Hôm nay,  

Cà Phê Vỉa Hè Ở Huế

06/04/200500:00:00(Xem: 6301)
Bạn,
Theo một nhà nghiên cứu "văn hóa ẩm thực", tại Huế, uống cà phê vỉa hè đã là một phần nhịp thở đầu ngày của đời sống Huế. Bởi người ta uống cà phê vỉa hè không đơn thuần là uống cà phê, mà là uống cái hồn Huế. Báo Net Cô Đô viết như sau.
Một ngày của nhiều người Huế thường bắt đầu bằng ly café uống ở vỉa hè. Uống café buổi sáng là nét sinh hoạt rất thị dân ở xứ sở mà ngày xưa A. Bonhomme đã bảo là thành phố của quan lại và công chức. Dậy thật sớm, và nhiều người Huế ra vỉa hè ngồi một mình. Người làm công chức ngồi uống đến giờ thì đi về công sở. Người không có việc làm cụ thể, nhất là đám văn nghệ sĩ "vô công rồi nghề" thì ngồi cà kê suốt ngày. Cứ nhìn người uống café là biết không chỉ xuất thân mà còn cả nghề nghiệp, tính cách và cả công việc mà anh ta đang làm. Quán café vỉa hè là nơi tựu tập đầy đủ nhất những con người tứ xứ, những số phận nhiều khi quá ư là khác biệt. Đó là người đạp xe thồ, xích lô - loại công việc ở các đô thị mà các nhà kinh tế bảo đó là thành phần kinh tế phi cơ cấu ; là học sinh, sinh viên, văn nghệ sĩ trí thức và công chức... Có người cả đời lần đận, chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi, có người may mắn thành đạt, có bát ăn bát để, ngồi giữa đám đông để tìm một chút cảm giác đồng loại, hay đơn giản đây chỉ là một thói quen sinh hoạt còn sót lại của thời đi học. Đám đông đó đa chủng và nhiều màu đến mức buồn cười. Bao nhiêu năm tháng cũng chừng ấy gương mặt, ngồi chừng ấy chỗ ngồi. Thỉnh thoảng nghe có người mất đi, chỗ ngồi ấy lại có một người khác trẻ hơn thế vào.

Nhiều năm ngồi ở quán café vỉa hè, người viết bài này thấy trong đám đông xa lạ mà quen thuộc có mình ấy, thường vẫn làm bốn việc : nói, nghe, nhìn và im lặng. Những câu chuyện ở quán café vỉa hè là một thứ tạp nham thượng vàng hạ cám. Nhưng khi cố gắng chắp nối những sự vô nghĩa và có nghĩa đó lại, thì lại hình dung rất rõ cái bức tranh cuộc đời của nhiều người. Có buồn vui, có hạnh phúc và bất hạnh ; có tiếng cười vô tư và cả những tiếng thở dài não nuột... Do tính cách, có người ngồi ở quán café vỉa hè chỉ để nói những điều tầm thường, phê phán, khích bác, chỉ trích... dù tầm thường là vậy nhưng nó cũng có cái gì đó tất yếu của cuộc đời, là sự thất nghiệp, hoàn cảnh sống éo le, và cả những nỗi buồn riêng không ai hay biết... Vì vậy mà không nên "tranh luận", chỉ nên nhìn mà cười để độ lượng với người, nhưng thực ra là độ lượng với mình.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: nếu lớp trẻ đến với quán café vỉa hè là đi tìm một đường chân trời khát vọng, thì những người có tuổi là làm một cuộc trở lại với ngày xưa nào đó, là chiêm nghiệm, soi rọi lại cuộc đời mình. Nhiều ý tưởng hay, mới và lạ có gốc gác từ những vỉa hè café.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.