Hôm nay,  

Đọc 'quê Hương Và Nỗi Nhớ' Của Anh Vũ

07/02/200900:00:00(Xem: 6213)
Chợt Thấy Ấm Áp Như Đang Ngồi Bên Bếp Lửa Của Mốt Tết Xa Xưa:
Khi Đọc 'Quê Hương Và Nỗi Nhớ' Của Anh Vũ
MƯỜNG GIANG
(Bài lưu trữ trong website : huongvebinhthuan.org và thuvientoancau.com)
 Những ngày cuối năm buồn lạnh nơi quê người, tình cờ đọc được tập thơ của Anh Vũ, bổng dưng chợt thấy ấm áp như đang ngồi nơi bếp lửa canh nồi bánh chưng của một tết nào từ xa lắc.
" Quê hương và nổi nhớ " hay đúng hơn đây là cảm xúc chất ngất trên mi, trong hồn và mang mang hoài vọng của một đứa con bị thất lạc lâu ngày, nay trở lại quê xưa, đặt chân lên khoảng sân nhỏ ngày nào, nơi có mái tranh và người hiền mẫu chập chờn gậy trúc từng canh, tựa cửa chờ con trở lại. Đây cũng là cuộc hành trình về quá khứ có nhiều nước mắt, của những đứa con bị lưu đầy như một người bị thất lạc không biết sẽ về đâu và nơi đâu để mình trở về "
" Chờ đêm xuống con lần về thăm Mẹ
Sao trời soi con thấy được gì đâu "
Nhà mình đây sao trông quá bồi hồi
Bao kỹ niệm tràn về trong khoảnh khắc .."
(Con đã về bên Mẹ)
Tất cả đều là chuyện quê nhà từ đầu trang cho đến cuối, làm cho người đọc đang ở một chân trời mù khơi tít tắp,cũng cảm thấy buồn rầu tới nhỏ lệ khi bồn chồn u uất, theo chân tác giả tìm về bến xưa, tưởng gần trong gang tất nhưng đưa tay vói thì xa cách muôn trùng.
"..ôi sướng quá ta ôm choàng đất Mẹ
Vui ngập tràn bao hạnh phúc tình thương
Dẫu nơi đâu ta vẫn nhớ quê hương
Dòng máu đỏ da vàng con La.c Việt
Hò, hò ơi, lời ru buồn mãi viết
Cho hồn ta hòa vào đất ngàn năm.."
(Tiếng hát trên sông Mường).
 Anh Vũ là một cây bút trẻ còn xa lạ đối với văn đàn hải ngoại nhưng rất thân thương và quen thuộc trong sân trường Trung Học công lập Phan Bội Châu, Phan Thiết và quê hương miền biển mặn Bình Thuận, vì sự đa tài, đa tình, đa năng huyển hoặc của một người thơ, nhà viếtợ nhạc, họa sĩ và trên hết là tâm hồn Thiện Tín có cái tâm vô ngã không bị chi phối trong cái thế giới vô lương, ta bà. Tập thơ gồm bốn chục bài , phần lớn được phổ nhạc, viết đủ loại, nói đủ chuyện của quê xưa, ngoài Mẹ và tên đất ra, tất cả đều là cõi vô cùng, trầm kha dời đổi, rất quen thuộc trong cuộc sống hôm nay nhưng có cái khác thường của một trái tim đau, khi đứng trên quê hương sầu khổ, có cãm nhận mà vẫn phải bất lực vồ hồn.
Thật ra nhà thơ đã viết những gì " mà khiến cho một người lính từng sống xa nhà, xa mẹ, xa em,bổng thấy khao khát về một ngày thanh bình thật sự, để trở lại quê mình, chiều ra đồng vắng nghe tiếng sáo diều thanh thoắt trên không, hay đêm lơ lững con đò, cùng bạn, cùng rượu, cùng trăng ngã nghiêng trước gió biển mơn mơn hơi muối mặn thấm nồng .
