Hôm nay,  

Lá Thu

02/10/202213:21:00(Xem: 3608)

Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên. Thời tiết nơi đây vẫn còn nóng hầm hập. Những cơn gió mùa thổi qua chỉ đẩy tới những luồng nhiệt khô khốc. Chưa có làn gió dìu dịu, se lạnh như mọi năm. Nhưng trên lịch thì mùa thu đã đến.

Nhìn những lá úa rải rác quanh các gốc cây, chợt ngẫm về thân phận kiếp người, thân phận của kẻ tha hương, của một kẻ lìa xa cố quận từ lâu.
Tục ngữ có câu “Lá rụng về cội” như là một sự kiện hiển nhiên, một quy luật phổ quát có thể áp dụng cho nhiều phương diện cuộc sống.

Tiêu cực mà nói, con người sinh ra từ gia cảnh, giai cấp, xã hội nào thì cũng lẩn quẩn trong hoàn cảnh đó, khó mà thoát ra được.

Tích cực mà nói, người ta sinh ra từ đâu thì sau thời gian đi xa hoặc khi vĩnh viễn nằm xuống, rồi cũng nhớ trở về nguồn cội sinh quán của mình.
Trên thực tế thì không nhất thiết là lá phải rụng về cội. Có khi lá bị gió cuốn đi xa. Có khi lá vẫn trên cành nhưng cành bị cắt rời khỏi gốc.

Cành hoa cắt từ vườn đem vào chưng trên bàn, khi hoa lá úa vàng và cần bỏ đi, hoa lá ấy sẽ không rơi về cội mà đi vào thùng rác. Những cành thông được bày bán vào dịp lễ Giáng sinh, khi qua mùa, cành lá của chúng dù còn xanh tươi, sẽ không quay về rừng mà sẽ được xe rác mang đi, tái chế thành phân bón hữu cơ, vun đắp lại cho các loài cây cỏ khác trong thành phố.

Gia cảnh, hoàn cảnh có thể đổi thay. Và nghiệp cũng có thể chuyển biến theo ý chí, khuynh hướng và động lực từ ý nghĩ, hành động của chính mình.
Người học đạo, hành đạo, xem ba cõi như là quán trọ; xem hành tinh này chẳng nơi nào không phải là đất để hoa lá hay xác thân rụng rơi, nằm xuống; chẳng nơi nào thực sự là nơi sinh quán nguyên thủy trong vô số kiếp tái sinh; và nếu có một nguồn cội để trở về thì nguồn cội đó chính là bản tâm, chân tánh của mình.

Trở về được với nguồn cội chân tâm thì việc sinh từ đâu, chết về đâu, không phải là điều đáng quan tâm. Nơi đâu cũng là nguồn cội. Không ngại gì phải nằm xuống nơi “đất khách quê người.” Không ngại gì việc phân thân này với những tạng phủ còn tốt để cứu lấy một vài sinh mệnh khác trước khi hỏa thiêu thành tro bụi. Cũng không nhất thiết đòi hỏi phải được đem về chôn nơi “chôn nhau cắt rốn” thì mới thỏa nguyện.

Khi mùa thu đến, những làn gió thu sẽ là nhân duyên đưa đẩy những chiếc lá, cả xanh lẫn vàng, rơi xuống cội, hoặc bay đi xa. Tâm không xao động. Vì đâu cũng là đất; đâu cũng là nơi chốn an ổn để trở về khi cuộc sống tương lai đã được chủ định sẽ như thế nào trong từng phút giây hiện tại.



California, vào thu năm 2022
Vĩnh Hảo

biachanhphap131
Hình bìa của IdeaMajestic (Pixabay.com)



CHÁNH PHÁP Số 131, tháng 10.2022

NỘI DUNG SỐ NÀY:

THƯ TÒA SOẠN, trang 2

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3

VUỐT RÂU (thơ HT Thích Quảng Độ, ĐNT Tín Nghĩa họa), trang 6

NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7

SƯ VỀ NÚI (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 9

THỜI GIAN (Nguyễn Thế Đăng), trang 10

CÁI KHÓ KHUYÊN TÔI (Nguyên Siêu), trang 12

TĨNH TỌA ĐÊM KHUYA, TẬP TU (thơ Chúc Hiền), trang 13

CHÁNH KIẾN TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI THEO PHẬT (HT Thích Thái Hòa), trang 14

CỐ HƯƠNG (thơ Xuyên Trà), trang 16

QUẢ BÁO CỦA VIỆC GÂY TẠO CHIẾN TRANH (Quảng Tánh), trang 17

DÒNG SUỐI NHỎ (thơ Huyền Không – Tâm Thường Định dịch), trang 18

CHIẾN TRANH VÀ BẤT BẠO ĐỘNG, t.t. (HT. Thích Quảng Độ dịch), trang 19

MỐI LIÊN HỆ GIỮA THẦY & TRÒ TRONG ĐỜI SỐNG THIỀN MÔN (Thích Nguyên Hiệp), trang 22

