Hôm nay,  

Lá Thu

02/10/202213:21:00(Xem: 3617)

Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên. Thời tiết nơi đây vẫn còn nóng hầm hập. Những cơn gió mùa thổi qua chỉ đẩy tới những luồng nhiệt khô khốc. Chưa có làn gió dìu dịu, se lạnh như mọi năm. Nhưng trên lịch thì mùa thu đã đến.

Nhìn những lá úa rải rác quanh các gốc cây, chợt ngẫm về thân phận kiếp người, thân phận của kẻ tha hương, của một kẻ lìa xa cố quận từ lâu.
Tục ngữ có câu “Lá rụng về cội” như là một sự kiện hiển nhiên, một quy luật phổ quát có thể áp dụng cho nhiều phương diện cuộc sống.

Tiêu cực mà nói, con người sinh ra từ gia cảnh, giai cấp, xã hội nào thì cũng lẩn quẩn trong hoàn cảnh đó, khó mà thoát ra được.

Tích cực mà nói, người ta sinh ra từ đâu thì sau thời gian đi xa hoặc khi vĩnh viễn nằm xuống, rồi cũng nhớ trở về nguồn cội sinh quán của mình.
Trên thực tế thì không nhất thiết là lá phải rụng về cội. Có khi lá bị gió cuốn đi xa. Có khi lá vẫn trên cành nhưng cành bị cắt rời khỏi gốc.

Cành hoa cắt từ vườn đem vào chưng trên bàn, khi hoa lá úa vàng và cần bỏ đi, hoa lá ấy sẽ không rơi về cội mà đi vào thùng rác. Những cành thông được bày bán vào dịp lễ Giáng sinh, khi qua mùa, cành lá của chúng dù còn xanh tươi, sẽ không quay về rừng mà sẽ được xe rác mang đi, tái chế thành phân bón hữu cơ, vun đắp lại cho các loài cây cỏ khác trong thành phố.

Gia cảnh, hoàn cảnh có thể đổi thay. Và nghiệp cũng có thể chuyển biến theo ý chí, khuynh hướng và động lực từ ý nghĩ, hành động của chính mình.
Người học đạo, hành đạo, xem ba cõi như là quán trọ; xem hành tinh này chẳng nơi nào không phải là đất để hoa lá hay xác thân rụng rơi, nằm xuống; chẳng nơi nào thực sự là nơi sinh quán nguyên thủy trong vô số kiếp tái sinh; và nếu có một nguồn cội để trở về thì nguồn cội đó chính là bản tâm, chân tánh của mình.

Trở về được với nguồn cội chân tâm thì việc sinh từ đâu, chết về đâu, không phải là điều đáng quan tâm. Nơi đâu cũng là nguồn cội. Không ngại gì phải nằm xuống nơi “đất khách quê người.” Không ngại gì việc phân thân này với những tạng phủ còn tốt để cứu lấy một vài sinh mệnh khác trước khi hỏa thiêu thành tro bụi. Cũng không nhất thiết đòi hỏi phải được đem về chôn nơi “chôn nhau cắt rốn” thì mới thỏa nguyện.

Khi mùa thu đến, những làn gió thu sẽ là nhân duyên đưa đẩy những chiếc lá, cả xanh lẫn vàng, rơi xuống cội, hoặc bay đi xa. Tâm không xao động. Vì đâu cũng là đất; đâu cũng là nơi chốn an ổn để trở về khi cuộc sống tương lai đã được chủ định sẽ như thế nào trong từng phút giây hiện tại.



