Suốt một tháng nay, dư luận trong nước không ngớt bàn luận về bản
thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ý kiến ca ngợi không nhiều, ý kiến dè dặt khá đông, số người hoài nghi không thiếu. Xét về nội dung, có thể dễ dàng khẳng định bản thông điệp rất hay, khá đầy đủ, rất sâu sắc, làm nức lòng người. Chỉ còn là chuyện có thực hiện hay không, thực hiện đến mức nào, biến thành hành động và đạt kết quả ra sao.
Người công dân không nức lòng sao được khi nghe từ miệng người đứng đầu chính phủ đề ra đường lối chính sách, cam kết thực hiện, với những nội dung như:
Đổi mới thể chế kinh tế, để tăng thế cạnh tranh, giảm bớt đến xóa bỏ nạn độc quyền;
Xây dựng Nhà nước pháp quyền, với nguyên tắc “người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm và sử dụng luật pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Cơ quan Nhà nước và cán bộ công chức chỉ được làm những gì luật pháp cho phép”;
Mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Dân chủ là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người;
Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại;
Mọi quyết định quản lý Nhà nước đều phải minh bạch;
Nhà nước phải làm tốt chức năng “kiến tạo phát triển”;
Nhà nước phải phát huy được quyền làm chủ thật sự của người dân, nhất là quyền tham gia xây dựng chính sách, quyền lựa chọn người đại diện cho mình và quyền sở hữu tài sản.
Thật là được lời như cởi tấm lòng. Làm được như vậy thì còn gì hơn nữa. Cả một giấc mơ lớn thành hiện thực.
Trên đây là những ý tưởng chính trị quý báu, như những hạt ngọc tư duy cứu dân độ thế, dẫn đến dân giàu nước mạnh, xã hội hài hòa, ổn định, văn minh, thành quả phát triển được chia công bằng cho toàn dân thụ hưởng. Thật tuyệt vời !
Làm được một phần như thế, Việt Nam sẽ thoát khỏi hàng ngũ những nước do Liên Hợp Quốc xếp vào loại độc đoán phi dân chủ, để gia nhập hàng ngũ các nước dân chủ của thời đại. Việt Nam cũng sớm thoát khỏi thứ hạng 172/184 nước về tự do báo chí.
Sẽ là một bước tiến dài, một bước nhảy vọt về chất của xã hội, để hình thành một xã hội công dân năng động hoàn chỉnh.
Cả xã hội sắn tay chung sức thực hiện đầy đủ Thông điệp này, đổi mới thể chế chính trị đi cùng thể chế kinh tế, đó chính là Diễn biến Hòa bình, ở đây chứ còn ở đâu nữa. Một cuộc Cách Mạng xã hội sâu sắc dựa vào sức mạnh của toàn dân, một cuộc Cách mạng Dân chủ của dân, do dân và vì dân.
Xin hãy so sánh nội dung của Thông Điệp nói trên với cương lĩnh của Con Đường Việt Nam, với chiến lược của Tập họp Dân chủ Đa nguyên, với bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp do 72 trí thức chủ xướng được gần 15 ngàn người đồng tình, sẽ thấy phần lớn là ăn khớp với nhau, hòa nhập với nhau, cộng hưởng cùng nhau, không có gì xung khắc khác biệt. Vì tất cả đều mang tư duy sâu sắc về dân chủ, về trách nhiệm và quyền hạn của công dân, theo quan niệm cơ bản mọi quyền lực là thuộc về nhân dân, đổi mới thể chế kinh tế gắn chặt với đổi mới thể chế chính trị, hội nhập chặt chẽ với xu thế dân chủ quốc tế của thời đại.
Trên văn kiện, ông thủ tướng rõ ràng là một Chiến sỹ Dân chủ Tiên phong.
Nhưng…suy đi nghĩ lại, có bao nhiêu điều để vấn vương, để băn khoăn và để hoài nghi một cách chính đáng.
