Hôm nay,  

Văn Hóa Hồi Giáo Ở Vn

24/10/199900:00:00(Xem: 7079)
Bạn thân,
Bạn cũng như tôi mỗi khi nghĩ về Miền Tây vẫn thường tin đó là nơi của dân giang hồ tứ xứ, của những miền đất tân lập, nơi lòng người đơn giản và cảnh trời huyền bí. Đúng là như vậy. Nhưng chúng ta sẽ bỏ quên những mảnh văn hóa của đất nước nếu không nhìn thấy những hình ảnh khác: những truyền thống văn hóa lâu đời, có thể là nhiều trăm năm, của những nhóm dân tộc khác nhau. Không phải chuyện dân gốc Khmer đâu, kỳ trước tôi có viết rồi thì phải. Tôi muốn mời bạn đọc về nhóm người Chăm, các phong tục và đặc biệt là truyền thống Hồi Giáo của họ. Nói chữ “Hồi Giáo” dễ dàng gợi ra những gì đang bùng nổ trên các mặt báo quốc tế hiện giờ, nhưng không phải đâu, họ là những người rất lành, đơn giản và thơ mộng nữa. Mời bạn đọc trích đoạn sau từ bài báo trong nước.
Về Châu Đốc (An Giang) đi qua phà sang bên kia sông Hậu lồng lộng gió, sẽ đến các xã người dân tộc Chăm. Du khách dễ phân biệt người Chăm nhờ lối ăn mặc và kiến trúc nhà cửa. Người Chăm ở đây thường đội mũ nồi hình nón cụt chóp, đỉnh bằng, may bằng nhung đen, trắng hoặc sẵm màu. Người lớn tuổi hay mặc áo ngắn, cài nút giữa hoặc một kiểu áo như áo bành tô. Phụ nữ Chăm thì mặc váy.
Người Chăm Châu Giang thường ở nhà sàn theo ven sông. Các cầu thang từ mặt đất lên sàn nhà đều là 7 bậc cấp. Nếu vì nhà cao mà nhiều bậc thang hơn thì cấp thứ 8 phải quẹo qua trái hoặc phải, chớ không được tiếp nối thẳng hàng. Dân tộc Chăm theo đạo Hồi, nên đặc biệt kiêng ăn thịt heo.

Khác với đồng bào Chăm ở Bình Thuận, người Chăm ở Châu Giang (An Giang) đều theo đạo Hồi. Trong khu vực cư trú của đồng bào Chăm ở Châu Giang có rất nhiều chùa lớn, nhỏ thường gọi là thánh đường mà tiêu biểu nhất là Thánh đường Mubarát, được xem là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo với những nét riêng mang đậm tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc Chăm.
Thánh đường Mubarát được xây dựng và trùng tu sửa chữa 5 lần, lần xây dựng cuối cùng do kiến trúc sư Mohamet Amin, người Ấn Độ thiết kế dựa theo các kiểu kiến trúc của chùa ở Ả Rập Seoud. Cổng chính vào thánh đường là hình vòng cung, phía trước, trên nóc có một tháp lớn hai tầng. Bốn góc trên nóc chùa đều có 4 tháp nhỏ, giữa nóc nhà có 2 tháp bầu tròn nhô cao. Từ cửa chính của thánh đường trở ra hai bên, mỗi bên có 2 vòm hình vòng cung nhọn đầu, mỗi vòm cách nhau 2 mét 40, bên hông thánh đường phía tay trái và tay phải mỗi bên cũng có 6 vòm hình vòng cung nhọn đầu. Nhìn từ xa ngôi nhà giống các kiến trúc cổ ở Ấn Độ, Ba Tư. Bên trong thánh đường do đặc điểm của đạo Hồi nên không thờ bất cứ hình tượng thần thánh nào, tín ngưỡng đạo Hồi chỉ tôn trọng tuyệt đối thánh ALLAH là vị thượng đế cao nhất…

Bạn thân,
Bạn thấy đó. Đất nước mình đa dạng như vậy, nơi mà tất cả các tôn giáo đều sống hài hòa với nhau (Tôi không muốn nhắc tới cái tôn giáo của ông Mác Lê; cho tôi im lặng đi, sợ lắm). Bạn trước kia còn nhớ thuở chúng mình đọc truyện Ngàn Lẻ Một Đêm, mà có ai ngờ đâu là có các kiến trúc đền đài như vậy ở nước mình. Phải chi có một ngày, khi mà không ai trong nước còn cần phải thủ giấy tờ trong túi, bạn về đây rồi cùng tôi đi khắp mọi miền, chơi cho hết tuổi già... Mong tin bạn lắm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.