Hôm nay,  

Nỗi khắc khoải Phạm Quang Ngọc trong “Thương cái đầu biết gật”

26/12/201400:05:00(Xem: 6264)

Nỗi khắc khoải của Phạm Quang Ngọc trong “Thương cái đầu biết gật”

 

Lâm Hảo Dũng

 

Phạm Quang Ngọc, một tên tuổi không mấy xa lạ đối với anh em văn nghệ ở Úc Châu, nhất là vùng Sydney- New South Wale. Bên cạnh hồn thơ bao la như những rặng bạch đàn, cây vỏ giấy giăng mắc khắp vùng trời Úc Châu; anh còn là một nhạc sĩ được nhiều người mến mộ qua các buổi trình diễn văn nghệ thân hữu hay sinh hoạt cộng đồng.

Ở anh, tuổi tác đã cao nhưng sức sáng tác không suy giảm chút nào. Năm vừa qua, anh đã trình làng “ Bước chân thơ”, năm nay lại gởi đến qúi bạn đọc tập thơ mới “ Thương cái đầu biết gật”.

Chúng tôi, mạn phép được giới thiệu thi tập này của anh.

 

Sự chuyển tải trong thơ tình anh tha thiết, cuồng bạo qúa chăng?. Hay sức sống vẫn căng đầy lồng ngực, dù thế nào, chúng ta vẫn ngưỡng mộ ở sự chân thành đến độ đó của anh:

“Đốt tình anh mối tình điên

Chẳng xang xế xự, chẳng len tơ chùng”

(Đốt tình trang 18)

Hoặc mạnh mẽ trong ý lời diễn đạt:

“ Ta ngờ em tóc rối bung

Bàn tay xẻ ngạnh, vai trùng khớp đau”

( Gật trang 20)

Qủa thật, cơn say mê cuồng nhiệt của tác gỉa được biểu hiện dâng cao chất ngất: “ Xin em một tí đảo điên- Để tôi chóang ngõ huyên thuyên nói cười” đến :“ Xin em góc phố vàng phai- Có tôi gãi xước hình hài tráng đinh- Xin trang 21).

Có phải đây là chân dung thật sự của tác gỉa qua những lời rất đáng ghi khắc, một con người chân phương, “có sao nói vậy”?. Sâu kín, khoáng đãng, bất chấp sự bình luận của thế  nhân:

“ Nghe trong im lặng, rất tôi

Không chừng thế đó mà đời lại vui

Trỏ hư vô điểm mặt, cười

Khoét sâu ấn tượng, thụt lùi tháng năm

Rất tôi chẳng sợ lăng nhăng

Lăn ra giấc ngủ, vỗ nhầm chiêm bao”

( Rất tôi trang 25)

Tôi, của tác giả tràn đầy nhựa sống “tráng đinh’, ngổ ngáo, thách thức, mang chất giọng khinh đời, ngôn từ mạnh bạo, có thể được phóng ra từ những bất mãn hay chán chường:

“ Tôi hồn đổ ngọn thầu đâu

Trái tim hóa đắng đầu sâu nỗi buồn

Tôi dầm thân xác rập khuôn

Nỗi ra ngất ngưỡng, nỗi cuồng loạn tâm

Dỗ tôi người giải chiếu nằm

Tôi so le giữa góc lăn muộn phiền

Hồn tôi dốc nẻo lưng triền

Tiếng cồng vang vọng âm truyền động quan

Hồn tôi áo liệm mầu tang

Xác thân nằm giữa hai hàng nến phơi

Lòng tôi đổ trận mưa rơi

Ngó quanh sân nắng em cười chán chưa…

( Góc lăn muộn phiền trang 38)

Chỉ cần một nụ cười của giai nhân cũng đủ xóa tan mọi ưu tư, suy tưởng mơ hồ?

Đây có phải là chủ ý của tác gỉa khi anh sử dụng ngôn từ khá thẳng thắn, đôi lúc dung tục hoặc uẩn ức đầy ắp trong tâm trí do giông bảo bên ngoài tác động?

“ Mào gà! Mào gà! lại mào gà!

Chờ hết ba mươi, đến tết ta

Gà tre đem bán, khoe so cựa

Nhìn người qua lại, ngồi xếp re!!!

( Xuân tình trang 44)

Hy vọng, hạnh phúc, hoài nghi:” Chỉ khi quen em, tình yêu linh thánh- Anh trân mình thương Chúa đóng đinh-Em thơ trang 48”.

Tâm hồn thơ của tác gỉa mênh mông, nội tâm luôn giao động như một ca từ:

“ Vực đau mang nỗi sầu

Ối a đời khánh tận

Thoáng một chút xưa sau

Con kênh gìa lận đận

.