Ông thủ tướng là đảng viên CS, là ủy viên Ban chấp hành trung ương, là ủy viên Bộ chính trị, xin được biết Thông điệp này đã được trung ương và Bộ chính trị thảo luận và thông qua hay không ? Vì Thông điệp có nhiều nội dung không ăn khớp với Điều lệ đảng CS, với Cương lĩnh của đảng CS, với bản Hiến pháp 2013 do Ban chấp hành trung ương đảng CS thông qua rồi đưa ra quốc hội dơ tay biểu quyết. Thậm chí có những tư duy ngược chiều nhau, những mâu thuẫn không thể điều hòa,Vì nếu như Thủ tướng thực hiện Thông Điệp một cách quyết liệt trong hành động của chính phủ và của nhấn dân ắt là sẽ phải vượt qua không ít “ tường lửa “ của Cương lĩnh đảng và Hiến pháp 2013, vượt qua nền chuyên chính độc quyền của đảng CS do chủ nghĩa Mác – Lênin xác định, vượt qua nền tư pháp quen xử án kín theo lệnh đảng hơn là theo luật, sẽ thả hết tù chính trị dân chủ đang bị đày đọa trong các trại giam độc ác chỉ vì“ tội ” đòi tự do và quyền dân chủ cho nhân dân, lập tức nghiêm cấm ngành công an không được tra tấn đánh đập hành hạ công dân như họ đang làm hàng ngày, ngay giữa những ngày Tết Giáp Ngọ này. Làm được vậy chính là mang Thông điệp vào trong cuộc sống một cách trung thực, nói và làm nhất quán với nhau, Thủ tướng không tự mâu thuẫn với chính mình.
Nếu như không làm được như thế thì Thông Điệp vẫn chỉ nằm trên giấy, đọc nghe sướng tai nhưng nhân dân càng thêm đau lòng vì các tật bệnh của chính quyền độc đảng vẫn còn nguyên vẹn, tệ tham nhũng vẫn hoành hành dữ dội hơn, ngành công an vẫn phối hợp với xã hội đen hành hạ những người yêu nước dấn thân cho dân chủ và nhân quyền, cả xã hội vẫn băng hoại vì đồng tiền ngự trị, nền ngân hàng vẫn là nơi chuyển tài sản quốc gia vào túi tham không đáy của các quan chức đảngCS. Mọi sự sẽ không khá hơn, còn tệ hơn trước.
Ông Nguyễn Trung, một trí thức rất có tâm huyết vừa viết trên báo Tuổi Trẻ (2/2/2014)và mạng Diễn Đàn hoan ngênh Thông Điệp của Thủ tướng, đồng thời ông cho biết đã “ suy nghĩ miên man “ về văn kiện này, do đây là sự sống còn của đất nước. Ông nói lên nỗi băn khoăn của bạn bè trong cuộc gặp đầu năm, “ nghi ngờ là tâm trạng phổ biến”. Ông mạnh dạn cảnh báo rằng chớ có chơi chữ, nói cho hay rồi để đấy, “sẽ trắng tay, rất nguy hiểm !”. Ông cho rằng Thủ tướng không thể một mình làm những nội dung trên, toàn đảng phải nhận ra để cùng toàn dân thực hiện trong sự nghiệp quyết liệt này. Đây là cuộc đấu tranh gay gắt, không có nền dân chủ “gratuite” (cho không), không có bữa ăn Dân chủ miễn phí - ‘’no free lunch democracy”.
Ông Nguyễn Trung cuối cùng khuyến khích nhân dân “ cả nước hãy túm lấy Thông Điệp “, bắt tay cùng thực hiện, coi đây là thời cơ để đột phá xây dựng thể chế mới và nền dân chủ có thực chất, để tuột mất thời cơ này sẽ là mất hết, trắng tay.
Suy nghĩ kỹ ra thì quả là cực khó. Chỉ có một điều kiện duy nhất là Thủ tướng lần này không hứa suông như khi hứa “chống tham nhũng quyết liệt, nếu không sẽ từ chức ngay “. Thủ tướng sẽ trung thực, nhất quán với chính mình, cố gắng thuyết phục bộ chính trị và quốc hội đồng tình nhất trí cao với Thông điệp. Cho dù bộ chính trị và quốc hội có do dự, lừng khừng, thủ tướng vẫn kiên trì vững chí cùng nhân dân thực hiện, được đại khối trí thức, nông dân làm hậu thuẫn rộng lớn, xoay chuyển hẳn tình hình, sẽ được toàn dân hết lòng ủng hộ làm nên chuyện phi thường, làm nên Lịch sử.
