LONDON - Khoa học gia của trường đại học Sheffield tin rằng có sự sống hữu cơ
ngoài địa cầu.
Khám phá này có thể thay đổi các giải thích về sự sống biến hoá trên trái đất nếu
chứng minh được là đúng.
Tổ nghiên cứu đã phóng khí cầu lên độ cao 16 dặm, thu gom bụi vũ trụ trong trận
mưa thiên thạch mới đây gọi là Perseid - khi khi cầu trở về, các nhà nghiên cứu
thấy các mảnh của loài tảo đơn bào đuợc biết với tên diatom. Họ tìm hiểu nguồn
gốc của cơ chế hữu cơ này, và đặt vấn đề "diatom có nguồn gốc địa cầu hay
từ hành tinh khác rơi xuống".
Giới phê bình nhắc nhở "Đây không là lần đầu tiên cơ cấu hữu cơ đuợc tìm
thấy trong không gian" và rằng các khám phá phổ biến qua tạp chí Journal
of Cosmology là đề tài tranh luận trong giới khoa học chính lưu.
Theo hệ thống truyền thông PBS, khoa học gia trường Sheffield chưa phân tích
toàn phần, và lưu ý rằng 1 kết quả nghiên cứu tương tự đã do Journal of
Cosmology đăng tải không có khả năng thuyết phục. Nhưng, dựa vào kích thước của
diatom, khoa học gia trường Sheffield tin rằng các mảnh diatom đuợc khí cầu thu
thập không thể có nguồn gốc trái đất. Báo cáo của họ viết: núi lửa phun nổ có
thể tung diatom lên ngoại tầng không gian, nhưng không có vụ phun nổ núi lửa
nào trong nhiều tháng trước cuộc thí nghiệm, và không có cách nào để bụi diatom
nổi lên không gian hay gió đưa lên. Hơn nữa, bụi diatom lớn và dày không thể nổi
lâu hơn 6 giờ, cũng không thể bay lên ngoại tầng không gian bằng 1 lực từ địa cầu.
Các khoa học gia giải thích thêm: bụi diatom do khí cầu thu thập là sạch, không
vấy bụi đất, nghĩa là có thể có nguồn gốc từ môi trường nước. Nên nguồn gốc của
diatom có thể là đại dương hay hành tinh khác.
Cũng phúc trình của các nhà khoa học trường Shieffeld nhắc nhở: diatom có thể
tìm thấy ở thiên thạch rơi xuống Sri Lanka, đưa tới tranh luận trong giới khoa
học vào thời gian ấy.