10]
** TT Thiệu bất bình với Mỹ về nội dung hiệp định Paris 73
Nhiều nhà phê bình cho rằng việc TT Thiệu gay gắt lên án Mỹ là vì đã có sự bất đồng quan điểm từ cuối năm 1972, khi phía Mỹ ép TT Thiệu phải ký một thỏa hiệp đình chiến mà phía VNCH phải chịu phần thua thiệt, để rồi dẫn đến biến cố 30.04.1975. Xin trích đoạn các cuộc trao đổi trong năm 1972 được phía Bộ Ngoại Giao công bố, bàn về nội dung thỏa hiệp đình chiến 27.01.1973.
* Ngày 21.10.1972 - BNG (Haig to Kissinger):" Theo quan điểm của tôi, cơ hội để Thiệu chấp thuận là rất mong manh-the chances of getting Thieu to acquiesce are very slim, và chúng tôi sẽ phải tính toán lại ngay sau cuộc họp để xem có nên đưa ra phản ứng nào cho phía VNDCCH và đặc biệt là phía Moscow. ..., chúng tôi không thể thuận theo ý kiến của ông Thiệu, và do đó, điều cần thiết là chúng tôi phải gặp họ khẩn cấp tại Paris để tìm ra những giải pháp thay thế có thể không bao gồm phía Nam Việt Nam-to work out alternate arrangements which might not include the South Vietnamese." [11]
* Ngày 22.10.1972 -BNG:" Thiệu đã đột ngột từ chối chấp nhận tất cả các điều khoản đã dàn xếp. Vụ Hà Nội rò rỉ thông tin gây tác hại ngay khi các cuộc đàm phán với Thiệu đang ở thời điểm quan trọng và dường như đang đi đến kết quả thuận lợi. Nếu không có Thiệu, trước mắt không thể tiến hành thực hiện hiệp định như đã vạch ra. Tiến sĩ Kissinger cũng không thể đi Hà Nội vào thời điểm hiện tại cho dù các cuộc đàm phán bổ sung đã được chuẩn bị với giới lãnh đạo VNDCCH ở Paris hoặc nơi khác."[12]
Việc TT Thiệu từ chối ký thỏa hiệp (01.1973) gây nhiều trở ngại cho phía Mỹ, vì vậy phía Mỹ phải tìm cách trấn an phía Liên Xô và Trung Quốc. Hai văn bản sau đã xác nhận điều này:
- Với Liên Xô : " Đối với thông điệp gửi tới Dobrynin, vui lòng cho tôi biết quan điểm của bạn về việc có hay không cuộc gặp cá nhân giữa Tổng thống và Dobrynin vào chiều nay, ... cách tốt nhất giữ cho Brezhnev và các đồng chí của ông ta ở trong tư thế trong tinh thần xây dựng."
- Với Trung Quốc: " Đối với CHND Trung Hoa, nên theo đuổi những điểm ghi trong văn bản sẽ được gửi cho đại diện của chúng ta vào tối nay ở New York, nhưng văn bản sẽ được sửa đổi để gắn kết chặt chẽ hơn trong quan hệ của chúng ta với họ." [13]
Theo các tài liệu phổ biến sau này, việc TT Thiệu từ chối ký thỏa Hiệp còn phải chịu sự đe dọa đến an nguy của tính mạng...