Đó là tiếng hát Ô của ai vẳng trên sông Mường, đã là một cõi quê nhà, một chặng đường mà tác giả đã cùng ta xuyên qua cõi hồn khi trở lại thăm Phan Thiết, Bình Thuận, thăm lại ngôi nhà và căn vuờn tuổi thơ. Tất cả dù có đổi thay nhưng cây đa, mái đình , sân trường, hàng hiên, bải biển ngày xưa chúng ta từng hò hẹn, còn em thì đã mù tăm mất dấu.. viết như vậy làm sao mà chẳng buồn "
Mỗi quê hương đều có một dòng sông dù lớn hay nhỏ, Anh Vũ cũng vậy, nên đã nói rất nhiều trong thơ của mình về một dòng sông nhỏ mang tên Mường Mán, tuy không bao la vô tận , đôi bờ ngào ngạt phù sa nhưng ở đó ngày nào, Anh Vũ, Ta và những đứa con yêu của Bình Thuận đã một thời đầu trần chân đất , xuôi tay nằm trên bãi ca.n, gục đầu uống ngụm nước để hồn lắng nghe tiếng chim hót trên nguồn :
"sông nước Mường Giang chảy lững lờ
Thả câu tắm nắng thưở còn thơ
Trèo lên cột gổ cầu đôi ngã
Lội xuống dòng sông tới bến bờ
.. ai ơi có ghé về Phan Thiết
xin nhớ cho ta một bến chờ."
(Quê Hương Phan Thiết)
Đó là nổi khổ sầu của con người bị đầy đọa trong phiền lụy của chiến tranh, của ý thức hệ , của cái tham sân ham muốn muôn đời của con người, luôn luôn lẩn quẩn trong hư và thực, luôn quay cuòng trong một xã hội dối gian đen bạc, bởi vô minh che khuất, bởi sự mệt mõi chán chường của một kiếp người bất hạnh trong thân phận nhược tiểu Việt Nam :
" Em từ vô thủy vô chung
Hốt nhiên hiện hửu ôm cùng nổi đau

Bên kia rợn tiếng lao xao
Nơi này nắng nhuộm sắc màu có không
.. thiên nhiên địa địa âm u
xòe bàn tay nắm ngục tù xác thân."
(Vô đề)
Đó là những tình cảm dâng tràn trên khóe mắt, qua những lời hay ý đẹp tràn ngập trong thơ của tác giả khắp các nẽo đường quá khứ, từ con phố chiều tràn bao nổi nhớ, Lầu nước bâng khuâng đối bóng dưới dòng, Mũi Né-Đức Long thơm nồng nước mắm, Giáo Xứ Lạc Đạo tìm tình Kim Ngọc-Tầm Hưng.. thủy chung cũng vẫn là cái phong cách sống của những người miền ruông miền biển Tuy Phong,Phú Quý,khiến cho người đọc càng náo nức tìm về nơi chốn thân thương của một thời ngập đầy kỹ niệm :
" Lang thang bến vắng Bãi Gành
Trông con sông nước đợi anh trở về
Tình em khoai sắn chân quê
Đời anh mang nặng lời thề nước non.."
(Bài thơ Hải Đảo)
Ô là nổi nhớ mông lung của người xa xứ mà lạ lùng hơn bởi vì qua thơ, ta thấy người thơ khi trở lại quê xưa lại càng thấy nhớ quê hơn và thêm tội nghiệp trước nổi cô đơn, lẽ loi và hiu quạnh. Tất cả như một bức tranh tĩnh lặng vẽ cảnh đất trời hoang vu, có bóng trăng treo cùng bóng núi, trăng núi chơi vơi giữa hư ảo vô tình. Tóm lại xa thì nhớ nhưng tới gần lại càng lại thấy xa , khơi dậy trong hồn người vong quốc,những tiếng thở dài, khác nào hồn xưa đã gởi vào tiếng thời gian hay hồi trống thu không vang lên cho ngày hết. Hồi trống, lời than hay những dặm đường cách trở, qua lời thơ của Anh Vũ, chẳng qua cũng chỉ để gởi một khối sầu tận tuyệt, nơi cõi mênh mộng trống vọng biển dâu của kiếp người :
" Buồn trong xa thẳm giọt rơi
tuôn về ướt lịm một đời lang thang
mưa đâu còn nhớ bàng hoàng
mưa trong dỹ vảng có còn chăng mưa ""
(Mưa)
Có lẽ hơn ai hết, Anh Vũ đã biết rõ những cơn mộng cũ ngày xưa, nay đã nằm ở một góc nào trong trái tim đau, mà ngày trở về có bạn bè đầy chiếu, bên những ly bia bọt vui vui, để rồi ngày ra đi nơi chốn quê người, quẩn quanh đời thiếu, sáng trưa thương nhớ chân mây. Thì ra chúng ta nay cũng giống như một con sông , đầy vơi theo vận nước , nữa như say đắm làn hương ngọt mà đời thì cứ quấn quít hoài theo những gót giầy.
