Hôm nay,  

Đọc 'quê Hương Và Nỗi Nhớ' Của Anh Vũ

07/02/200900:00:00(Xem: 5515)
Chợt Thấy Ấm Áp Như Đang Ngồi Bên Bếp Lửa Của Mốt Tết Xa Xưa:
Khi Đọc 'Quê Hương Và Nỗi Nhớ' Của Anh Vũ
MƯỜNG GIANG
(Bài lưu trữ trong website : huongvebinhthuan.org và thuvientoancau.com)
 Những ngày cuối năm buồn lạnh nơi quê người, tình cờ đọc được tập thơ của Anh Vũ, bổng dưng chợt thấy ấm áp như đang ngồi nơi bếp lửa canh nồi bánh chưng của một tết nào từ xa lắc.
" Quê hương và nổi nhớ " hay đúng hơn đây là cảm xúc chất ngất trên mi, trong hồn và mang mang hoài vọng của một đứa con bị thất lạc lâu ngày, nay trở lại quê xưa, đặt chân lên khoảng sân nhỏ ngày nào, nơi có mái tranh và người hiền mẫu chập chờn gậy trúc từng canh, tựa cửa chờ con trở lại. Đây cũng là cuộc hành trình về quá khứ có nhiều nước mắt, của những đứa con bị lưu đầy như một người bị thất lạc không biết sẽ về đâu và nơi đâu để mình trở về "
" Chờ đêm xuống con lần về thăm Mẹ
Sao trời soi con thấy được gì đâu "
Nhà mình đây sao trông quá bồi hồi
Bao kỹ niệm tràn về trong khoảnh khắc .."
(Con đã về bên Mẹ)
Tất cả đều là chuyện quê nhà từ đầu trang cho đến cuối, làm cho người đọc đang ở một chân trời mù khơi tít tắp,cũng cảm thấy buồn rầu tới nhỏ lệ khi bồn chồn u uất, theo chân tác giả tìm về bến xưa, tưởng gần trong gang tất nhưng đưa tay vói thì xa cách muôn trùng.
"..ôi sướng quá ta ôm choàng đất Mẹ
Vui ngập tràn bao hạnh phúc tình thương
Dẫu nơi đâu ta vẫn nhớ quê hương
Dòng máu đỏ da vàng con La.c Việt
Hò, hò ơi, lời ru buồn mãi viết
Cho hồn ta hòa vào đất ngàn năm.."
(Tiếng hát trên sông Mường).
 Anh Vũ là một cây bút trẻ còn xa lạ đối với văn đàn hải ngoại nhưng rất thân thương và quen thuộc trong sân trường Trung Học công lập Phan Bội Châu, Phan Thiết và quê hương miền biển mặn Bình Thuận, vì sự đa tài, đa tình, đa năng huyển hoặc của một người thơ, nhà viếtợ nhạc, họa sĩ và trên hết là tâm hồn Thiện Tín có cái tâm vô ngã không bị chi phối trong cái thế giới vô lương, ta bà. Tập thơ gồm bốn chục bài , phần lớn được phổ nhạc, viết đủ loại, nói đủ chuyện của quê xưa, ngoài Mẹ và tên đất ra, tất cả đều là cõi vô cùng, trầm kha dời đổi, rất quen thuộc trong cuộc sống hôm nay nhưng có cái khác thường của một trái tim đau, khi đứng trên quê hương sầu khổ, có cãm nhận mà vẫn phải bất lực vồ hồn.
Thật ra nhà thơ đã viết những gì " mà khiến cho một người lính từng sống xa nhà, xa mẹ, xa em,bổng thấy khao khát về một ngày thanh bình thật sự, để trở lại quê mình, chiều ra đồng vắng nghe tiếng sáo diều thanh thoắt trên không, hay đêm lơ lững con đò, cùng bạn, cùng rượu, cùng trăng ngã nghiêng trước gió biển mơn mơn hơi muối mặn thấm nồng .