* 20.01.1973 - "Cut Off His [Thieu's] Head "- Vì e ngại TT Thiệu không ký thỏa hiệp đình chiến Paris vào ngày TT Nixon nhậm chức TT nhiệm kỳ 2, ngày 20 tháng 1 năm 1973, nên trong cuộc trao đổi trên điện thoại giữa TT Nixon và TS Kissinger, TT Nixon đã nói:
Audio 1- "Nixon một lần nữa tuyên bố rằng có thể không cần Nam Việt Nam tham gia vào hiệp định hòa bình -Nixon again states that U.S.-ally South Vietnam may not be part of peace agreement."[14]
Audio 2 - "Tôi không biết liệu mối đe dọa có đi quá xa hay không, nhưng tôi sẽ làm bất kỳ điều chết tiệt nào, đó là, hoặc cắt đầu [của Thiệu] nếu cần thiết- I don't know whether the threat goes too far or not, but I'd do any damn thing, that is, or to cut off his [Thieu’s] head if necessary." [15]
* TT Nixon chê cách hành xử của TT Kennedy về vụ 1963
Phần trên viết về sự kiện xẩy ra đầu năm 1973, TT Nixon đe dọa TT Nguyễn Văn Thiệu nếu không thuận theo Mỹ, nhưng trước đó 3 năm, vào năm 1970 TT Nixon đã đưa ra lời phê bình về cách chính phủ Kennedy đối xử với TT Ngô Đình Diệm:" ...chúng tôi sẽ không làm như cách chính quyền Kennedy đã đối xử với Diệm- we’re not about to engage in what the Kennedy administration did with Diem..., chúng tôi không cư xử như thế với bạn bè chúng ta-we don’t do that to our friends.Thật không may cho chính quyền Kennedy, tay họ đã dính máu của Diệm. Đó là một giải pháp tồi tệ - The Kennedy administration has Diem’s blood upon its hands, unfortunately. That was a bad deal." [16]
Mở ngoặc để viết về việc "cách chính quyền Kennedy đã đối xử với Diệm", theo tài liệu Quốc Phòng, vì TT Diệm trì hoãn việc thực hiện chính sách CIP, cho nên:" Các cuộc đàm phán với Diệm đã kết thúc vào tháng Năm (1961), không phải vì các vấn đề đã được giải quyết ...Galbraith khuyên Kennedy chẳng có gì đáng để mặc cả với ông Diệm, vì ông ta sẽ không bao giờ thực hiện...Galbraith ủng hộ việc tiến hành một cuộc đảo chính quân sự chống Diệm vào thời điểm thuận tiện- Galbraith favored promoting an anti- Diem military coup at the earliest convenient moment"-(5.1961),( chi tiết về sự liên hệ Mỹ-VNCH 1961 xin coi...) [17]
Trong bối cảnh hoàn toàn bất lợi cho phía VNCH ghi trên, Hiệp định đình chiến Paris ra đời ngày 27.01 1973 để rồi dẫn đến biến cố 30.04.1975. Theo tài liệu công bố sau này thì phía Mỹ thuận theo yêu cầu của Trung Quốc là Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam để cùng hợp tác chống Liên Xô.
Xin nhường bạn đọc đưa ra nhận xét và phê bình về các sự việc trên. Tuy nhiên, để bạn đọc biết thêm về quan hệ Mỹ-Trung trong chiến tranh tại Việt Nam - người viết sẽ ghi lại cuộc đối thoại giữa TT Nixon, TS Kissinger và TT Chu ân Lai năm 1971 và 1972 (kể cả về cuộc chiến Hạ Lào 1971 trong cuộc đối thoại Mỹ-Trung 1972) được ghi lại trong tài liệu của Bô Ngoại giao. (Vào năm 2002, thư Viện Nixon đã cho công bố nhiều tài liệu liên quan đến chiến tranh Việt Nam sau 30 năm bảo mật, nhưng nay sau 45 năm, nhiều bản văn loan tải trên FRUS và trên US.DOSA đã cho đọc nhiều đoạn văn trước đây bị bôi đen), sự việc sẽ trình bày tại bài viết sau và về " Học thuyết Nixon - The Nixon Doctrine 1969."
Đào Văn
Tài liệu tham khảo.
[1]- BNG/FRUS -Bản văn #230 ngày 13.04.1975
[2]- CIA Library, 16.04.1975 -Tướng Trần Văn Đôn vận động TT Thiệu từ chức
[3]- CIA Library, 17.04.1975 (trang 5)-VC chấp nhận Chính phủ do Đôn cầm đầu
[4]- CIA Library, 18.04.1975 (trang A14)-CIA nghi ngờ tính trung thực của tướng Đôn
[5]- BNG/FRUS -bản văn #238 ngày 18.04.1975
[6]- BNG/FRUS- bản văn # 241 tngày 18.04.1975
[8]- Trần Văn Đôn - Việt Nam Nhân Chứng - Chương II - VNCH Mười Ngày Cuối
[9]- BNG/FRUS - Bản văn số 250 ngày 21.04.1975
[11]- Sach Truyện-Pierre Darcourt-VN QM Oan Khiên:Chg 23: Sự Rẫy Chết Của Một Thành Phố
[12]- BNG /FRUS -bản văn #39 ngày 21.10.1972
[13]- BNG/FRUS bản văn #47 ngày 22.10.1972
[14]- Nixon tape audio Org (mp3):-Agreement_without_Thieu
[15]- Miller Center:- a)- Audio mp3: " cắt đầu ...nếu cần thiết"
-b)- text: Cut Off His [Thieu's] Head
[16]- Văn Khố BNG-Foreign Relations, Volume XVI-Conversation...June 30, 1971, trang 96
[17]- Văn Khố QG-Pen.Papers.Part IV.B.1.Evolution of the War:Problems With the Diem Government
.
.
Gửi ý kiến của bạn