Hôm nay,  

Thế Tục, Một Nét Đặc Thù Của Chánh Trị Pháp

23/12/201600:00:00(Xem: 4676)

Tối hôm Thứ Hai 19-12, một chiếc xe cam-nhông lớn chở sắt chạy lao vào đám đông dân chúng đang tham dự Chợ Noel tại Berlin làm cho 18 người chết và 42 người bị thương có cả người lớn tuổi và trẻ con. Chuyện xảy ra giống như hôm Quốc Khánh hồi tháng 7 rối tại Nice ở Pháp. Thủ phạm vẫn là người Hồi giáo. Mục đích vẫn là khủng bố. Mục tiêu vẫn là dân chúng Tây phương sanh ra và lớn lên trong nền văn minh Thiên chúa giáo, nền văn hóa dân chủ tự do. Cơ hội vẫn là lễ lớn, lễ kỷ niệm lịch sử chánh trị dân chủ nhơn quyền và lễ tôn giáo.

Không thể nói gì khác hơn là Hồi giáo chống Tây phương để Hồi giáo hóa nơi này.

Trong lúc đó, Pháp từ năm 1981, chánh phủ xã hội chủ nghĩa vì sự hấp dẫn của lá phiếu, quyền lợi của phe cánh, đã ban hành những biện pháp nhằm mua chuộc cử tri Hồi giáo mà không nghĩ quyền lợi của đất nước bị tổn thương.

Pháp chủ trương thế tục (lạcité), cấm những biểu hiện tôn giáo mà Pháp là nước Thiên chúa giáo từ xưa. Lễ Noel nay phải gọi là lễ cuối năm. Trên đường phố, hoa đăng không được kết "vui Noel", mà phải "vui lễ". Trước đây, nơi công cộng chưng bày máng cỏ thì nay không được phép tuy máng cỏ mang ý nghĩa một nét sanh hoạt truyền thống nhiều hơn là tôn giáo.

Trong ngôn ngữ không được nói “những giá trị của Pháp", mà nên nói "những giá trị cộng hòa". Nói nước Pháp là của người Pháp bị lên án "kỳ thị".

Trong lúc đó, ngày Ramadan của Hồi giáo làm công khai, tràn ra đường phố, xe cộ bị cấm lưu thông. Đông người tham dự Ramadan không phải chỉ có người tại chỗ, mà người từ nhiều nơi khác kéo về. Trong nhà trường, sở làm, Hồi giáo yêu cầu không được có món thịt heo sẽ làm ô nhiễm những món khác vì để chung. Hồ tắm phải tổ chức riêng cho phụ nữ Hồi giáo, nhà thương, phải nữ bác sĩ khám nữ bịnh nhơn Hồi giáo, có chồng đi theo,...Chánh phủ Pháp đã nổ lực đáp ứng đòi hỏi của Hồi giáo ở Pháp.

Thế mà, ông Samuel Mayol, Giám đốc Đại Học Kỹ thuật (IUT = Institut Universitaire de Technologie) ở thành phố Saint Denis (Tỉnh Seine Saint Denis 93) nhiều lần bị sinh viên của mình hành hung và còn hăm dọa giết ông chỉ vì ông áp dụng đường lối “thế tục" (Lạcité) của chánh phủ ban hành. Ông không cho sinh viên (?) Hồi giáo chiếm một căn phòng trong Đại Học, trải thảm ra, làm nơi cầu nguyện. Và cũng nên biết thêm thành phố Saint Denis và vài thành phố của 93 gần như được chánh phủ giao cho cư dân Hồi giáo tự do sanh sống. Với nếp sống của họ.

Đặc tính của phe tả gốc mác-xít không có tín ngưỡng khác hơn chủ nghĩa mác-xít. Nhưng chánh sách thế tục trở thành cái bẩy chụp xuống dân Pháp.

Trước tình hình những giá trị truyền thống và cả tín ngưởng ngày càng bị xâm phạm, một bộ phận giáo dân khá lớn của Pháp gần đây tập họp lại, đứng lên tranh đấu bảo vệ những giá trị truyền thống dân tộc. Họ hoạt động như phong trào giáo dân tranh đấu thật sự.

Một thế kỷ vì thế tục

Phải nói đây chính là đặc thù của Pháp bởi ở Âu châu, cùng nước Thiên chúa giáo mà không nơi nào có chánh sách “thế tục". Do lịch sử của Pháp tạo nên.

Tưởng nên nhắc lại những biến cố quan trọng khai sanh ra chủ trương “thế tục". Năm 1793-1794 là năm cao điểm của chánh sách cởi bỏ Thiên chúa giáo khỏi cách mạng Pháp. Qua năm 1801, Bonaparte ký với Giáo hoàng Pie VII Thỏa Hiệp Le Concordat để giải quyết khủng hoảng với Giáo hôi La mã, để có thể tiếp tục tại vị, thừa nhận Thiên chúa giáo là tôn giáo của đại đa số dân Pháp. Sau này, Do thái giáo và Tin lành được thừa nhận.