Đó là tiếng hát Ô của ai vẳng trên sông Mường, đã là một cõi quê nhà, một chặng đường mà tác giả đã cùng ta xuyên qua cõi hồn khi trở lại thăm Phan Thiết, Bình Thuận, thăm lại ngôi nhà và căn vuờn tuổi thơ. Tất cả dù có đổi thay nhưng cây đa, mái đình , sân trường, hàng hiên, bải biển ngày xưa chúng ta từng hò hẹn, còn em thì đã mù tăm mất dấu.. viết như vậy làm sao mà chẳng buồn "
Mỗi quê hương đều có một dòng sông dù lớn hay nhỏ, Anh Vũ cũng vậy, nên đã nói rất nhiều trong thơ của mình về một dòng sông nhỏ mang tên Mường Mán, tuy không bao la vô tận , đôi bờ ngào ngạt phù sa nhưng ở đó ngày nào, Anh Vũ, Ta và những đứa con yêu của Bình Thuận đã một thời đầu trần chân đất , xuôi tay nằm trên bãi ca.n, gục đầu uống ngụm nước để hồn lắng nghe tiếng chim hót trên nguồn :
"sông nước Mường Giang chảy lững lờ
Thả câu tắm nắng thưở còn thơ
Trèo lên cột gổ cầu đôi ngã
Lội xuống dòng sông tới bến bờ
.. ai ơi có ghé về Phan Thiết
xin nhớ cho ta một bến chờ."
(Quê Hương Phan Thiết)
Đó là nổi khổ sầu của con người bị đầy đọa trong phiền lụy của chiến tranh, của ý thức hệ , của cái tham sân ham muốn muôn đời của con người, luôn luôn lẩn quẩn trong hư và thực, luôn quay cuòng trong một xã hội dối gian đen bạc, bởi vô minh che khuất, bởi sự mệt mõi chán chường của một kiếp người bất hạnh trong thân phận nhược tiểu Việt Nam :
" Em từ vô thủy vô chung
Hốt nhiên hiện hửu ôm cùng nổi đau

Bên kia rợn tiếng lao xao
Nơi này nắng nhuộm sắc màu có không
.. thiên nhiên địa địa âm u
xòe bàn tay nắm ngục tù xác thân."
(Vô đề)
Đó là những tình cảm dâng tràn trên khóe mắt, qua những lời hay ý đẹp tràn ngập trong thơ của tác giả khắp các nẽo đường quá khứ, từ con phố chiều tràn bao nổi nhớ, Lầu nước bâng khuâng đối bóng dưới dòng, Mũi Né-Đức Long thơm nồng nước mắm, Giáo Xứ Lạc Đạo tìm tình Kim Ngọc-Tầm Hưng.. thủy chung cũng vẫn là cái phong cách sống của những người miền ruông miền biển Tuy Phong,Phú Quý,khiến cho người đọc càng náo nức tìm về nơi chốn thân thương của một thời ngập đầy kỹ niệm :
" Lang thang bến vắng Bãi Gành
Trông con sông nước đợi anh trở về
Tình em khoai sắn chân quê
Đời anh mang nặng lời thề nước non.."