California, vào thu năm 2022
Vĩnh Hảo

biachanhphap131
Hình bìa của IdeaMajestic (Pixabay.com)



CHÁNH PHÁP Số 131, tháng 10.2022

NỘI DUNG SỐ NÀY:

THƯ TÒA SOẠN, trang 2

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3

VUỐT RÂU (thơ HT Thích Quảng Độ, ĐNT Tín Nghĩa họa), trang 6

NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7

SƯ VỀ NÚI (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 9

THỜI GIAN (Nguyễn Thế Đăng), trang 10

CÁI KHÓ KHUYÊN TÔI (Nguyên Siêu), trang 12

TĨNH TỌA ĐÊM KHUYA, TẬP TU (thơ Chúc Hiền), trang 13

CHÁNH KIẾN TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI THEO PHẬT (HT Thích Thái Hòa), trang 14

CỐ HƯƠNG (thơ Xuyên Trà), trang 16

QUẢ BÁO CỦA VIỆC GÂY TẠO CHIẾN TRANH (Quảng Tánh), trang 17

DÒNG SUỐI NHỎ (thơ Huyền Không – Tâm Thường Định dịch), trang 18

CHIẾN TRANH VÀ BẤT BẠO ĐỘNG, t.t. (HT. Thích Quảng Độ dịch), trang 19

MỐI LIÊN HỆ GIỮA THẦY & TRÒ TRONG ĐỜI SỐNG THIỀN MÔN (Thích Nguyên Hiệp), trang 22

ĐẤT KHÁCH (thơ Thương Tử Tâm), trang 23

GỌI THÁNG NĂM XƯA, NẺO LÁ… (thơ Tịnh Bình), trang 24

GIỚI THIỆU SÁCH “CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC…” (Tuệ Sỹ), trang 25

TỊNH TÂM (thơ Nhật Quang), trang 26

CON ONG VÀ DUY THỨC HỌC (Huệ Trân), trang 27

TRỘM MỀN (thơ TM Ngô Tằng Giao), trang 28

NHỚ ƠN SƯ HUYNH THÍCH THÔNG TẠNG (Thích Thông Đạo), trang 29

HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC – Phật Pháp Thứ Năm (Nhóm Áo Lam), trang 30

TRANG SỬ MỚI CỦA GHPGVNTN (Huỳnh Kim Quang), trang 39

TAM VÔ LẬU HỌC LÀ GÌ? (Tn Hằng Như), trang 32

SẮC TỨC KHÔNG, VẦNG TRĂNG CHÂN TÁNH (thơ Diệu Viên), trang 42

ĐỐI PHÓ VỚI DỊ ỨNG (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 43

NHỚ ĐẤT (Nguyễn Ngọc Tư), trang 45

CHÁNH NIỆM VÀ NIỆM PHẬT (Đồng Thiện), trang 46

MÀU THỜI GIAN (thơ Tôn Nữ Mỹ Hạnh), trang 47

BÚN BÌ CHAY (Vũ Quỳnh), trang 48

TRUYỆN CỰC NGẮN (Steven N), trang 49

ĐỌC BÀI THƠ “ĐĂNG CAO” CỦA ĐỖ PHỦ (Lam Nguyên), trang 51

NHỚ MỘT VẦNG TRĂNG (Hạnh Thuần), trang 52

THÁNG MƯỜI LỖI HẸN, TRUNG THU… ĐỢI MÙA SAU… (thơ Lâm Băng Phương) trang 53

CHUYỆN CÚNG DƯỜNG (Vĩnh Hữu), trang 54

LÊN NÚI PHỤNG HOÀNG, HUYỄN MỘNG… (thơ Nguyễn An Bình), trang 57

KIÊN TRÌ TU TẬP DẸP BỚT “CÁI TA” (TL Đào Mạnh Xuân), trang 58

THE STORY OF CULADHANUGGAHA… (Daw Mya Tin), trang 55

HẠNH PHÚC LÀ GÌ? (thơ Hoàng Thục Uyên), trang 60

NGÕ THOÁT – chương 15 (truyện dài Vĩnh Hảo), trang 61

MÓN NỢ TRUYỀN KIẾP (Truyện cổ Phật giáo), trang 65


https://www.chanhphap.us/CP%20published%20issues/2022/ChanhPhap%20131%20(10.22).pdf

