Hôm nay,  

Cắt Nhượng Cẳng Tù Nhân: Tội Ác Của CS

23/04/201400:00:00(Xem: 11410)

Bùi Phú
(Nhân dịp tưởng niệm Quốc Hận 30-4, năm thứ 39 (1975-2014), một nén hương lòng kính dâng lên hương hồn của Đại Úy Hùng đã chết tức tưởi trong trại tù Z.30B Xuân Lộc Đồng Nai)

Nói đến việc tù nhân trốn trại ta phải đề cập đến một cuộc trốn trại thật táo bạo, đầy mạo hiểm của 18 anh em tù nhân quân nhân ở trại tù Z.30B Xuân Lộc Đồng Nai, trưởng nhóm là Đại Úy HÙNG chỉ huy.

Được biết. khoảng năm 1978-1979, một số anh em tù nhân quân nhân từ trai tù Cà-tum chuyển về ở tù tiếp tại trai Z.30A Xuân Lộc Đồng Nai, đây là là một trong 3 trại tù lớn, mỗi trại chứa khoảng 1,200 tù nhân, gồm có Z.30A, Z30B và Z.30C, trại trưởng là Trung Tá Trinh văn Thích, cựu tù trưởng Lý Bá Sơ từ ngoài Bắc chuyển vào Nam đảm trách trại tù.

Sau một thời gian ngắn đi lao động như thường lệ, vào một buổi sáng đẹp trời, dường như đã có dự tính trước, trong lúc anh em tù nhân đang lao động bình thường tại một khu đất đã được chỉ định sẵn ở ngoài trại, bất thần 18 anh em tù nhân quân nhân ra tay đồng loạt bắt gọn đám cán bộ quản giáo và vệ binh CS trói hết lại đồng thời tước hết vũ khí súng đạn cùng bỏ chạy lên núi Chúa Chan mà anh em thường gọi là núi Chán Chưa để mong có thể giải thoát được khỏi thảm cảnh tù đầy khổ sai. Nhưng không ngờ việc trốn trại của anh em tù nhân cà-tum đã bị phát giác kịp thời, nên một số đám cán bộ trại đang coi tù nhân lao động bên cạnh,vừa sách súng chạy đuổi theo sau anh em tù nhân trốn trại,vừa la lối om sòm: có tù trốn trại,có tù trốn trại, hãy bắt hết chúng nó lại,hãy bắt hết chúng nó lại. Nghe la, những cư dân canh tác dưới núi Chứa Chan đều làthân nhân họ hàng bà con liên hệ của CS cũng ùa chạy đuổi theo vây bắt, do đó tất cả anh em tù nhân trốn trai gần như bị chúng bắt lại toàn bộ, chỉ có một vài anh em tuy trốn được, nhưng cũng khó có thể thoát khỏi tay bọn chúng. Đám vệ binh CS bèn áp tải anh em tù nhân trốn trại bị chúng bắt được về trại liền lúc đó, trong lúc đang di chuyển về trại, bất thần có tên Đại Úy CS, phó trại tù, hớt ha hớt hải từ xa chạy tới hỏi dồn dập liên tục: ai là kẻ đứng đầu tổ chức trốn trại này, thì một tên trong đám vệ binh CS chỉ ngay viên Đại Úy Hùng, khẳng định: chính hắn, chính hắn đấy. Chẳng nói chẳng rằng, không ngần ngại viên Đại Úy, phó trại tù bèn rút ngay lưỡi lê đem theo trong người cúi xuống cắt đứt ngay nhượng cẳng của Đại Uy Hùng, mái me chảy ra lênh láng, chịu đựng đau đớn không nổi, Đại Úy Hùng thất thanh la lớn rồi từ từ ngã quỵ bất tỉnh tại chỗ, các vệ binh CS thấy vậy, bèn kêu anh em tù nhân khiêng anh về trạm xá cấp cứu, tại đây y tế trạm xá lại nhận được chỉ thị của trại chỉ cho phép băng bó anh sơ sài, không cho thuốc men điều trị, vì thế sau này vết thương Đại Úy Hùng bị nhiễm trùng rất nặng, lở loét lan ra cả đầy bàn chân trông rất ghê tởm,vô phương cứu chữa cho đến khi Đại Úy Hùng đành phải buông tay nhắm mắt lìa đời để lại biết bao niềm thương tiếc, mất mát lớn lao cho gia đình cùng bạn bè chiến hữu. Đây là một tội ác vô nhân đạo, mất nhân tính của CS trong sách lược trả thù và đối xử đối tàn bạo đối vơi tù binh chiến tranh là những quân, cán chính của chính thể VNCH. Tội ác này đã được chứng kiến tận mắt của những anh em tù nhân trong một đội hết giờ lao động khổ sai, trên khoảng đường trở về bắt gặp, có thể nói là những nhân chứng sống thì đúng hơn. Viên phó trại tù tỏ vẻ hoảng hốt vì tội ác của hắn đã bị phát giác kịp thời, hắn bèn lấy ngón tay chỏ điểm vào mặt anh em tù nhân hiện diện tại chỗ dằn mặt răn đe: cấm nói, cấm nói đấy nhé!.Nhưng tội ác của hắn làm sao mà có thể che dấu được dưới ánh sáng mặt trời. Sau đó,mọi anh em tù nhân, nhân chứng sống của tội ác, lẳng lặng âm thầm đi về trại, nhưng ai nấy lúc nào vẫn luôn ôm ấp trong lòng cảnh tượng thật giã man, vô nhân tính giữa con người đối với con người không bao giờ có thể quên được như là một bài học kinh nghiệm xương máu để đời đối với những con người CS đã được nung đúc rèn luyện, thấm nhuần như con Vẹt về chủ thuyết tam vô: vô gia đình, vô tôn giáo và vô tổ quốc.