Ừ, dẫu khô vàng héo

Ừ, dẫu nhớ thở than

Giây tơ cuồng nhạc dạo

Đã lỡ một cung đàn

( Lỡ cung đàn trang 49)

Nét nhìn của tác gỉa qua ảnh hình thiếu nữ thời nay. Lẳng, nóng bỏng, gợi cảm chết người và nhà thơ cũng tan thành mây khói. Sự đột phá trong cách thể hiện mới của tác giả chăng?.

“ Mặt trời ở chỗ lõm sâu

Em thân quái nắng, tôi đầu mọc đanh

Mày em đậm nét chì xanh

Đôi môi đỏ mọng, điểm quanh viền hồng

Nụ cười nẩy chỗ chổng mông

Úm thâu thiên địa, tồng ngồng ngõ hoa

Tình tình ở chỗ xuýt xoa

Ối a cho lắm, rên la càng nhiều

Mặt ta tẩm đậm hương yêu

Rần rần đỏ ké vì siêu thuốc liều”

(Ồ, mặt trời trang 62)

Ngoài tình yêu nam nữ, chúng ta cũng bắt gặp những bài viết về tình người, tình đồng loại rất se sắt:

“ Quê hương còn thấy như đâu đó

Đâu đó còn nguyên một tổ đường

Những thân khô đét ngồi co quắp

Khấn vái trò đời bớt nhiễu nhương”

( Khấn vái trang 79)

Xã hội đầy bất công, những nông dân ,lao động ngày trước càng ngày càng thêm vật vã vì miếng ăn, trẻ thơ vắng tiếng trống trường, khác hẳn với những lời tuyên truyền hoa mỹ chỉ có trong chuyện thần thoại, cổ tích. Sau lưng đó là những gọng kềm, xích sắt, chiếc bánh vẽ không bao giờ nắm bắt thành hiện thực.

“ Niềm tin con nắng vạt

Vắt vẻo ngang lưng đồi

Mái tranh nghèo xơ xác

Áo mẹ vắt mồ hôi

 

Em hái từng đọt sắn

Trong cơn đói rụng rời

Tiếng trống còn văng vẳng

Không đến trường, bé ơi?”

( Bé ơi trang 80)

Bức tranh đời ngao ngán, chua xót hơn:

“Đời nay nghèo bán dâm

Gái xưa sầu búi tó

Thấy đó: thiên đường đỏ

Gái bán trôn chạy vòng

……………………….

Vung vãi đồ ăn chơi

Ngậm ngùi xưa tháo dạ

Trò ăn sống nuốt tươi

Cùm đeo thân đói lả…”

(Đùa vui tý mà! Trang 85)

Nỗi quan hoài trĩu nặng, từ cuộc di cư năm nào ,cuộc di tản năm nao và những chuyến tàu ra khơi định mệnh, vẫn là những vết chém đau buốt trong trái tim vốn dạt dào tình cảm của tác giả. Từ sông Hồng đến sóng Cửu Long ,hai dòng nước, chung một nhịp đập Việt Nam:

“ Phù sa chân nước còn mê sóng

Con sóng mê cuồng mặt đại dương

Hiện thân Giao Chỉ hồn xanh thẳm

Tiếng vọng quê hương phảng phất buồn

………………………………………..

Thiên địa chênh vênh khua tĩnh mặc

Có khi trông giống mắt ai cười

Quê cũ còn rồng thiêng hội tụ?

Dòng sông Hồng máu đỏ, thây trôi…

( Phù sa trang 86)

Người mẹ, mãi là một hình tượng được tôn thờ, do đó trong thơ tác giả, dù thi tập nào, cũng được nhắc nhở, đôi khi đậm nét, đôi khi mờ nhạt như sương sau lũy tre làng hay thôn xóm xa xôi ngày cũ:

“ Mẹ tôi hay mặc áo màu lam

Từ lúc quen em đổi áo vàng

Chẳng lẽ tôi về yêu hoa cúc?

Khi lòng bướm đã nhuốm màu tang!

(Áo đổi màu trang 87)

Ngựa già thấm mệt, chỉ mong yên bình với túi thơ bầu rượu, nghêu ngao vui thú yên hà, nhưng ở trời Tây dễ chừng có được cảnh trạng chung quanh như vậy?. Thôi thì , hít thở khói bụi xe đời thành phố, tìm vui trong những quán cóc, ngõ hầu có được không gian dĩ vãng:

“ Lượng đời đã thấm trên lưng nhọc

Chỉ ước rung chuông, tối động phòng

Sáng sáng, chiều chiều, bên quán cóc

Chẳng say mà trời đất mênh mông

……………………………………

Chê Tử Ngang quặn lòng quan tái

U Châu hề, vất vưởng lưng trời!

Kẻ trước, người sau, coi như bỏ

Quái gì mà gọi thế nhân ơi!?!