Như một nhà phê bình văn học người Pháp đã viết :" La poésie art suprême , c'est la musique qui pense et la peinture qui se meut ".Ý ông muốn nói Thơ là một nghệ thuật siêu đẳng. Đó làợ âm nhạc biết suy tư và tranh ảnh biết hoạt động. Trong " Quê Hương và Nổi Nhớ ", nhiều bài thơ của Anh Vũ , một cách hồn nhiên đã trở thành những ca khúc, giống như những giai điệu được xây dựng từ những chủ đề âm nhạc, vừa có thủ pháp chặt chẽ , gây được ấn tượng và cãm xúc mõt cách tự nhiên cho bài hát được phổ thành thơ. Ngoài ra nhiều bài thơ như Tiếng Hát trên Sông Mương, Bài thơ dây cáp,Bài thơ hải đảo, vịnh Hồ Gươm.. đọc thơ ta cứ tưởng như đang xem những bức tranh rất linh động và có hồn.
Còn nửa khi nhớ tới mẹ hiền, thi sĩ làm thơ bằng cả tiếng hát ru, nói lên ngàn vạn lần cảm ơn từ mẫu . Ôi không có bài hát nào trên cõi đời này mà ngọt ngào êm ả cho bằng hai tiếng ầu ơ của mẹ, từ ấu thơ cho đến phút cuối cùng, vẫn mang mang một hồn quê nơi chôn nhau cắt rún :
"Bao năm trường mẹ lo nuôi dưỡng
Bằng sữa tươi hạt gạo tình thương
Nhưng đêm mưa dột sa sương
Lộng mùa gió giật, mẹ nhường cho con.."
(Mẹ là Bồ Tát hóa thân)
Cuối cùng,Anh Vũ còn có nhiều bài thơ nói lên tâm sự bi phẩn của kẽ chiến bại, của người lưu vong nhưng vẫn luôn mang một niềm tin sắt đá, của một chiến thắng cuối cùng :
" Gởi lửa tự do tận quê nhà
Triệu người vùng dậy vút lời ca
Đập tan quỷ đỏ loài tinh cáo
Rợp bóng cờ vàng nghĩa quốc gia.."
(Xuân Quang Trung)
Nhưng có lẽ điều đáng yêu nhất trong thi tập " Quê Hương và Nổi Nhớ", là những câu thơ trong bài " Thay lời tựa"vừa như xin lỗi, lại khiêm tốn, rất gần gũi với tâm tư của Nguyễn Du Tiên Sinh năm nào khi đặc bút viết :" Lời quê chắp nhặt dông dài, Mua vui cũng được một vài trống canh ".Phải chăng vì vậy mà Anh Vũ đã viết :
" Than ôi trong cõi ta bà
Thi nhân mặc khách, thơ là toàn năng
Quay về đọc áng tân thanh
Mua vui cũng chỉ trống canh là nhiều " ./-
 Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng Hai 2009
Mường Giang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Nếu tôi muốn nói chuyện với Âu Châu, tôi phải gọi cho ai?” Câu hỏi nổi tiếng này, được cho là của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, ám chỉ sự thiếu thống nhất của Âu Châu trong việc thể hiện một lập trường chung trên trường quốc tế. Dù đã trải qua nhiều thập niên hội nhập dưới mái nhà Liên Âu (EU), câu hỏi ai là đại diện cho Âu Châu – hoặc Âu Châu muốn trở thành gì trong tương lai – hiện nay có lẽ còn khó trả lời hơn bao giờ hết.
Bài phát biểu dài 1giờ 40 phút của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội đã nêu cao nhiều sáng kiến ​​của ông, từ việc trấn áp nhập cư đến thuế quan và chính sách năng lượng trong sáu tuần bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng nhiều bình luận của ông bao gồm thông tin sai lệch và gây hiểu lầm.
Khoa học gia người Mỹ da đen nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20 George Washington Carver (1864-1943) đã từng nói rằng, “Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa vàng của tự do.” Đúng vậy! Chính vì vai trò quan trọng của giáo dục đối với tự do mà các nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 như Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) đã tận lực vận động cho việc nâng cao dân trí để canh tân đất nước hầu có thể giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Đất nước Hoa Kỳ nhờ có tự do, dân chủ và dân trí cao mà trở thành đại cường quốc trên thế giới. Nền giáo dục của Mỹ đã trở thành kiểu mẫu được nhiều nước ngưỡng mộ, cho nên số lượng sinh viên ngoại quốc du học tại Mỹ là cao nhất trên toàn cầu, với 1,126,690 người vào năm 2024, theo https://opendoorsdata.org.