Do đó những ai chưa ở tù CS, chưa hiểu biết nhiều về CS mà vẫn còn bị quyến rũ, mê hoặc về thiên đàng CS, một thiên đàng mù không tưởng được xây dựng trong sự mê tín, dối trá và bạo lực thì hãy trở về quê hương sống thử với chế độ CS một thời gian thì mới biết, chứ "chưa thấy quan tài, thì chưa đổ lệ".

Hơn nữa, dù ta được may mắn sống trong một đất nước Tư do thải mái cả về tinh thần lẫn thể xác, cuộc sống tương đối sung sướng, đầy đủ tiện nghi, nhân phẩm con người lại luôn được tôn trọng thưc sư, nhưng ta cũng luôn khẳng định lúc nào ta cũng chỉ là một kẻ lưu vong xa xứ mà thôi làm sao mà so sánh được với cuộc sống được hít thở không khí hoàn toàn tự do ngay trên chính quê hương mình cùng với bạn bè, họ hàng, chiến hữu và đồng bào liên hệ như dưới Chế độ VNCH trước đây. Do đó những người từng làm việc cho Chế độ cũ, hiểu CS và đã ở tù CS thì phải làm sao trong lúc còn sống xa quê cha đất tổ, ta cũng phải có bổn phận và trách nhiệm với quê hương mình như thế nào để có thể góp một bàn tay trong phương cách giải trừ cho được Chế độ CS, cứu dân tộc VN thoát khỏi gọng kìm vô cùng tàn bạo của chúng để đưa dân tộc VN phát triển giầu manh ngang hàng với các nước Tư do trên Thế giới hầu khỏi hổ thẹn với Tiền nhân, đươc luôn vinh hạnh xứng đáng với truyền thống con rồng cháu tiên với trên 4000 năm văn hiến dựng nước và giữ nước.Vì cuộc đời là vô thường, trước sau gì mọi người cũng phải ra đi, nếu không may một khi ta sớm buông tay nhắm mắt lìa đời, bỏ xác nơi xứ người, không những ta chỉ vĩnh viễn la những Hồn ma lưu vong mà ta còn phải chịu trách nhiệm trước lịch sử sau này nữa.

BÙI PHÚ/TACOMA

Ý kiến bạn đọc
23/04/201412:27:14
Khách
Anh Bùi Phú, câu chuyện anh kể làm tôi không thể tưởng-tượng nổi cái tính-chất dã-man của bọn người cộng-sản! Chắc bây giờ chúng ta nên vạch mặt (đích tên) cái tên đã cắt nhượng chân của Đại-úy Hùng ra thế-giới, để có thể mai này con cháu ta lấy làm bằng-chứng tội-ác cộng-sản.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.