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
- Em cần gì? - Dạ, cô cắm cho em hai lọ hoa hồng giống nhau và chọn cho em hai tấm thiệp cũng giống nhau. Tôi hơi lạ, nhưng cũng làm theo khách đặt hàng. Tôi cắm hoa, cô lui cui, nắn nót viết. Hoa cắm xong, cô nghiêng đầu ngắm nghía, khen đẹp, rồi giơ hai tấm thiệp, vừa khoe tôi, vừa đọc: “Ngày Mẹ Có Con. Ngày Con Có Mẹ”. Cô giải thích thêm: - Hôm nay là sinh nhật em, nhưng cũng là ngày vui lớn của Mẹ vì ngày này Mẹ đã có em. Cô gắn hai tấm thiệp vào hai lọ hoa, trả tiền xong, vui vẻ quay đi. Còn tôi, đứng lặng đến quên cả việc khóa cửa! Hue Tran 2Tôi đứng sau quầy, giữa đống hoa lá cắt tỉa còn ngổn ngang. Tôi nghĩ đến “Ngày Mẹ Có Tôi. Ngày Tôi Có Mẹ”. Trời ơi, thật là đơn giản. Ngày sinh nhật của mỗi đứa con phải là ngày sinh nhật của mỗi bà mẹ vì ngày đó con chào đời bằng Hình Hài, Mẹ chào đời bằng Hạnh Phúc.
Con đê dài rộng, hai bên trồng dừa Tam Quan cao hơn đầu người thẳng hàng, đều khoảng. Những quày dừa màu hỏa hoàng oằn trái. Bóng dừa chìm dưới đáy nước của hai đầm sen – bên trái đầm sen trắng, còn bên phải đầm sen hồng. Từ con đê đi vào khoảng ba trăm thước, một ngôi chùa nằm im lìm giữa hai hàng dương.
Có người bạn văn email hỏi tôi: Tản văn, Tùy bút và Ký giống, khác nhau chỗ nào. Câu hỏi khá bất ngờ và, kỳ thực, tôi không biết rõ lắm, bèn tìm kế hoãn binh, bảo chị đợi tôi trả lời trong một bài viết, thay vì vài câu email sơ sài cho qua. Nhận lời xong, tôi mới biết mình dại, vì không dễ dàng trả lời cho thỏa đáng câu hỏi này chút nào. Thôi thì, đành cố tới đâu hay tới đó, có chi bất cập, sai trái, mong các bạn góp ý và chỉnh sửa lại cho đúng. Giữa ba thể loại, có lẽ Ký dễ phân biệt nhất. Ký cũng là một thể loại văn học phổ biến trong văn học Tây phương, nên tôi có nhiều phương tiện tra cứu hơn. Vì thế, xin nói trước về Ký. Ký là tên gọi chung cho một nhóm thể tài chữ nghĩa văn xuôi nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn học, như báo chí, chính luận, ghi chép… Chủ yếu của Ký là ghi chép theo dạng tự sự, miêu tả nhiều hơn là phân tích nội tâm. Ký có nhiều thể loại: Hồi ký, Bút ký, Du ký, Ký sự, Phóng sự, Nhật ký, v.v…
Ngày Hiền Mẫu hay Ngày của Mẹ (Tiếng Anh: Mother's Day) đương thời được khởi xướng bởi bà Anna Marie Jarvis tại thành phố Grafton, tiểu bang Tây Virginia, Hoa Kỳ, để tôn vinh những người mẹ hiền, đặc biệt là trong khung cảnh của mái ấm gia đình. Theo truyền thống của Hoa Kỳ và đa số các quốc gia trên thế giới ngày nay, Ngày Hiền Mẫu được tổ chức hằng năm vào ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng 5.