Là người đứng đầu chính phủ, nắm trong tay cả bộ máy chính của Nhà nước, được nhân dân đồng tình sâu sắc, chỉ cần thủ tướng quyết hy sinh mọi quyền lợi nhỏ hẹp của cá nhân, của gia đình, của phe nhóm, đặt hạnh phúc của gần một trăm triệu đồng bào yêu quý của mình lên trên hết, làm cho bản Thông Điệp đi nhanh vào cuộc sống, làm cho toàn xã hội bừng dậy sức sống mới như có phép lạ, cả nước tràn ngập phấn chấn và niềm tin vững chắc.
Cầu mong đầu năm Giáp Ngọ này, Thủ tướng và nhóm cố vấn, chuyên gia giúp ông thảo nên bản Thông Điệp đầu năm có giá trị, được Hồn Thiêng Sông Núi soi sáng, được tòan dân kỳ vọng, hãy đi đầu tìm mọi cách thực hiện bằng được nội dung toàn diện và sâu sắc của văn kiện này, mở đầu năm mới bằng những hành động từ nhỏ đến lớn theo đường lối, phương châm, chính sách được ghi trong Thông Điệp, không ngừng thúc đẩy đà chuyển biến theo hướng dân chủ, pháp trị, bình đẳng, công khai và minh bạch.
Niềm tin và hy vọng của toàn xã hội được nhen nhóm lên không phải dễ dàng. Mong ông Thủ tướng và nhóm chuyên gia cố vấn thân cận hiểu thật rõ lòng dân, quý trọng niềm hy vọng mong manh ấy để cho niềm tin và kỳ vọng được nâng lên ngày một cao hơn, chớ để cho niềm tin ấy chưa kịp củng cố đã bị tàn lụi trong thất vọng và đắng cay. Lúc ấy, như ông Nguyễn Trung cảnh báo, sẽ là “mất hết!“, “mất sạch!”, “trắng tay!”. Thủ tướng sẽ mất sạch, toàn dân sẽ trắng tay.
Hy vọng điều cảnh báo trung thực ấy chỉ đề ngăn ngừa, sẽ không xảy ra.
Bùi Tín, VOA’s blog
Ý kiến ca ngợi không nhiều, ý kiến dè dặt khá đông, số người hoài nghi không thiếu. Xét về nội dung, có thể dễ dàng khẳng định bản thông điệp rất hay, khá đầy đủ, rất sâu sắc, làm nức lòng người. Chỉ còn là chuyện có thực hiện hay không, thực hiện đến mức nào, biến thành hành động và đạt kết quả ra sao.
Người công dân không nức lòng sao được khi nghe từ miệng người đứng đầu chính phủ đề ra đường lối chính sách, cam kết thực hiện, với những nội dung như:
Đổi mới thể chế kinh tế, để tăng thế cạnh tranh, giảm bớt đến xóa bỏ nạn độc quyền;
Xây dựng Nhà nước pháp quyền, với nguyên tắc “người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm và sử dụng luật pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Cơ quan Nhà nước và cán bộ công chức chỉ được làm những gì luật pháp cho phép”;
Mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Dân chủ là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người;
Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại;
Mọi quyết định quản lý Nhà nước đều phải minh bạch;
Nhà nước phải làm tốt chức năng “kiến tạo phát triển”;
Nhà nước phải phát huy được quyền làm chủ thật sự của người dân, nhất là quyền tham gia xây dựng chính sách, quyền lựa chọn người đại diện cho mình và quyền sở hữu tài sản.
Thật là được lời như cởi tấm lòng. Làm được như vậy thì còn gì hơn nữa. Cả một giấc mơ lớn thành hiện thực.
Trên đây là những ý tưởng chính trị quý báu, như những hạt ngọc tư duy cứu dân độ thế, dẫn đến dân giàu nước mạnh, xã hội hài hòa, ổn định, văn minh, thành quả phát triển được chia công bằng cho toàn dân thụ hưởng. Thật tuyệt vời !
Làm được một phần như thế, Việt Nam sẽ thoát khỏi hàng ngũ những nước do Liên Hợp Quốc xếp vào loại độc đoán phi dân chủ, để gia nhập hàng ngũ các nước dân chủ của thời đại. Việt Nam cũng sớm thoát khỏi thứ hạng 172/184 nước về tự do báo chí.
