Hôm nay,  

Lá Thu

02/10/202213:21:00(Xem: 3607)

Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên. Thời tiết nơi đây vẫn còn nóng hầm hập. Những cơn gió mùa thổi qua chỉ đẩy tới những luồng nhiệt khô khốc. Chưa có làn gió dìu dịu, se lạnh như mọi năm. Nhưng trên lịch thì mùa thu đã đến.

Nhìn những lá úa rải rác quanh các gốc cây, chợt ngẫm về thân phận kiếp người, thân phận của kẻ tha hương, của một kẻ lìa xa cố quận từ lâu.
Tục ngữ có câu “Lá rụng về cội” như là một sự kiện hiển nhiên, một quy luật phổ quát có thể áp dụng cho nhiều phương diện cuộc sống.

Tiêu cực mà nói, con người sinh ra từ gia cảnh, giai cấp, xã hội nào thì cũng lẩn quẩn trong hoàn cảnh đó, khó mà thoát ra được.

Tích cực mà nói, người ta sinh ra từ đâu thì sau thời gian đi xa hoặc khi vĩnh viễn nằm xuống, rồi cũng nhớ trở về nguồn cội sinh quán của mình.
Trên thực tế thì không nhất thiết là lá phải rụng về cội. Có khi lá bị gió cuốn đi xa. Có khi lá vẫn trên cành nhưng cành bị cắt rời khỏi gốc.

Cành hoa cắt từ vườn đem vào chưng trên bàn, khi hoa lá úa vàng và cần bỏ đi, hoa lá ấy sẽ không rơi về cội mà đi vào thùng rác. Những cành thông được bày bán vào dịp lễ Giáng sinh, khi qua mùa, cành lá của chúng dù còn xanh tươi, sẽ không quay về rừng mà sẽ được xe rác mang đi, tái chế thành phân bón hữu cơ, vun đắp lại cho các loài cây cỏ khác trong thành phố.

Gia cảnh, hoàn cảnh có thể đổi thay. Và nghiệp cũng có thể chuyển biến theo ý chí, khuynh hướng và động lực từ ý nghĩ, hành động của chính mình.
Người học đạo, hành đạo, xem ba cõi như là quán trọ; xem hành tinh này chẳng nơi nào không phải là đất để hoa lá hay xác thân rụng rơi, nằm xuống; chẳng nơi nào thực sự là nơi sinh quán nguyên thủy trong vô số kiếp tái sinh; và nếu có một nguồn cội để trở về thì nguồn cội đó chính là bản tâm, chân tánh của mình.

Trở về được với nguồn cội chân tâm thì việc sinh từ đâu, chết về đâu, không phải là điều đáng quan tâm. Nơi đâu cũng là nguồn cội. Không ngại gì phải nằm xuống nơi “đất khách quê người.” Không ngại gì việc phân thân này với những tạng phủ còn tốt để cứu lấy một vài sinh mệnh khác trước khi hỏa thiêu thành tro bụi. Cũng không nhất thiết đòi hỏi phải được đem về chôn nơi “chôn nhau cắt rốn” thì mới thỏa nguyện.

Khi mùa thu đến, những làn gió thu sẽ là nhân duyên đưa đẩy những chiếc lá, cả xanh lẫn vàng, rơi xuống cội, hoặc bay đi xa. Tâm không xao động. Vì đâu cũng là đất; đâu cũng là nơi chốn an ổn để trở về khi cuộc sống tương lai đã được chủ định sẽ như thế nào trong từng phút giây hiện tại.



California, vào thu năm 2022
Vĩnh Hảo

biachanhphap131
Hình bìa của IdeaMajestic (Pixabay.com)



CHÁNH PHÁP Số 131, tháng 10.2022

NỘI DUNG SỐ NÀY:

THƯ TÒA SOẠN, trang 2

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3

VUỐT RÂU (thơ HT Thích Quảng Độ, ĐNT Tín Nghĩa họa), trang 6

NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7

SƯ VỀ NÚI (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 9

THỜI GIAN (Nguyễn Thế Đăng), trang 10

CÁI KHÓ KHUYÊN TÔI (Nguyên Siêu), trang 12

TĨNH TỌA ĐÊM KHUYA, TẬP TU (thơ Chúc Hiền), trang 13

CHÁNH KIẾN TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI THEO PHẬT (HT Thích Thái Hòa), trang 14

CỐ HƯƠNG (thơ Xuyên Trà), trang 16

QUẢ BÁO CỦA VIỆC GÂY TẠO CHIẾN TRANH (Quảng Tánh), trang 17

DÒNG SUỐI NHỎ (thơ Huyền Không – Tâm Thường Định dịch), trang 18

CHIẾN TRANH VÀ BẤT BẠO ĐỘNG, t.t. (HT. Thích Quảng Độ dịch), trang 19

MỐI LIÊN HỆ GIỮA THẦY & TRÒ TRONG ĐỜI SỐNG THIỀN MÔN (Thích Nguyên Hiệp), trang 22

