Hôm nay,  

TƯƠNG LAI TRUNG QUỐC VÀ QUỐC NẠN NỢ XẤU

09/07/201100:00:00(Xem: 7052)

TƯƠNG LAI TRUNG QUỐC VÀ QUỐC NẠN NỢ XẤU 

Đào Như

Thật khó có thể tưởng tượng được: Tài khoản cho các quốc gia trên thế giới vay của các Ngân hàng Quốc doanh Trung Quốc cao hơn cả tài khỏan cho vay của World Bank. Tài khoản cho vay của 2 ngân hàng: Ngân Hàng Phát Triển Quốc Gia Trung Quốc và Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Quốc Gia Trung Quốc trong hai năm: 2009 và 2010 lên đến 110 tỷ Mỹ kim. Trong khi đó tài khỏan cho vay của World Bank trong 3 năm từ giữa năm 2008 đến giữa năm 2010 chỉ có 100 tỷ Mỹ kim. Sở dĩ các Ngân Hàng Quốc Doanh TQ có thể cho các quốc gia đang phát triển vay tiền mạnh và uy tín như vậy là vì TQ đang ngồi trên ‘núi thặng dư ngoại tệ gần 3 ngàn tỷ Mỹ kim’ Chính khối lương khổng lồ thặng dư ngoâi tệ này đã cho TQ sức mạnh vô địch cũng như uy tín và sự tin tưởng của các quốc gia đang phát triển tìm đến vay tiền TQ coi như tìm đến nguồn tiền FDI mạnh nhất để đầu tư phát triển kinh tế của quốc gia họ. Châu Âu và nhất là Mỹ, đâu có ngờ hiệu năng của số công khố phiếu của họ bán cho TQ có một tác dụng kinh khủng đến như vậy.

Nhưng đó chỉ là khối lượng tiền của các Ngân Hành Nhà Nước-Quốc doanh Trung Quốc cho nước ngoài vay mới to lớn như vậy. Trái lại, với những nhà doanh gia tư nhân, với những xí nghiệp tư doanh của TQ thì hoàn toàn trái ngược và khác hẳn. Mặc dầu TQ là quốc gia có nền kinh tế giàu mạnh, GDP của TQ đứng hàng thứ 2 của thế giới chỉ sau Mỹ vậy mà tiền đầu tư ra nước ngoài FDI của những xí nghiệp tư doanh, của những doanh nhân (trừ các Ngân Hàng) của TQ năm vừa rồi chỉ có 50 tỷ Mỹ kim-đứng hàng thứ năm trên thế giới. Điều đó nói lên các nhà đầu tư tư nhân ở TQ không mấy tin tưởng về lợi nhuận họ có thể đạt được từ một số vốn mà họ đầu tư ở ngoại quốc. Lý do là các doanh nghiệp tư nhân không được sự bảo trợ nhiệt tình của các ngân hàng quốc doanh TQ, họ không chia sẻ được gì từ sức mạnh và uy tín của khối thặng dư ngoại tệ 3 ngàn tỷ Mỹ kim.

