Hôm nay,  

Cảm Hoài Từ Những Cơn Mưa

29/09/202116:29:00(Xem: 1854)
vinh Hao
Photo: trilemedia (pixabay.com) 

 

Bên cửa sổ, tia nắng chiều thu len vào. Gió mơn man rung nhẹ lá cây vườn ngoài. Lá vàng lá xanh cùng phơi mình quanh cội cây già. Mùi cỏ thơm dìu dịu gây nỗi nhớ bâng quơ. Tiếng vĩ cầm du dương đâu đó dìu dặt đưa hồn về cảnh cũ quê xưa.

Cảnh cũ từng mảng thoáng ẩn thoáng hiện trong trí nhớ khi hoài niệm những mùa mưa qua đi…

Những ngày mưa đông. Sấm động đâu đó làm con trẻ sợ hãi nép bên mẹ. Bão lớn quét qua thành phố biển hiền hòa. Mưa rơi ào ào. Gió giật giàn bông giấy trước ngõ. Nước ngập đầy sân. Nước cuồn cuộn trên đường. Trường học đóng cửa. Trời lạnh buốt da. Mẹ mặc áo ấm cho con mà vẫn hỏi con có đủ ấm không. Rồi mẹ ôm con, hát cho nghe bài Mưa Đông (1). “Mưa đông rơi từng cơn trong gió rét buốt / Có những em chưa từng vui thú nô đùa…” Giọng mẹ ấm êm ru trẻ chiều đông lạnh. Nước mắt con lăn dài, lăn dài. Mẹ dạy con chữ hiếu, chữ nhân đầu đời.

Những ngày mưa thu. Mưa lất phất bay trên đường từ phố biển về căn phòng nhỏ trên đỉnh đồi. Chú tiểu thong thả đi bộ dưới làn mưa càng lúc càng nặng hạt khi thiên hạ nhốn nháo tìm nơi trú ẩn. Trầm tư gì giữa cuộc đời đảo điên, lòng người man trá. Mưa rơi sũng ướt chiếc áo nhật bình lam. Vẫn thong thả bước đi, bước đi. Nước trên đường ngập cả đôi giép mòn gót, và ngập lên cả đôi bàn chân như chưa hề chạm vào thực tế của mặt đất trần gian. Dẫm lên dòng nước đục hay dẫm lên hồn nước mấy ngàn năm đớn đau oằn mình dưới sức nặng của cuồng vọng vô minh. Về núi phơi áo nhịn ăn, trà sen thơm ngát đêm trăng lạnh. Thầm lặng buồn một mình nỗi buồn không tên da diết. Tuổi mới lớn, suy nghĩ hay buồn gì nơi đời thường mà mắt xanh phóng về tận trời xa. Cùng trên núi này, những thiên thần tài hoa lần lượt đi về phương nam (2). Chú tiểu bơ vơ, khóc khô thân phận mồ côi hay khóc đau nhân sinh khổ lụy. Đường phương nam đày đọa gót lữ hành.

Chiều mưa công viên. Hẹn hò đời nhau, duyên nào níu gọi, ai biết. Mưa rơi tầm tã không thấy bóng xe qua. Dưới cây run lạnh, ướt đẫm những hồn lưu lạc. Tuổi trẻ tay trắng, chỉ có tình yêu là nơi gửi trọn tâm chí cuồng nhiệt, đắm say.

Quán trọ qua đêm, che dù dạo quanh phố lạ. Mỏi gót lữ hành, đường đi quanh mưa rơi rả rích. Ánh lửa nhìn sâu, hỏi đường quay về giấc mộng ngày xưa. Xa nhà, xa quê, sói đồng hoang đùa vui dưới ánh trăng mờ. Dằng dặc nỗi nhớ quê cha, thoảng đâu vọng về hồi chuông triêu mộ. Gậy nhà thiền gõ nhịp đêm thâu. Bước chân ai dội về mật ngôn bát-nhã. Chia tay, chia tay, lại chia tay. Vượt qua đời sinh-diệt.

 

Cơn mưa nào rơi mãi giữa hư không.

Con sông nào lưu luyến bờ bãi lạ.

Có một thời mưa đã rơi. Có một thời dòng sông băn khoăn, ngập ngừng.

Nhưng rồi mưa sẽ thôi không rơi, sông sẽ thôi không dừng.

Nhớ những ngày mưa không phải là nhớ những giọt mưa.

Nhớ dòng sông không phải là nhớ luồng nước lặng lờ.

Mưa hay sông, rồi cũng về biển lớn.

Hoài niệm những ngày mưa là khơi lại tiếng hát mẹ ru, khơi lại hình ảnh chú tiểu dầm mưa dưới phố, để tìm về cái tâm sơ khai một thời trên đỉnh non cao—nơi chí nguyện ban đầu khởi phát.