Tổng thống Donald Trump vẫn luôn có sở thích tự đặt biệt danh cho chính mình: từ “thiên tài vững chãi,” “Don Trung Thực,” và giờ thì lên hẳn ngôi “vua.” Nhưng lần này, danh xưng vua chúa mà ông tự phong đã khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ. Hôm thứ Tư tuần qua, Trump tuyên bố “đánh bại” kế hoạch thu phí giao thông của New York dành cho Manhattan để giảm kẹt xe. Ông hớn hở đăng trên Truth Social: “KẾ HOẠCH THU PHÍ GIAO THÔNG ĐI TOONG RỒI. Manhattan và toàn bộ New York đã ĐƯỢC CỨU. HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ!”
Chúng ta thử nhắm mắt hình dung một ngày nọ, tất cả những cơ quan đầu não chiếm vị trí hàng đầu trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia nằm dưới sự lãnh đạo của các nhân vật có số năm kinh nghiệm là số 0. Chưa hết, Hoa Kỳ nay đứng về phía Nga và các quốc gia phi dân chủ, bỏ phiếu chống nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraine.
Nhà văn Võ Hồng ví von: “Bụng to như bụng xe đò.” Nhận xét của ông, rõ ràng (và hoàn toàn) không… trật! Xe đò thường đầy khách mới chịu rời bến nhưng trên đường đi tài xế vẫn luôn dừng bánh “hốt” thêm mấy con nhạn là đà để kiếm thêm chút đỉnh. Khách lên sau thì ngồi ghế súp.
Gần ba năm sau khi Nga tấn công xâm lược Ukraine, Mỹ và Nga đang bắt đầu xúc tiến công cuộc đàm phán, nhưng Mỹ tuyên bố là châu Âu không được tham gia diễn biến này. Do đó, nhiều tranh chấp cố hữu giữa châu Âu và Mỹ về Ukraine mang lại một sắc thái nghiêm trọng hơn, trong khi chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Hiện nay, châu Âu có những phản ứng quyết liệt vì muốn trực tiếp tham gia vào tiến trình đàm phán.
Thông qua những sắc lệnh hành pháp vượt quyền hạn, tổng thống Trump cùng tỉ phú Elon Musk đã không ngừng tấn công vào những nền tảng cơ bản nhất của thể chế dân chủ Hoa Kỳ: nguyên tắc tam quyền phân lập, quyền bình đẳng về giới tính, xóa bỏ Tu Chính Án 14 của Hiến Pháp (người sinh ra ở Mỹ sẽ đương nhiên trở thành công dân Mỹ). Để đối phó, nhiều chính quyền tiểu bang, các tổ chức cộng đồng, tổ chức phi lợi nhuận… đã đệ nhiều đơn kiện liên bang để phản đối các chính sách độc đoán của chính quyền mới. Một số chính sách của Trump đã bị tòa án liên bang tạm dừng, ít nhất là tạm thời.
Nhiều người Việt các tiểu bang khác, khi tới thăm Quận Cam, bước vào Phước Lộc Thọ, sẽ kinh ngạc khi thấy hàng loạt áo dài sản xuất từ Việt Nam được may khéo, kiểu dáng tân kỳ, bán chỉ có 10 USD một áo. Rẻ kinh khủng, nhưng đồng bào mình ở quê nhà sống nhờ như thế. Rồi tới những món hàng nghệ thuật như đồ gốm sứ, vòng tay, tràng hạt, nón lá, đồ chơi trẻ em... đều bán rất rẻ. Chúng ta thắc mắc tại sao lại rẻ như thế. Hẳn nhiên, khi vào Phố Tàu Los Angeles, bạn cũng sẽ có những kinh ngạc tương tự với áo sường sám và các món tương tự từ nhiều thị trấn Hoa Lục. Nếu có chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tất cả những hàng hóa trong Phố Tàu Los Angeles sẽ tăng giá, và tại Phước Lộc Thọ, hy vọng, sẽ giữ giá y nguyên, nếu các nguyên vật liệu Việt Nam sản xuất không phải mua từ Hoa Lục. Tuy nhiên, sẽ tới lúc, khi đọc các bản báo cáo về bất quân bình thương mại, Tổng Thống Donald Trump trong cơn phẫn nộ thường trực bỗng nhiên thấy rằng cần áp thuế quan trên hàng Việt Nam.
Giữa lúc chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump ngày càng mạnh tay thực hiện chính sách trục xuất di dân không giấy tờ, thì trong làn sóng ủng hộ, tỏ rõ sự vui mừng ấy, có rất nhiều người Việt máu đỏ da vàng. Bất kể họ là ai, đến Mỹ thời điểm nào, hình như họ quên mất câu chuyện bắt đầu từ 50 năm trước, về những người Việt tị nạn đầu tiên đã đặt chân lên nước Mỹ, cũng mang trên mình căn cước “di dân bất hợp pháp.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.