( Lưng nhọc trang 89)

Thơ nhập vào tâm hồn chảy suốt không ngừng, thơ là máu luân lưu trong cơ thể. Với tác giả, hai chữ thơ nhạc không thể tách rời. Cảm xúc viết dăm dòng thơ, cao hứng rung mấy sợi dây đàn, thế mà thống khoái. Cần chi áo mão công danh, bỏ mặc người bạn đời lẽ loi hiu quạnh. Chúng ta nhớ đến cụ Nguyễn Công Trứ qua câu:” Không công danh thà nát với cỏ cây”. Hậu sinh Phạm Quang Ngọc hẳn có ý tưởng trái nghịch- quan điểm xưa nay hay là cá tính phóng khoáng bẩm sinh của tác gỉa?.

“ Kìa Bá Lý Hề ư? Ta chẳng ham!

Hồn ta tơ tưởng với cung đàn

Mục Công kìa, dẫu muôn năm cũ

Cũng kể như bằng thắp nén nhang

…………………………………….

Ta tiếc thầm cho Bá Lý Hề

Tham quan nên dứt bỏ xiêm y

Ơ hờ, cái thú bên người ngọc

Điếc mũi đâm ngang, buột chửi thề…”

(Kìa, Bá Lý Hề trang 100)

 

Trong “Thương cái đầu biết gật”, con người cầm súng của tác gỉa luôn nóng bỏng, ray rức khôn nguôi. Tự trách và quan sát nhận định những người chung quanh. Tác giả có cảm nghĩ mình vẫn là một hành tinh lạc lõng, một vì sao cô đơn bên cạnh câu thơ của cụ Tú Xương:” Thiên hạ có khi đang ngủ cả- Tội gì mà thức một mình ta “.Thơ cất giọng chán chường, xót xa, ai hoài:

“ Giống như Phùng Quán

Những lúc ngã lòng

Tôi thường vịn câu thơ đứng dậy

Hình hài tôi xác xơ đổ gẫy

Tôi tự đọc thơ mình rồi vén môi cười tồ tồ

-Đ.M thằng lính gìa còn nước non gì nữa

Sao không về bàn viết làm thơ?

Chí lớn ư? Đã lạc quẻ ở chốn giang hồ

Ở đó mà ham rồi hợm mình qúa đỗi?

Bắt chước Phùng Quán

Kẻ bắn thơ mình đối đầu thù nghịch

“ Cách mạng mùa thu” đâu còn là chứng tích

( Kìa Phùng Quán trang 27)

Trái tim rất lính của tác giả ngùn ngụt lửa quân hành, tự chấp nhận sống chết, mặc thi cử bon chen, quẩn quanh trong thành phố đầy tiếng người. Ngoài kia , rộng mở với rừng xanh núi biếc, dễ thích nghi với con người không thể trụ một chỗ như tác giả chăng?.

“ Lúc trước đi lính, ta ham súng

Súng bắn quân thù, dấm dúi chùm lông đen

Ta cười cười, nói nói, như quên

Quên hiện tại, quên ngày mai sống chết

…………………………………………

Ta yêu đời lính hơn mảnh bằng chết rét

Khiến đời ta trở thành qủa thìu biu

Em lỡ yêu ta nên nét mặt buồn thiu

Khi biết ta chỉ giỏi trò nhắng nhít

Ta yêu đời lính cho dù sống chết

Không bao giờ lơi tay sáng lơ mơ

Là thân trai dẫu chết bởi màu cờ

Ta thanh thản hồn xuôi chín suối”

(Đời lính trang 56)

Hoặc đôi khi bất cần, bạt mạng:

“ Em ơi yêu lính chi cho khổ?

Sống chẳng yên nơi, chết động mồ!!!

( Bốc hứng trang 57)

Chúng ta thường được thưởng lãm về sự ví von, nhân cách hóa của thơ và từ đó dòng thơ mang dáng vẻ thi vị, nhẹ nhàng hơn như : màu thời gian, màu mắt, màu xanh, màu hy vọng, màu tương lai…Nơi đây,chúng ta được tác gỉa giới thiệu một màu mới rất tối tăm rất tang thương, đó là màu chủ nghĩa với lời lẽ chua cay, trách hận. Và người lính Phạm Quang Ngọc phải nghẹn ngào lên tiếng:

“ Cũng lạ, đời nay xé chiến bào

Hồn thiêng trổi dậy vít trời cao

Úa danh thiên cổ, vùi chinh chiến

Chiến tuyến hồn binh giật tóc gào

.