ĐẤT KHÁCH (thơ Thương Tử Tâm), trang 23

GỌI THÁNG NĂM XƯA, NẺO LÁ… (thơ Tịnh Bình), trang 24

GIỚI THIỆU SÁCH “CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC…” (Tuệ Sỹ), trang 25

TỊNH TÂM (thơ Nhật Quang), trang 26

CON ONG VÀ DUY THỨC HỌC (Huệ Trân), trang 27

TRỘM MỀN (thơ TM Ngô Tằng Giao), trang 28

NHỚ ƠN SƯ HUYNH THÍCH THÔNG TẠNG (Thích Thông Đạo), trang 29

HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC – Phật Pháp Thứ Năm (Nhóm Áo Lam), trang 30

TRANG SỬ MỚI CỦA GHPGVNTN (Huỳnh Kim Quang), trang 39

TAM VÔ LẬU HỌC LÀ GÌ? (Tn Hằng Như), trang 32

SẮC TỨC KHÔNG, VẦNG TRĂNG CHÂN TÁNH (thơ Diệu Viên), trang 42

ĐỐI PHÓ VỚI DỊ ỨNG (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 43

NHỚ ĐẤT (Nguyễn Ngọc Tư), trang 45

CHÁNH NIỆM VÀ NIỆM PHẬT (Đồng Thiện), trang 46

MÀU THỜI GIAN (thơ Tôn Nữ Mỹ Hạnh), trang 47

BÚN BÌ CHAY (Vũ Quỳnh), trang 48

TRUYỆN CỰC NGẮN (Steven N), trang 49

ĐỌC BÀI THƠ “ĐĂNG CAO” CỦA ĐỖ PHỦ (Lam Nguyên), trang 51

NHỚ MỘT VẦNG TRĂNG (Hạnh Thuần), trang 52

THÁNG MƯỜI LỖI HẸN, TRUNG THU… ĐỢI MÙA SAU… (thơ Lâm Băng Phương) trang 53

CHUYỆN CÚNG DƯỜNG (Vĩnh Hữu), trang 54

LÊN NÚI PHỤNG HOÀNG, HUYỄN MỘNG… (thơ Nguyễn An Bình), trang 57

KIÊN TRÌ TU TẬP DẸP BỚT “CÁI TA” (TL Đào Mạnh Xuân), trang 58

THE STORY OF CULADHANUGGAHA… (Daw Mya Tin), trang 55

HẠNH PHÚC LÀ GÌ? (thơ Hoàng Thục Uyên), trang 60

NGÕ THOÁT – chương 15 (truyện dài Vĩnh Hảo), trang 61

MÓN NỢ TRUYỀN KIẾP (Truyện cổ Phật giáo), trang 65


https://www.chanhphap.us/CP%20published%20issues/2022/ChanhPhap%20131%20(10.22).pdf