Hãy hình dung rằng sẽ tới một thời thế giới không còn bom đạn, và thay cho những trận mưa bom sẽ là những trận mưa thơ. Hãy hình dung rằng những góc phố Sài Gòn, Hà Nội và khắp thế giới sẽ dựng lên các bia đá khắc lên những dòng thơ ca ngợi hòa bình và tình thương. Như thế, thơ sẽ chữa lành thế giới, sẽ đẩy nhân loại bước rời xa các u tối chiến tranh, khi những ánh mắt căm thù hốt nhiên chỉ nhìn thấy những trận mưa hoa đầy chất thơ. Thậm chí, hát thơ còn chữa bệnh được: lịch sử ghi rằng trong thời Vua Hùng Vương, hát thơ chữa được sản nạn, hóa giải chứng đau bụng đẻ để bà bầu êm ái cho ra em bé an lành. Ông bà mình từ xa xưa đã nhìn thấy tác dụng của thơ. Khi nhìn thấy người thương bước tới sân đình giữa làng, trong khi lời còn rất rụt rè, thì dòng thơ ca dao có thể nói lên rất nhiều, dù là chàng ướm lời với nàng hay ngược lại: Qua đình ngả nón trông đình / Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu. Sau khi hai dòng thơ trên được hát lên, lời nói nào sau đó cũng dư thừa.
Thơ quả đã giúp cho Phùng Cung sống sót, sau những năm dài tù ngục, và là chỗ dựa cho những người thất thế (như ông) đứng lên làm lại cuộc đời. Và cuộc đời te tua, tả tơi, bầm dập của Phùng Cung cũng khiến tôi thốt nhớ đến những người cầm viết khác – cùng thời với ông – những kẻ đã dựa vào thơ văn chỉ để kiếm chút công danh, hay bổng lộc.
Người ra đi lòng vẫn nhớ, con tim chia hai nửa mang theo nửa để laị quê nhà. Phần nhiều ai cũng nhớ quê hương, với những gã du tử thì càng tha thiết biết bao. Những gã du tử mang nghiệp chữ lòng mang mang viết nên những bài thơ, áng văn dâng cho đời. Mùa xuân về nước non cố quận mình tưng bừng trẩy hội, cho dù có nhiều hư hao và dang dở. Nước non dù còn nhiều nguy hiểm tồn vong, đời dù lắm dâu bể đổi thay, lòng người dù đa đoan… nhưng tình vẫn tha thiết lắm em ơi!
Ngàn năm trước, sau khi Trần Nhân Tông (Trần Khâm) truyền ngôi cho thái tử Trần Thuyên - tức vua Trần Anh Tông – Nhân Tông lên làm Thái Thượng Hoàng. Một năm sau Thượng Hoàng lên ngọn Tử Tiêu núi Yên Tử tu hành, lấy pháp hiệu Điều Ngự Giác Hoàng, lập ra Thiền Phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Thời gian này tại chùa Hoa Yên (Yên Tử), Giác Hoàng mở các buổi thuyết pháp cho tăng chúng, thu nhận nhiều đệ tử.
Bên cạnh mười bài giảng của Thầy Phước Tịnh là mười bài Thiền Ca Chăn Trâu được kẻ nhạc do nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc sáng tác, dựa theo thơ Thầy Tuệ Sỹ. Sách in trên giấy đẹp, khổ vuông 8.5X8.5 inches, dày 90 trang. Sách “Mõ Trâu” do Tâm Nguyên Nhẫn thực hiện chỉ 30 ấn bản để tặng, theo các pháp thoại do Doãn Hương sưu tập lời giảng của Thầy Phước Tịnh về Thập Mục Ngưu Đồ. Doãn Vinh vẽ bìa và phụ bản. Nguyễn Đình Hiếu trình bày. Tâm Tường Chơn biên soạn. Bài này sẽ nhìn Thập Mưu Ngục Đồ qua bản đồ học Phật của Đấng Thế Tôn. Trong hai tạng Kinh A Hàm và Nikaya, Đức Phật đã từng so sánh tiến trình tu tâm như việc chăn bò. Trong Phật Giáo Tây Tạng, cũng có một hướng dẫn tương tự như tranh chăn trâu, nhưng là lộ trình chín giai đoạn chăn voi. / A HÀM, NIKAYA: CHĂN BÒ, THIỀN TÔNG VÀ HẠNH BỒ TÁT/ Trong Kinh Tạp A Hàm SA 1249, bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Đức Thắng, Đức Phật dạy về kỹ năng tu tâm tương tự như kỹ năng chăn bò, với 11 pháp người chăn bò cần khéo biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.