Tài khỏan khổng lồ của các ngân hàng quốc doanh TQ cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới vay là lớp sơn đánh bóng cho sức mạnh kinh tế tài chánh của TQ. Ngược lại, nội tình tài chánh của TQ đang đối mặt với những khoản nợ xấu khó đòi, vấn đề này có thể mang lại nhiều nguy cơ cho kinh tế TQ lôi theo sự sụp đổ quyền lực lãnh đạo của chính phủ TQ hiện hành. Việc gì phải đến đã đến: Cơ quan Moody của Mỹ được thế giới nhìn nhận như là một Tổ chức có đầy đủ khả năng thấm định giá trị của mọi Tổ chức Tài chánh Kinh tế cũng như của mọi Nền Kinh tế trên toàn thế giới: Thị trường Tín dụng, Ngân Hàng, Công ty Quản lý tài chánh và nhất là Moody rất nhạy cảm, nhìn thấy trước sự rối loạn hay sụp đổ của một Tố chức tài chánh kinh tế hay của một Nền Kinh tế. Hơn môt năm về trước, Moody đã cảnh cáo nguy cơ sụp đổ của Nền Kinh tế Tài chánh Hy lạp và sau đó, một số các quốc gia khác của Châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland…Hôm 5-July-2011 cơ quan Moody vừa cảnh cáo Trung Quốc về việc nước này đang gánh chịu nhiều món nợ xấu-bad debt-hay còn gọi là những món cho vay trái phép khó đòi-bad loans- lên đến hơn cả ngàn tỉ Mỹ kim- Năm 2010, để tăng trưởng kinh tế, Ngân Hàng Nhà Nước TQ đã cho vay trái phép lên đến 8.5ngàntỷ Yuan=$1.3ngàn tỷ Mỹ kim. Đó là báo cáo của Ngân hàng Nhà nước TQ, Trên thực tế, qua quá trình Kiểm Tra Chéo (Cross Examination)-hôm 27-June vừa rồi của Cơ quan Kiểm Tra Tài chánh Quốc gia-NAO-(national audit office) phối hợp với Viện Điều Hành Ngân Hàng Trung Quốc khám phá có sự sai biệt giữa báo cáo Ngân Hàng Nhà nước với thực tế ít nhất là 3.5ngàn Yuan= $513 tỷ Mỹ kim - theo phúc trình của Yi Zhang nhân viên của viện Moody. Theo bà Zhang, sở dĩ có sư sai biệt này, vì phần nhiều những món cho vay trái phép này-bad loans-không có sự bảo hộ của Cơ quan Kiểm tra Tài chánh Quốc gia-NAO. Do đó những khỏan nợ xấu này không được báo cáo cho Cơ quan Kiểm tra Tài chánh. Như vậy tổng số tài khoản của các nợ xấu của TQ hôm nay lên đến gần 2000 tỷ Mỹ Kim ($1.85tn). Moody đã cảnh cáo hiện tại món nợ xấu của TQ quốc lên đến 8-10% của tất cả tài khoản cho vay của các Ngân hàng Nhà nước TQ. Với tầm nhìn xa hơn, Moody cảnh cáo thị trường tín dụng của các ngân hàng nhà nước TQ có một viễn cảnh xấu và tiêu cực. 

http://www.bbc.co.uk/news/business-14024999

Để chế ngự vật giá leo thang và lạm phát tăng trong suốt 34 tháng qua:

1-Ngân Hàng Nhà nước TQ hạ thấp tài khoản cho vay trong tháng qua là 551.6 tỷ Yuan=85 tỷ Mỹ kim so với hồi tháng Tư vừa rồi là 739.6 Tỷ Yuan. Điều này nói lên chính phủ TQ đã có biện pháp thắt chặt-tightening measures-cho vay. Hành động này của CPTQ nói lên có sự lỏng lẻo, thiếu kiểm soát trong hệ thống cho vay của các ngân hàng nhà nước. Nói rõ ra là có quá nhiều nợ xấu-vì có quá nhiều khoản cho vay trái phép. Thông thường để phát triển kinh tế, trong hơn 2 thập niên qua Chính phủ TQ khuyến khích các doanh nhân vây tiền các ngân hàng nhà nước gần như tự do không cần thế chấp- Lending Spree- Như năm 2009 và 2010 ngân hàng nhà nước TQ đã cho vay lên đến một tài khỏan khổng lồ: 17,5 ngàn tỉ Yuan. Hiện tượng này đã phải chấm dứt, nếu không ngân hàng nhà nước sẽ rỗng tuếch. Việc cho vây tự do này-Lending Spree- thật sự cũng đã làm tăng trưởng kinh tế nhưng thêm vào đó, nó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề: thị trường nhà đất tăng, vật giá, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác cũng tăng giá. Do đó các nhà kinh tế TQ đang băn khoăn về một viễn tượng nền kinh tế TQ có cơ hội trở nên nền kinh tế bong bóng dễ vỡ. Các giới chức Ngân hàng Tài chánh TQ đang hy vọng nhà nước TQ sẽ tiếp tục trong tương lai dài và lâu, biện pháp thắt chặt cho vay hầu để giảm bớt lạm phát coi như ưu tiên hàng đầu để chống đỡ nền kinh tế TQ hiện tại.