Năm 1881-1882, luật Ferry thành lập trường công, thế tục, miễn phí, cưỡng bách trẻ con đi học, tức không đặt dưới sự điều hành của tu sĩ, không nặng phần giáo lý.

Năm 1905, ban hành luật tách Giáo hội ra khỏi Nhà nước. Đìều 2 qui định Nhà nước Cộng hòa không nhìn nhận, không trả lương, không trợ cấp bất kỳ sanh hoạt tôn giáo nào.

Năm 2004, luật cấm y phục mang dấu hiệu tôn giáo tới trường học.

Tới nay mọi biểu hiện Thiên chúa giáo ở Pháp bị chánh phủ ngăn cấm nghiêm ngặc. Hồi giáo lợi dụng cái thế ưu đãi của mình để trói tay giáo dân thêm chặc mà bành trướng Hồi giáo.

Trước đà bành trường Hồi giáo, gia tăng xây cất giáo đường hoặc gây hấn và khủng bố, dân chúng Pháp phản ứng với hai thái độ: cánh thế tục tranh đấu, cứng rắn và ngăn cấm, còn cánh cởi mở thì xoa dịu và hòa giải.

Trong việc bảo vệ tính thế tục, có người đặt vấn đề “Tại sao ta không làm điều đã làm đối với Thiên chúa giáo cách nay một trăm năm?”.

Năm 1790, chánh quyền cách mạng đã bắt buộc tu sĩ, linh mục, tuyên thệ trước hiến pháp dân sự dành cho tăng lử.

Thế là chiến tranh bùng nổ giữa nhà cầm quyền chủ trương xóa bỏ Thiên chúa giáo và dân Miền Tây (Vendée) và người Pháp da trắng cương quyết thà chết cho đức tin và vua của mình.

Để hòa giải, Bonaparte nhìn nhận Thiên chúa giáo. Tăng lữ lấy lại địa vị ưu thế của mình trong xã hội. Thánh giá xuất hiện khắp nơi. Người ta làm lễ cả những buổi khai mạc Quốc hội. Giáo dục giao trọn cho các vị tu sĩ.


Giáo hội thế kỷ XIX rất phản động, hành sử như vua chúa, chống lại chế độ dân chủ và nhơn quyền vì muốn dùng đường lối này để ngăn chặn mọi diễn tiến của xã hội dưới tên gọi “Chánh sách tăng lữ trị» (Le cléricalisme) mà những người cộng hòa chủ trương phải dẹp khi lên nắm quyền vào những năm cuối 1870. Họ thu hồi chủ quyền từng phần. Như lấy lại ở các Cha Sở việc Hộ tịch giao cho viên chức Hộ tịch dân sự, tổ chức nghĩa địa theo thế tục, tổ chức lại nhà thương và trường học. Làm những việc này không phải không gặp chống đối của Công giáo.

Những người Jésuites nắm giáo dục, khi bị mất trường học khỏi tay, họ phản ứng mạnh nên bị trục xuất khỏi nước Pháp.

Đến đầu thế kỷ XX, luật năm 1901 về Hội (Assocìation) chi phối giáo hội mạnh mẽ. Một lần nữa bị phản ứng, người Thiên chúa giáo tố cáo chánh phủ bạo hành. Nhưng luật 1905 ban hành xoa dịu phần nào giáo dân vì tính cách cởi mở của nó. Chỉ có Giáo hoàng Pie X tỏ thái độ phản động hơn hết. Ông cho rằng chánh sách của chánh phủ cách mạng đúng là thứ của quỉ Satan, ra lịnh cho giáo dân không tham gia sanh hoạt quốc gia và không tuân hành luật pháp.

Suốt cả thế kỷ, người Pháp xây dựng một nền chánh trị thế tục để thoát ra khỏi sự kìm chế của Giáo hội La-mã.

Nhưng thật sự hiểu thế tục là gì?

Thế tục “lạcité” do gốc Hi lạp “laos” chỉ sự thống nhứt của một dân tộc, được xem như là “một” bất khả phân.

Người thế tục là người của nhơn dân, không có đặc quyền nào phân biệt hay nâng lên cao hơn những người khác.

“Laos” hay “thế tục” vừa là nguyên tắc của tự do và của bình đẳng. Bình đẳng thiết lập trên sự tự do suy nghĩ, được nhìn nhận là sơ khởi và đồng đều ở mọi người.

Nhưng ngày nay, có kẻ hiểu, như phe cộng sản, thế tục là dứt khoát với quá khứ thực dân do Giáo hội Thiên chúa giáo hướng dẫn dánh chiếm thế giới để mở đạo.