Sẽ là một bước tiến dài, một bước nhảy vọt về chất của xã hội, để hình thành một xã hội công dân năng động hoàn chỉnh.
Cả xã hội sắn tay chung sức thực hiện đầy đủ Thông điệp này, đổi mới thể chế chính trị đi cùng thể chế kinh tế, đó chính là Diễn biến Hòa bình, ở đây chứ còn ở đâu nữa. Một cuộc Cách Mạng xã hội sâu sắc dựa vào sức mạnh của toàn dân, một cuộc Cách mạng Dân chủ của dân, do dân và vì dân.
Xin hãy so sánh nội dung của Thông Điệp nói trên với cương lĩnh của Con Đường Việt Nam, với chiến lược của Tập họp Dân chủ Đa nguyên, với bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp do 72 trí thức chủ xướng được gần 15 ngàn người đồng tình, sẽ thấy phần lớn là ăn khớp với nhau, hòa nhập với nhau, cộng hưởng cùng nhau, không có gì xung khắc khác biệt. Vì tất cả đều mang tư duy sâu sắc về dân chủ, về trách nhiệm và quyền hạn của công dân, theo quan niệm cơ bản mọi quyền lực là thuộc về nhân dân, đổi mới thể chế kinh tế gắn chặt với đổi mới thể chế chính trị, hội nhập chặt chẽ với xu thế dân chủ quốc tế của thời đại.
Trên văn kiện, ông thủ tướng rõ ràng là một Chiến sỹ Dân chủ Tiên phong.
Nhưng…suy đi nghĩ lại, có bao nhiêu điều để vấn vương, để băn khoăn và để hoài nghi một cách chính đáng.
Ông thủ tướng là đảng viên CS, là ủy viên Ban chấp hành trung ương, là ủy viên Bộ chính trị, xin được biết Thông điệp này đã được trung ương và Bộ chính trị thảo luận và thông qua hay không ? Vì Thông điệp có nhiều nội dung không ăn khớp với Điều lệ đảng CS, với Cương lĩnh của đảng CS, với bản Hiến pháp 2013 do Ban chấp hành trung ương đảng CS thông qua rồi đưa ra quốc hội dơ tay biểu quyết. Thậm chí có những tư duy ngược chiều nhau, những mâu thuẫn không thể điều hòa,Vì nếu như Thủ tướng thực hiện Thông Điệp một cách quyết liệt trong hành động của chính phủ và của nhấn dân ắt là sẽ phải vượt qua không ít “ tường lửa “ của Cương lĩnh đảng và Hiến pháp 2013, vượt qua nền chuyên chính độc quyền của đảng CS do chủ nghĩa Mác – Lênin xác định, vượt qua nền tư pháp quen xử án kín theo lệnh đảng hơn là theo luật, sẽ thả hết tù chính trị dân chủ đang bị đày đọa trong các trại giam độc ác chỉ vì“ tội ” đòi tự do và quyền dân chủ cho nhân dân, lập tức nghiêm cấm ngành công an không được tra tấn đánh đập hành hạ công dân như họ đang làm hàng ngày, ngay giữa những ngày Tết Giáp Ngọ này. Làm được vậy chính là mang Thông điệp vào trong cuộc sống một cách trung thực, nói và làm nhất quán với nhau, Thủ tướng không tự mâu thuẫn với chính mình.
Nếu như không làm được như thế thì Thông Điệp vẫn chỉ nằm trên giấy, đọc nghe sướng tai nhưng nhân dân càng thêm đau lòng vì các tật bệnh của chính quyền độc đảng vẫn còn nguyên vẹn, tệ tham nhũng vẫn hoành hành dữ dội hơn, ngành công an vẫn phối hợp với xã hội đen hành hạ những người yêu nước dấn thân cho dân chủ và nhân quyền, cả xã hội vẫn băng hoại vì đồng tiền ngự trị, nền ngân hàng vẫn là nơi chuyển tài sản quốc gia vào túi tham không đáy của các quan chức đảngCS. Mọi sự sẽ không khá hơn, còn tệ hơn trước.