Màu cờ chủ nghĩa bất dung nhan

Dung nhan người sống phủ cơ hàn

Đời nay ngồi khóc tình vong tộc

Nấm mộ nhang tàn, cỏ mọc hoang

( Màu chủ nghĩa trang 69)

Với tác gỉa, chúng ta mơ hồ cảm nhận anh là một tay súng tay thơ. Thơ đeo đuổi anh xuyên suốt mọi sinh hoạt đời thường và lính - tình yêu ấy vời vợi thâm sâu ám ảnh anh cho đến ngày xuống mộ. Có ai bắt buộc , có áp lực nào xiết chặt để chúng ta quên qúa khứ như một chủ thuyết đã từng rao giảng ?:

“ Hắn méo mó hình hài

Tên lính thời cổ đại

Ngóng thơ trời biên tái

Đội nỗi khổ trần ai

.

Súng đạn bỏ ngoài tai

Một hồn thơ phấn chấn

Có đi hết đời này

Cũng hồn phi phách tán

.

Bày trò chơi súng đạn

Bốc khói bên quan tài

Khép cửa mộ trần ai

Nhập hồn về chín suối…”

( Lính thơ trang 97)

 

Thật là một lý thú bất ngờ khi khám phá trong “ Thương cái đầu biết gật” của Phạm Quang Ngọc. Tác gỉa, dường như no tròn bi phẫn cho cuộc đổi đời, cay đắng lúc lưu vong, do vậy trong thi tập này chúng ta mới có những dòng thơ thật sảng khoái, ôm chầm lấy tâm tư tác giả .

Những câu:” Áo phanh giữa lộ tay khoèo người qua- Nhập trang 8”

Hay :” Dương bản anh, âm bản em

 Đè hai thứ bản khi lên giường nằm”

( Ghẹo em lục bát trang 26)

Đôi lúc cay cú, chua chát:” Thơ thành ba đá, tình xuyên lá- Buông trôi trang 30)

Tự châm biếm mình vượt qúa lằn ranh bản thân:

“ Chào nhà anh thơ Ngọc

Đúng là thơ con cóc

Bệnh mót tiểu hay lây

Đọc xong ta đi đây

Để trút bầu tâm sự “

( Vẫn ví là thơ Ngọc trang 32)

Và hợm hĩnh mình “ hết biết”: “ Bước lon ton chẳng khác con chó xù- Cà phê một mình trang 63) hoặc “ Làm thân nhái bén đem ra tẩm dầu - Rộn tình trang 90”.

Hết con chó xù,lại hóa thân rắn nước nay biến đổi thành mặt ngựa đầu trâu, có gì không ổn định trong lòng nhà thơ chăng?. Tự sỉ vã, châm chích mình “ cho rõ mặt thằng tôi”.

“ Thưa tôi: mặt ngựa đầu trâu

Húc bừa vô vọng, nỗi đau đoạn đành”

( Tự thú trang 94)

 

Bên cạnh những lời thơ phóng khoáng, bạt mạng, tác gỉa có những câu tỉ dụ rất mượt mà:

“ Trời gần đất trổ mình dây

Em nằm lơi vạt áo bay về người”

( Xuân thì trang 17)

Hay ngông cuồng bát ngát như sông:

“ Trai sông Hồng, gái Cửu Long

Phù sa nẩy sóng đòng đòng đó em”

( Tình ca dao trang 39)

Lãng mạn, tha thiết theo về với tác gỉa:

“ Bạn với trăng, trắc nết cùng thơ

Mai sau ta chết rủ chung mồ

Ràng thêm ít hạt huyền làm mối

Đừng rủ nắng về dệt cỏ khô”

( Rủ trang 66)

 

Phạm Quang Ngọc trong thi tập “ Thương cái đầu biết gật” đã gởi gấm nỗi lòng chân thật của mình qua nhiều thể tài sáng tác . Tác gỉa vẫn viết về thân phận con người, tình yêu quê hương  , tự trào và nhất là vai trò người lính miền Nam.Bàng bạc như khói thuốc mỗi lần bật lửa, quyện kín thể xác của một tay súng tuổi đã gìa nhưng hồn không có tuổi bao giờ.

Nhiều câu thơ sống động, lời lẽ va chạm mạnh như tiếng đạn được bắn ra từ những uất hận, những dồn nén sâu thẳm trong con người tác giả.

Với hình hài tráng kiện, hơi thở căng đầy nhựa sống, một Phạm Quang Ngọc vẫn ngẩng cao đầu nhìn đời đầy lạc quan- thơ, nhạc anh từ đó mãi phiêu bồng.

 

Thi tập “ Thương cái đầu biết gật” của Phạm Quang Ngọc được trình bày & in tại Pacific Graphics & Printing năm 2014 – Úc Châu

-          Hình bìa cuả  họa sĩ Hồ Thành Đức.

 

 

Lâm Hảo Dũng

(PTT)

Van,BC- Can. Dec 24-2014- 5H07’ pm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.