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mélanie, đã ba hôm nay con chong đèn không ngủ, buổi sáng năm giờ không lên nhà nguyện, tám giờ không đi phát thuốc cho các trại, buổi chiều không sang phòng họp công tác, và buổi tối, trong giờ cầu kinh, con lơ đễnh nghĩ ngợi đâu đâu đọc nhầm cả lời lẽ, sai nhịp với các soeur, con làm sao vậy, còn đúng một tuần nữa là lễ phát nguyện của con rồi, con có nhớ như vậy không.
Tại Hoa Kỳ, Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day) năm nay 2020 nhằm vào Thứ Hai, 25 tháng 5. Đây là ngày lễ liên bang tại Hoa Kỳ được tổ chức vào Thứ Hai thuộc tuần lễ cuối của tháng 5 hàng năm. Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong để vinh danh và tưởng niệm các quân nhân Hoa Kỳ đã nằm xuống ngoài chiến trận. Các chiến sĩ là những người hy sinh đời trai trẻ của họ để đi theo tiếng gọi lên đường bảo vệ tổ quốc quê hương hay bảo vệ chính nghĩa tự do và hòa bình trên thế giới. Các chiến sĩ có người đã lập gia đình có người còn độc thân. Những quân nhân độc thân khi ra sa trường thì có cha mẹ và anh chị em ở nhà thương tưởng chờ mong ngày về. Còn những chiến sĩ đã có gia đình khi ra chiến trường giết giặc thì có vợ con ở nhà trông ngóng đợi chờ. Những người vợ của các chinh phu được gọi là những chinh phụ. Những chinh phu nơi chiến trận phải đối diện với bao hiểm nguy tai họa của đạn lạc tên rơi và sự sống chết của họ mỏng manh như ‘chỉ mành treo chuông’.
“Con mèo của anh sướng nhất trên đời” là tập thư từ dày gần 400 trang của thi sĩ Wisława Szymborska và Kornel Filipowicz – nhà văn, nhà thơ, người yêu của bà từ năm 1967 cho đến tận khi ông qua đời năm 1990. Họ không cưới nhau, chưa từng sống chung với nhau dưới một mái nhà, không có con với nhau, nhưng tình yêu của họ rất đặc biệt. Những dòng họ viết cho nhau hóm hỉnh, cảm động, tha thiết, chân thật, là những hình thái đẹp nhất của ngôn từ. Và không chỉ là ngôn từ, đó còn là những hình vẽ, những bức cắt dán, những tấm bưu thiếp đầy sáng tạo và u-mua mà họ gửi cho nhau. Xin trích dịch một số bức thư trong khoảng thời gian 1 năm họ mới quen và yêu nhau, trong đó có 5 tháng Wisława Szymborska phải điều trị tại viện điều dưỡng ở Zakopane cách thành phố Kraków của họ hơn 100 km. Thời gian này họ viết thư và gọi điện cho nhau gần như hàng ngày. “Con mèo của anh sướng nhất trên đời”, từ Zakopane, Szymborska đã viết cho Filipowicz đầy nhớ nhung như thế. Hơn 20 năm sau, khi Filipowicz qua đời
Cuốn sách bạn đọc đang cầm trên tay là một tuyển tập văn dịch – gồm 12 tác giả thuộc nhiều quốc tịch khác nhau – và có lẽ chỉ được xem là một cố gắng khiêm tốn, mang tính cách tìm tòi học hỏi của một kẻ đam mê chữ nghĩa nhiều hơn là một công trình nghiên cứu hàn lâm nghiêm túc.
Nhà văn Túy Hồng tên thật Nguyễn Thị Tuý Hồng , sinh ngày 12 tháng 10 năm 1938 tại Phong Điền, Thừa Thiên-Huế. Bà tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, bắt đầu viết văn vào năm 1962, có tác phẩm “Thở Dài” xuất bản lần đầu vào năm 1965, ngoài ra tác phẩm “Những Sợi Sắc Không” của bà đoạt giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc 1969-1970.
Thế gian này hiện hữu trong mối tương quan tương duyên. “Cái này có nên cái kia có. Cái này không nên cái kia không.” Cõi này vì vậy có thiện mà cũng có ác, có tốt mà cũng có xấu. Biên tế giữa thiện và ác, tốt và xấu chỉ nằm trong đường tơ kẽ tóc của ý niệm, hay nói theo nhà Phật là một mống tâm. Cùng một hành động, một việc làm, một sự việc nhưng khác nhau xa lắc xa lơ ở tâm thiện hay tâm ác. Không cần phải suy nghĩ và tìm kiếm đâu xa, chỉ nhìn vào cuộc khủng hoảng đại dịch vi khuẩn corona đã và đang xảy ra trên toàn cầu thì cũng thấy rõ được điều đó. Đảng và nhà nước Cộng Sản Trung Quốc vì cái tâm âm mưu thao túng để làm bá chủ toàn cầu đã bất chấp đến sự nguy hại khôn lường của vi khuẩn corona phát xuất từ Vũ Hán nên giấu nhẹm lúc ban đầu. Sau khi để cho vi khuẩn này truyền nhiễm khắp thế giới rồi cũng vì cái tâm mưu đồ mà ra tay ban phát ân huệ cho những nước bị đại dịch bằng những viện trợ lấy có. Hành động sau này được TQ khoa trương như thể họ vì lòng vị tha mà ra tay cứu giúp
Từ nghìn xưa cho tới nay, từ Đông sang Tây… hình bóng người mẹ cao quý, thiêng liêng, sự hy sinh vô bờ bến trong tình mẫu tử, với trái tim đầy nhân ái, cao cả đã in sâu trong lòng người con từ lúc sinh ra cho đến khi lìa đời. Hình bóng đó đã được thể hiện qua thơ, văn, nhạc và trong nhiều lãnh vực khác… không thể nào liệt kê hết trong bao nhiêu tác phẩm của nhân loại.
Thừa Thiên-Huế là quê của Mạ tôi. Tính tới ni đã quá nửa đời người Mạ tôi xa Huế. Ngày Mạ theo chồng xuống bến đò Thừa Phủ, bỏ lại sau lưng tiếng thở dài của Huế, riêng làng Sịa, bầu trời có mưa rơi. Cũng như Mạ, thuở nhỏ tôi đã sớm rời xa quê núi của tôi. Mạ xa quê còn có ngày trở về thăm Huế; còn tôi xa quê tới nửa vòng trái đất, so với người khác, tôi không biết làm sao trở về thăm lại miếng rừng, miếng núi quê xưa. Nhìn lại mới thấy mình giựt mình. Ai dè tôi xa quê đã quá nửa đời người rồi thê.
Tôi thắp nén nhang và đặt trên phần mộ Mẹ tôi một bó hoa huệ trắng. Mẹ tôi nằm ở đây đã hơn 20 năm, và bà mãi mãi ở tuổi 93. Nghĩa trang chiều hôm nay trông bao la yên ắng, chỉ nghe tiếng lá rừng xao xác, tiếng rì rào mơ hồ vọng về từ cõi hư vô. Khói nén nhang lan tỏa vây quanh bia mộ, hoa huệ trắng thơm tím chiều hoang vắng.