Hôm nay,  

Văn Hóa Hồi Giáo Ở Vn

24/10/199900:00:00(Xem: 7077)
Bạn thân,
Bạn cũng như tôi mỗi khi nghĩ về Miền Tây vẫn thường tin đó là nơi của dân giang hồ tứ xứ, của những miền đất tân lập, nơi lòng người đơn giản và cảnh trời huyền bí. Đúng là như vậy. Nhưng chúng ta sẽ bỏ quên những mảnh văn hóa của đất nước nếu không nhìn thấy những hình ảnh khác: những truyền thống văn hóa lâu đời, có thể là nhiều trăm năm, của những nhóm dân tộc khác nhau. Không phải chuyện dân gốc Khmer đâu, kỳ trước tôi có viết rồi thì phải. Tôi muốn mời bạn đọc về nhóm người Chăm, các phong tục và đặc biệt là truyền thống Hồi Giáo của họ. Nói chữ “Hồi Giáo” dễ dàng gợi ra những gì đang bùng nổ trên các mặt báo quốc tế hiện giờ, nhưng không phải đâu, họ là những người rất lành, đơn giản và thơ mộng nữa. Mời bạn đọc trích đoạn sau từ bài báo trong nước.
Về Châu Đốc (An Giang) đi qua phà sang bên kia sông Hậu lồng lộng gió, sẽ đến các xã người dân tộc Chăm. Du khách dễ phân biệt người Chăm nhờ lối ăn mặc và kiến trúc nhà cửa. Người Chăm ở đây thường đội mũ nồi hình nón cụt chóp, đỉnh bằng, may bằng nhung đen, trắng hoặc sẵm màu. Người lớn tuổi hay mặc áo ngắn, cài nút giữa hoặc một kiểu áo như áo bành tô. Phụ nữ Chăm thì mặc váy.
Người Chăm Châu Giang thường ở nhà sàn theo ven sông. Các cầu thang từ mặt đất lên sàn nhà đều là 7 bậc cấp. Nếu vì nhà cao mà nhiều bậc thang hơn thì cấp thứ 8 phải quẹo qua trái hoặc phải, chớ không được tiếp nối thẳng hàng. Dân tộc Chăm theo đạo Hồi, nên đặc biệt kiêng ăn thịt heo.

Khác với đồng bào Chăm ở Bình Thuận, người Chăm ở Châu Giang (An Giang) đều theo đạo Hồi. Trong khu vực cư trú của đồng bào Chăm ở Châu Giang có rất nhiều chùa lớn, nhỏ thường gọi là thánh đường mà tiêu biểu nhất là Thánh đường Mubarát, được xem là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo với những nét riêng mang đậm tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc Chăm.
Thánh đường Mubarát được xây dựng và trùng tu sửa chữa 5 lần, lần xây dựng cuối cùng do kiến trúc sư Mohamet Amin, người Ấn Độ thiết kế dựa theo các kiểu kiến trúc của chùa ở Ả Rập Seoud. Cổng chính vào thánh đường là hình vòng cung, phía trước, trên nóc có một tháp lớn hai tầng. Bốn góc trên nóc chùa đều có 4 tháp nhỏ, giữa nóc nhà có 2 tháp bầu tròn nhô cao. Từ cửa chính của thánh đường trở ra hai bên, mỗi bên có 2 vòm hình vòng cung nhọn đầu, mỗi vòm cách nhau 2 mét 40, bên hông thánh đường phía tay trái và tay phải mỗi bên cũng có 6 vòm hình vòng cung nhọn đầu. Nhìn từ xa ngôi nhà giống các kiến trúc cổ ở Ấn Độ, Ba Tư. Bên trong thánh đường do đặc điểm của đạo Hồi nên không thờ bất cứ hình tượng thần thánh nào, tín ngưỡng đạo Hồi chỉ tôn trọng tuyệt đối thánh ALLAH là vị thượng đế cao nhất…

Bạn thân,
Bạn thấy đó. Đất nước mình đa dạng như vậy, nơi mà tất cả các tôn giáo đều sống hài hòa với nhau (Tôi không muốn nhắc tới cái tôn giáo của ông Mác Lê; cho tôi im lặng đi, sợ lắm). Bạn trước kia còn nhớ thuở chúng mình đọc truyện Ngàn Lẻ Một Đêm, mà có ai ngờ đâu là có các kiến trúc đền đài như vậy ở nước mình. Phải chi có một ngày, khi mà không ai trong nước còn cần phải thủ giấy tờ trong túi, bạn về đây rồi cùng tôi đi khắp mọi miền, chơi cho hết tuổi già... Mong tin bạn lắm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.