ĐẤT KHÁCH (thơ Thương Tử Tâm), trang 23

GỌI THÁNG NĂM XƯA, NẺO LÁ… (thơ Tịnh Bình), trang 24

GIỚI THIỆU SÁCH “CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC…” (Tuệ Sỹ), trang 25

TỊNH TÂM (thơ Nhật Quang), trang 26

CON ONG VÀ DUY THỨC HỌC (Huệ Trân), trang 27

TRỘM MỀN (thơ TM Ngô Tằng Giao), trang 28

NHỚ ƠN SƯ HUYNH THÍCH THÔNG TẠNG (Thích Thông Đạo), trang 29

HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC – Phật Pháp Thứ Năm (Nhóm Áo Lam), trang 30

TRANG SỬ MỚI CỦA GHPGVNTN (Huỳnh Kim Quang), trang 39

TAM VÔ LẬU HỌC LÀ GÌ? (Tn Hằng Như), trang 32

SẮC TỨC KHÔNG, VẦNG TRĂNG CHÂN TÁNH (thơ Diệu Viên), trang 42

ĐỐI PHÓ VỚI DỊ ỨNG (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 43

NHỚ ĐẤT (Nguyễn Ngọc Tư), trang 45

CHÁNH NIỆM VÀ NIỆM PHẬT (Đồng Thiện), trang 46

MÀU THỜI GIAN (thơ Tôn Nữ Mỹ Hạnh), trang 47

BÚN BÌ CHAY (Vũ Quỳnh), trang 48

TRUYỆN CỰC NGẮN (Steven N), trang 49

ĐỌC BÀI THƠ “ĐĂNG CAO” CỦA ĐỖ PHỦ (Lam Nguyên), trang 51

NHỚ MỘT VẦNG TRĂNG (Hạnh Thuần), trang 52

THÁNG MƯỜI LỖI HẸN, TRUNG THU… ĐỢI MÙA SAU… (thơ Lâm Băng Phương) trang 53

CHUYỆN CÚNG DƯỜNG (Vĩnh Hữu), trang 54

LÊN NÚI PHỤNG HOÀNG, HUYỄN MỘNG… (thơ Nguyễn An Bình), trang 57

KIÊN TRÌ TU TẬP DẸP BỚT “CÁI TA” (TL Đào Mạnh Xuân), trang 58

THE STORY OF CULADHANUGGAHA… (Daw Mya Tin), trang 55

HẠNH PHÚC LÀ GÌ? (thơ Hoàng Thục Uyên), trang 60

NGÕ THOÁT – chương 15 (truyện dài Vĩnh Hảo), trang 61

MÓN NỢ TRUYỀN KIẾP (Truyện cổ Phật giáo), trang 65


https://www.chanhphap.us/CP%20published%20issues/2022/ChanhPhap%20131%20(10.22).pdf