Giáo dân vùng dậy

Thử nhìn qua hiện tình giáo dân và tu sĩ ở Pháp. Năm 2015, ở Pháp có 58% dân chúng là Thiên chúa giáo trong đó có 48% không thường đi lễ, chỉ có 8% là thuần thành, đi lễ đều đặng. Năm 1990, có 472,130 người nhận lễ rửa tội. Qua năm 2012, chỉ còn 290,282 người nhận lễ rửa tội mà thôi. Về đám cưới, năm 1990, có 147,146 đám cưới làm lễ ở nhà thờ. Qua năm 2012, chỉ còn 70,369 đám.

Linh mục cũng chịu số phận xuống cấp. Năm 1990, có 32,267 vị, năm 2012, chỉ còn 16,830 Linh mục.

Nhưng nay thì giáo dân đã bắt đầu thức tỉnh. Một nhóm nhỏ tích cực hoạt động và có ảnh hưởng, đứng lên bênh vực xã hội của mình. Giám mục Georges Pontier viết thư cho TT Hollande can thiệp để dự luật về tự do phá thai đừng ban hành. Phong trào giáo dân tranh đấu cho rằng việc Giám mục Georges Pontier can thiệp với TT Hollande là một hành động quan trọng vì tính khẩn trương của dự luật, vượt khỏi những cuộc tranh đấu trước giờ của phong trào như biểu tình. Đó là biểu hiện sự thức tỉnh của giáo dân. Từ nay, người Công giáo không muốn sống trong im lặng của Giáo hội nữa.

Có Linh mục phản đối chánh quyền “Nếu quí ông ký dự luật ngăn cấm “sites internet Pro-Vie” (Bảo vệ đời sống) là chính quí ông ký tên đưa quí ông xuống địa ngục vĩnh viễn”. Nhiều giáo dân đồng loạt lên tiếng “Chúng tôi không để bị khớp miệng nữa bởi sự kiểm duyệt hoặc sự hăm dọa, vì người phụ nữ có quyền biết sự thật”.

Quả thật dự luật ngăn cấm sự chống phá thai đã không còn xuất hiện nhiều nữa.

Ngày nay, giáo dân thuần thành, đi đạo chuyên cần, tuy ít, chỉ từ 5% tới 8% dân Pháp, nhưng họ là những người năng nổ hoạt động, có nguồn gốc Thiên chúa giáo lâu đời. Người ta vội quên đi trọng lượng của một nước Pháp Thiên chúa giáo truyền thống vẫn còn đủ sức mạnh để động viên chống lại những biện pháp phương hại quyền lợi của họ. Năm 2012-2013, giáo dân đã tập họp hằng triệu người xuống đường chống lại luật cho phép những người đồng tính kết hôn.Từ đó, phong trào tiếp tục được củng cố và phát triển rộng ra trong dân chúng.

Họ biết là họ thiểu số nhưng họ tin tưởng lấy sự nhiệt tình thay thế cho những con số.

Nhưng thực tế xã hội cho thấy, theo kết quả thăm dò dư luận của hảng BVA (Nhựt báo Le Parisien 2/2014), có 90% dân chúng đồng ý cho phép phá thai và 54% đồng ý cho những người đồng tính kết hôn. Nhưng lại không đồng ý cho những người này “có con nhơn tạo”.

Theo Giám mục Georges Pontier, có một sự phân hóa giữa người Công giáo thuần thành và người Công giáo không đi đạo. Họ nhận định nguồn gốc nước Pháp cũng khác. Người Công giáo không đi đạo không đồng ý nguồn gốc văn minh nước Pháp là Thiên chúa giáo. Nhưng bản sắc Công giáo đang xuất hiện, một sự văn hóa hóa Công giáo đang định hình, ngay cả ở những người Công giáo không đi đạo. Sự thức tỉnh này thể hiện rõ ở sự trổi dậy của tôn giáo khá rộng rãi. Gilles Kepel, Giáo sư Đại Học ở Paris, chuyên về thế giới Á-rặp, gọi hiện tượng đó là “Sự phục hận của Thượng Đế”!

Ý kiến bạn đọc
23/12/201620:40:33
Khách
Đó là kết quả của tư tưởng cấp tiền và toàn cầu hóa mà xã hội Pháp đã chấp nhận và nhường cho người hồi giáo có nhiều quyền lợi trong khi lại muốn dập tắt hết những truyền thống của nước Pháp, đúng là XHCN là diệt vong đạo đức nhân bản của con người. Ở Mỹ Obama cũng đã áp dụng trong 8 năm cầm quyền nên xã hội Mỹ cũng đang suy tàn theo tư tưởng cắp tiền và muốn toàn cầu hóa của giới trẻ cũng nhu giới không có trách nhiệm với đất nước, bà Clinton là điển hình muốn tiếp tục chính sách của Obama tự do phá thai, mở cửa biên giới, thu nhận và chấp nhận nhiều người hồi giáo vào Mỹ mà không cần biết lợi hại...không phù hợp với nước Mỹ nên thượng để không đặt để cho bà là TT.

Khách
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.