2- Để kìm hãm lạm phát Chính phủ TQ trong năm nay đã 3 lần tăng tiền lời các ngân hàng. Ngân Hàng Trung Ương TQ và Ngân Hàng Nhân Dân TQ tăng tiền lời cho vay trong một năm từ 6.31% tăng lên đến 6.56%, và tiền lời một năm deposit(mở tài khoản) tăng lên từ 3.25% lên đến 3.5%.

3- Quốc hội TQ, National People’s Congress, quyết định tăng thuế lợc tức –income tax- từ 2000 yuan= $390 USD lên đến 3500 yuan= $523 USD.

4- Ngân Hàng Trung Ương TQ đòi hỏi các ngân hàng phải tăng ngân khoảng dự trử (bằng tiền mặt, Cash) từ 20% lên 20,5%, uớc lượng tối thiểu vào khoảng 54tỷ USD cho những ngân hàng có vốn cho vay. Biện pháp này nhầm vào siết chặt cho vay, giảm thiểu khỏan nợ xấu.

…và nhiều biện pháp khác nữa chính phủ TQ vẫn còn bảo mật, chưa tiết lộ. Nhưng làm sao ĐCSTQ có thể tự kiềm chế mình trong việc tham nhũng, lũng đoạn ngân sách quốc gia, dung dưỡng đồng lõa với con cháu, vay tiền trái phép tạo nên nợ xấu. Đó là biện pháp có tính quyết định chống đỡ sự sụp đổ nền kinh tế của TQ hôm nay. Giữa thập niên 90 của thế kỷ trước có tới 18,000 cán bộ và con em đảng viên hay chính những đảng viên già gạo cội đã ra nuớc ngoài sanh sống mang theo tổng cộng 123,8 tỷ Mỹ kim phần nhiều là tiền tham nhũng, và tiền từ những khoản nợ xấu khó đòi. Hồ Cẩm Đào, Chủ Tịch Nhà nước Tq đã nhìn nhận hôm 1 tháng 7 vừa rồi: “Đảng ta biết rõ tính trầm trọng và hiểm họa của tham nhũng trong hàng ngũ ĐCS sau một thời gian dài đảng nắm chính quyền…”

Mức lạm phát quốc gia TQ tăng lên cao nhất hồi tháng 5-May- là 5.5%.

Mới đây, theo thông tin của Ngân Hàng Trung ương TQ, China’s CCBIS-Bank, lạm phát TQ vẫn tiếp tục tăng lên đến 6.2% trong tháng sáu-June- vừa qua.

Đứng trước tình hình này, hôm thứ ba 4-July vừa rồi, Ôn Gia Bảo, Thủ Tướng TQ, tuyên bố:

“Ổn định vật giá cho giới tiêu thụ là công tác quan trong hàng đầu của Kinh tế Vĩ mô của Trung Quốc. Với chính sách siết chặt cho vay của Chính phủ, vật giá sẽ được khống chế, xuống thắp trở lại”.

Với chừng ấy dữ kiện cũng đủ cho ta thấy rằng nền kinh tế Trung quốc có hai bộ mặt:

- Bộ mặt bên ngoài được đánh bóng bằng khối lượng khổng lồ gần 3000 ngàn tỷ Mỹ kim thặng dư ngoại tệ, bằng một tài khoản khổng lồ đầu tư ở ngoại quốc.

- Mặt khác, bộ mặt bên trong, nội bộ kinh tế TQ còn mang đủ sắc thái, tính chất lạc hậu: tham nhũng, bè phái, cửa quyền… của một nền kinh tế đang phát triển, mục nát từ bên trong. Hậu vận của đất nước này khó mà lường được. Câu hỏi cuối cùng: Giải pháp nào là giải pháp tốt nhất để cứu vớt nền kinh tế TQ hôm nay"

Dù sao, Chính phủ TQ và ĐCSTQ cũng phải hành động có trách nhiệm. Họ phải hiểu rằng một khi nền kinh tế, chính trị của hơn một ngàn ba trăm triệu Hán tộc bị sụp đổ là cả một thảm họa không những cho TQ mà cho cả toàn thể nhân loại trên địa cầu này./. 

Đào Như

Viết xong tại Oak park,Illinois, USA

Ngày 7-7-2011

thetrongdao2000@yahoo.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.