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cái tên thật ngộ nghĩnh và khó quên được. Đêm khuya, mỗi khi đến giờ đi ngủ, các ông anh trai đi chơi đâu về, lười biếng chỉ việc cởi giày dép rồi nhảy phóc lên giường. Năm cô gái bị mẹ phân công ngay theo thường lệ. Mỗi người một việc, người sửa soạn chăn mền, kẻ xếp dọn quần áo, cô lớn nhất đi coi củi lửa trong bếp và lo về đèn đuốc cửa ngõ. Riêng Ngâu bao giờ cũng thế. Ngâu chỉ làm mỗi công việc nhẹ nhàng nhưng cũng chán nản nhất, là treo mùng trong giường mẹ, giường mấy chị em, giường của mấy ông anh mặt mày đỏ gắt vì rượu bia, chỉ biết lăn đùng ra ngủ.
Sau mấy ngày bận rộn vì lo hậu sự cho bố, tôi mệt nhoài. Công việc làm tôi tạm quên. Tôi cố tìm mọi cách để óc không nghĩ ngợi về cái chết của ông và tạm giữ được tâm bình an. Tuy nhiên, khi mọi việc lắng xuống, óc bắt đầu thảnh thơi là lúc tôi bắt đầu nhớ. Bỗng dưng tôi thấy được sự trống vắng ùa tới. Hình như tôi có cảm giác mình vừa mất một cái gì đó mà không biết mình mất cái gì. Tri giác bảo tôi rằng, tôi rất mừng khi bố tôi được ra đi như ông ước nguyện, nhưng tàng thức lại báo rằng tôi đang thiếu đi một cái gì đó. Tôi loay hoay tìm kiếm.
Tôi ngồi trong bóng tối trên một băng đá xa lạ của sân quần vợt. Gió thổi lồng lộng từ cửa biển. Tôi mân mê mảng thịt bong sau lưng. Xót như ai xát ớt chanh vào nơi thịt hở. Mãi đến bây giờ mới thấy đau. Nhớ đến một câu Kiều: “Dặm ngàn nước thẳm non xa, biết đâu thân phận con ra thế này.” Còn ai thèm đến thân phận mày mà than thở hả Phi. Tía tôi chết rồi. Một chuyến ra khơi. Bão dậy. Không ai về. Còn má tôi, đó là một người đàn bà hiếm có. Hơn năm mươi tuổi mà trông vẫn còn có nét lắm.
Sách thuộc loại song ngữ Việt Anh gồm 95 bài thi kệ thiền, dịch Việt bởi Thiền sư Thích Thanh Từ, Giáo sư Lê Mạnh Thát và nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn. Tác giả dịch sang Anh ngữ với lời ghi chú nơi mỗi bài. Đặc biệt bài 95 là bài phú khá dài của Vua Trần Nhân Tông, sáng tổ dòng Thiền Trúc Lâm, được trình bầy như là toát yếu đường lối tu hành của dòng thiền này, trong đó có bài thi kệ cuối nổi tiếng mà các nhà văn học, các văn nhân thi sĩ cũng như mọi người theo đạo Phật đều biết đến.
Phiên đại triều của Thiên Đình cứ trăm năm một lần kỳ này diễn ra trong bầu không khí thật hoang mang, mệt mỏi. Thái Bạch Kim Tinh nay đã già yếu lắm rồi. Cụ tâu trình quên trước quên sau khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế chau mày rồi cũng phải thông cảm, khoát tay ra hiệu cho qua. Nam Tào, Bắc Đầu tai đã nghễng ngãng, gầy ốm hom hem, vầng trán nhăn nheo vì quá căng thẳng với chuyện của trần gian. Bà Lê Sơn Thánh Mẫu có lẽ nhờ Vườn Đào và biết sửa sang sắc đẹp cho nên trông vẫn trẻ. Thiên Lôi tuy còn khoẻ nhưng kể từ khi loài người chế ra cột thu lôi thì ông chỉ còn “ vớ ” được một vài người ngu ngơ chẳng may lang thang ngoài đồng ruộng trong lúc trời mưa gió.
Tập Kỷ yếu mà quý vị đang cầm trên tay là thành quả qua ba ngày làm việc của Đại Hội, đúc kết hầu hết những hình ảnh, văn kiện Đại Hội như danh sách Đại biểu, danh sách Hội Đồng Chứng Minh, Hội Đồng Giáo Phẩm, Hội Đồng Điều Hành, Hiến Chương, Nội Quy sinh hoạt của GH, Thư Chúc Mừng của các Giáo Hội Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và ba cấp Chính Quyền Úc Đại Lợi (Liên bang, Tiểu bang và Địa phương). Tập Kỷ Yếu cũng đăng tải thơ, văn, cảm niệm, tường thuật về kỳ Đại Hội, tường trình Phật sự của Văn Phòng Thường Trực của GH, các Tổng Vụ cũng như tiểu sử và hình ảnh của Tự Viện thành viên.
Nắng thật. Nắng lướt trên những tàu cau xanh mượt, rộn rã chói chang. Mặt sông Hương như có trăm ngìn mảnh chai vỡ lóng lánh, những ngôi nhà rải rác đọc đường tường cổng im lìm trong cái vẻ quan liêu rơi sót, những bụi tre xanh mát, những con đường nhỏ um tùm cây lá dẫn xuống bờ sông, thềm đá dưới mé nước... Tôi đã nghĩ thầm chàng thật thi sĩ, chàng vẫn có cách nói chuyện ví von rất duyên dáng và khả năng liên tưởng của chàng thật bén nhạy bất ngờ. Chàng thuộc nhiều thơ tiền chiến, biết nhiều về địa lý nước nhà cũng như nguồn gốc các di tích lịch sử, chàng thực tế trong công việc, nhạy cảm trước mọi hoàn cảnh và mơ mộng trong tình yêu. Đó là một người đàn ông có tâm hồn và biết liều lĩnh, biết ngoại tình. Sau đó, như cao hứng bởi cảnh trí thanh bình và tươi mát trước mắt, chàng luôn miệng ngâm thơ.
Nghe danh Nguyễn Đình Toàn từ hồi còn trong nước, nhưng mãi đến năm 2001, trong buổi triển lãm Chợ Sách Việt ở Quận Cam tôi mới gặp mặt nhà văn Nguyễn Đình Toàn và người bạn đời, chị Thu Hồng. Tôi ở xứ tuyết (Canada) ngót 40 năm, vào mùa đông trời đất lúc nào cũng lạnh lùng, tuyết giá nên tôi thèm nắng ấm. Qua Cali thấy Cali nắng đẹp tôi tíu tít xuýt xoa nhưng khi gặp chị Thu Hồng rồi thì nắng nào đẹp bằng nụ cười rạng rỡ trên gương mặt hồn nhiên của chị. Tôi thật lòng không nói quá đâu. Cũng tại Quận Cam, năm 2005, nhân buổi ra mắt tập nhạc và CD tình khúc PNT, tôi gặp lại tác giả Áo Mơ Phai. Năm 2006, Nguyễn Đình Toàn ra mắt tập Bông Hồng Tạ Ơn (I & II) viết về 190 Tác Giả & Ca Sĩ Việt Nam, trong đó tôi hân hạnh được ông nhắc tới và gởi tặng tôi hai tập bút ký này.