Ông Nguyễn Trung, một trí thức rất có tâm huyết vừa viết trên báo Tuổi Trẻ (2/2/2014)và mạng Diễn Đàn hoan ngênh Thông Điệp của Thủ tướng, đồng thời ông cho biết đã “ suy nghĩ miên man “ về văn kiện này, do đây là sự sống còn của đất nước. Ông nói lên nỗi băn khoăn của bạn bè trong cuộc gặp đầu năm, “ nghi ngờ là tâm trạng phổ biến”. Ông mạnh dạn cảnh báo rằng chớ có chơi chữ, nói cho hay rồi để đấy, “sẽ trắng tay, rất nguy hiểm !”. Ông cho rằng Thủ tướng không thể một mình làm những nội dung trên, toàn đảng phải nhận ra để cùng toàn dân thực hiện trong sự nghiệp quyết liệt này. Đây là cuộc đấu tranh gay gắt, không có nền dân chủ “gratuite” (cho không), không có bữa ăn Dân chủ miễn phí - ‘’no free lunch democracy”.
Ông Nguyễn Trung cuối cùng khuyến khích nhân dân “ cả nước hãy túm lấy Thông Điệp “, bắt tay cùng thực hiện, coi đây là thời cơ để đột phá xây dựng thể chế mới và nền dân chủ có thực chất, để tuột mất thời cơ này sẽ là mất hết, trắng tay.
Suy nghĩ kỹ ra thì quả là cực khó. Chỉ có một điều kiện duy nhất là Thủ tướng lần này không hứa suông như khi hứa “chống tham nhũng quyết liệt, nếu không sẽ từ chức ngay “. Thủ tướng sẽ trung thực, nhất quán với chính mình, cố gắng thuyết phục bộ chính trị và quốc hội đồng tình nhất trí cao với Thông điệp. Cho dù bộ chính trị và quốc hội có do dự, lừng khừng, thủ tướng vẫn kiên trì vững chí cùng nhân dân thực hiện, được đại khối trí thức, nông dân làm hậu thuẫn rộng lớn, xoay chuyển hẳn tình hình, sẽ được toàn dân hết lòng ủng hộ làm nên chuyện phi thường, làm nên Lịch sử.
Là người đứng đầu chính phủ, nắm trong tay cả bộ máy chính của Nhà nước, được nhân dân đồng tình sâu sắc, chỉ cần thủ tướng quyết hy sinh mọi quyền lợi nhỏ hẹp của cá nhân, của gia đình, của phe nhóm, đặt hạnh phúc của gần một trăm triệu đồng bào yêu quý của mình lên trên hết, làm cho bản Thông Điệp đi nhanh vào cuộc sống, làm cho toàn xã hội bừng dậy sức sống mới như có phép lạ, cả nước tràn ngập phấn chấn và niềm tin vững chắc.
Cầu mong đầu năm Giáp Ngọ này, Thủ tướng và nhóm cố vấn, chuyên gia giúp ông thảo nên bản Thông Điệp đầu năm có giá trị, được Hồn Thiêng Sông Núi soi sáng, được tòan dân kỳ vọng, hãy đi đầu tìm mọi cách thực hiện bằng được nội dung toàn diện và sâu sắc của văn kiện này, mở đầu năm mới bằng những hành động từ nhỏ đến lớn theo đường lối, phương châm, chính sách được ghi trong Thông Điệp, không ngừng thúc đẩy đà chuyển biến theo hướng dân chủ, pháp trị, bình đẳng, công khai và minh bạch.
Niềm tin và hy vọng của toàn xã hội được nhen nhóm lên không phải dễ dàng. Mong ông Thủ tướng và nhóm chuyên gia cố vấn thân cận hiểu thật rõ lòng dân, quý trọng niềm hy vọng mong manh ấy để cho niềm tin và kỳ vọng được nâng lên ngày một cao hơn, chớ để cho niềm tin ấy chưa kịp củng cố đã bị tàn lụi trong thất vọng và đắng cay. Lúc ấy, như ông Nguyễn Trung cảnh báo, sẽ là “mất hết!“, “mất sạch!”, “trắng tay!”. Thủ tướng sẽ mất sạch, toàn dân sẽ trắng tay.
Hy vọng điều cảnh báo trung thực ấy chỉ đề ngăn ngừa, sẽ không xảy ra.
Bùi Tín, VOA’s blog
Gửi ý kiến của bạn