(Bài thơ Hải Đảo)
Ô là nổi nhớ mông lung của người xa xứ mà lạ lùng hơn bởi vì qua thơ, ta thấy người thơ khi trở lại quê xưa lại càng thấy nhớ quê hơn và thêm tội nghiệp trước nổi cô đơn, lẽ loi và hiu quạnh. Tất cả như một bức tranh tĩnh lặng vẽ cảnh đất trời hoang vu, có bóng trăng treo cùng bóng núi, trăng núi chơi vơi giữa hư ảo vô tình. Tóm lại xa thì nhớ nhưng tới gần lại càng lại thấy xa , khơi dậy trong hồn người vong quốc,những tiếng thở dài, khác nào hồn xưa đã gởi vào tiếng thời gian hay hồi trống thu không vang lên cho ngày hết. Hồi trống, lời than hay những dặm đường cách trở, qua lời thơ của Anh Vũ, chẳng qua cũng chỉ để gởi một khối sầu tận tuyệt, nơi cõi mênh mộng trống vọng biển dâu của kiếp người :
" Buồn trong xa thẳm giọt rơi
tuôn về ướt lịm một đời lang thang
mưa đâu còn nhớ bàng hoàng
mưa trong dỹ vảng có còn chăng mưa ""
(Mưa)
Có lẽ hơn ai hết, Anh Vũ đã biết rõ những cơn mộng cũ ngày xưa, nay đã nằm ở một góc nào trong trái tim đau, mà ngày trở về có bạn bè đầy chiếu, bên những ly bia bọt vui vui, để rồi ngày ra đi nơi chốn quê người, quẩn quanh đời thiếu, sáng trưa thương nhớ chân mây. Thì ra chúng ta nay cũng giống như một con sông , đầy vơi theo vận nước , nữa như say đắm làn hương ngọt mà đời thì cứ quấn quít hoài theo những gót giầy.
Như một nhà phê bình văn học người Pháp đã viết :" La poésie art suprême , c'est la musique qui pense et la peinture qui se meut ".Ý ông muốn nói Thơ là một nghệ thuật siêu đẳng. Đó làợ âm nhạc biết suy tư và tranh ảnh biết hoạt động. Trong " Quê Hương và Nổi Nhớ ", nhiều bài thơ của Anh Vũ , một cách hồn nhiên đã trở thành những ca khúc, giống như những giai điệu được xây dựng từ những chủ đề âm nhạc, vừa có thủ pháp chặt chẽ , gây được ấn tượng và cãm xúc mõt cách tự nhiên cho bài hát được phổ thành thơ. Ngoài ra nhiều bài thơ như Tiếng Hát trên Sông Mương, Bài thơ dây cáp,Bài thơ hải đảo, vịnh Hồ Gươm.. đọc thơ ta cứ tưởng như đang xem những bức tranh rất linh động và có hồn.
Còn nửa khi nhớ tới mẹ hiền, thi sĩ làm thơ bằng cả tiếng hát ru, nói lên ngàn vạn lần cảm ơn từ mẫu . Ôi không có bài hát nào trên cõi đời này mà ngọt ngào êm ả cho bằng hai tiếng ầu ơ của mẹ, từ ấu thơ cho đến phút cuối cùng, vẫn mang mang một hồn quê nơi chôn nhau cắt rún :
"Bao năm trường mẹ lo nuôi dưỡng
Bằng sữa tươi hạt gạo tình thương
Nhưng đêm mưa dột sa sương
Lộng mùa gió giật, mẹ nhường cho con.."
(Mẹ là Bồ Tát hóa thân)
Cuối cùng,Anh Vũ còn có nhiều bài thơ nói lên tâm sự bi phẩn của kẽ chiến bại, của người lưu vong nhưng vẫn luôn mang một niềm tin sắt đá, của một chiến thắng cuối cùng :
" Gởi lửa tự do tận quê nhà
Triệu người vùng dậy vút lời ca
Đập tan quỷ đỏ loài tinh cáo
Rợp bóng cờ vàng nghĩa quốc gia.."
(Xuân Quang Trung)
Nhưng có lẽ điều đáng yêu nhất trong thi tập " Quê Hương và Nổi Nhớ", là những câu thơ trong bài " Thay lời tựa"vừa như xin lỗi, lại khiêm tốn, rất gần gũi với tâm tư của Nguyễn Du Tiên Sinh năm nào khi đặc bút viết :" Lời quê chắp nhặt dông dài, Mua vui cũng được một vài trống canh ".Phải chăng vì vậy mà Anh Vũ đã viết :
" Than ôi trong cõi ta bà
Thi nhân mặc khách, thơ là toàn năng
Quay về đọc áng tân thanh
Mua vui cũng chỉ trống canh là nhiều " ./-
 Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng Hai 2009
Mường Giang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.