Tất cả rồi sẽ qua đi; không gì lặp lại lần nữa trong dòng chảy xiết của thời gian; cũng không gì tái hiện y hệt trong cái vô cùng của không gian. Mộng trùng lai không có ở trên đời (3). Bóng cũ hình xưa, tiếng hát câu hò, hương thơm loài hoa dại, môi mọng tuổi xuân thì… chỉ một lần trình hiện rồi tan biến trong mộng dài thiên thu.

Cái còn lại là một khoảnh khắc rỗng rang, cô liêu cùng tuyệt, hiển hiện từ chính cái chỗ mà ảnh tượng (hay ý niệm) vừa vuột mất. Cái đó không thể hoài niệm; cũng không thể đương niệm; càng không thể khởi niệm. Cũng không thể nói thành lời. Ngay nơi khoảnh khắc đó, hãy trực nghiệm. Không như vậy, sẽ tiếp tục nhớ rồi quên, tương phùng rồi chia xa, cười rồi khóc, dẫm đi dẫm lại bao lần những vết mòn của thế nhân: dệt gấm thêu hoa trong trường mộng, đắp xây lầu cát trên bãi biển sóng xô…

 

______________

 

(1)  Ba thầy-trò, Thiền sư Tâm Như Trí Thủ cùng 2 môn đệ tài hoa Nguyên Tánh Phạm Công Thiện và Nguyên Chứng Tuệ Sỹ đều từ đồi Trại Thủy, rời thành phố Nha Trang, dấn thân vào phương nam, Sài-gòn, từ những năm xa xôi trước đó.

(2)  Bài hát Mưa Đông của tác giả Hoàng Cang. Lời như sau:

“Mưa đông rơi từng cơn trong gió rét buốt

Có những em chưa từng vui thú nô đuà

Đi lang thang lạnh lùng trong gió rét mướt

Bán bánh mì kiếm tiền nuôi nấng mẹ cha

Điệp khúc: Nào ai vui sướng ấm cùng no

Nhìn bao em ấy lòng xót chăng

Đi lao đao ngập ngừng trong mưa ướt át

Sống bơ vơ không nhà không cửa lỡ làng

Áo manh đơn lạnh lùng trong cơn gió rét

Mang bánh mì đi ngoài đường khuya mùa đông.”

(3)  Trích từ bài LỜI VĨNH BIỆT (L’Adieu), thơ Guillaume Apollinaire, Bùi Giáng dịch:

“Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa

Mộng trùng lai không có ở trên đời…”

  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“nụ cười buồn mùa hè” là một tập truyện gồm 18 truyện ngắn, tuy các truyện hư cấu, nhưng nội dung phản ánh từ bao hoàn cảnh cuộc đời mà người viết đã trải qua. Là những giấc mơ đời dở dang nhưng được trình bày như những kinh nghiệm đã hoàn tất dù ước vọng vẫn cứ tiếp tục
Ngày 11 tháng 11 năm 2020 là sinh nhật thứ 199 năm của nhà văn và triết gia người Nga Fyodor Dostoevsky [sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821]. Các tác phẩm văn học của ông đã khám phá tâm lý con người trong bầu không khí chính trị, xã hội và tâm linh bất an của xã hội Nga vào thế kỷ thứ 19, và liên hệ tới nhiều chủ đề triết học và tôn giáo, theo www.en.wikipedia.org Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông gồm “Crime and Punishment” [Tội Ác và Hình Phạt – xuất bản năm 1866], “The Idiot” [Người Ngốc – xuất bản năm 1869], “Demons” [Ma Quỷ - xuất bản năm 1872], và “The Brothers Karamazov” [Anh Em Karamazov – xuất bản năm 1880]. Các tác phẩm của ông đã được đọc không những tại Nga mà còn khắp nơi trên thế giới và đã ảnh hưởng rất nhiều nhà văn và triết gia về sau như các nhà văn Nga Aleksandr Solzhenitsyn và Anton Chekhov, các triết gia Friedrich Nietzsche của Đức và Jean-Paul Sartre của Pháp và sự trỗi dậy của Chủ Nghĩa Hiện Sinh và Trường Phái Tâm Phân Học Freud. Các tác phẩm của ông đã được dịch
Ngày 21 tháng 11 năm 1620 hơn 130 di dân từ Anh Quốc đã vượt Đại Tây Dương đến Tân Thế Giới bằng chiếc thuyền Mayflower. Từ ngày đó đến nay, năm 2020, đã 400 năm. Trước đó, vào năm 1607, những người thực dân Anh cũng đã đến Tân Thế Giới và thành lập thuộc địa tại thành phố cổ Jamestown thuộc tiểu bang Virginia ngày nay.Đó là chưa kể đến làn sóng di dân trước đó khoảng 30,000 năm, khi những người ở cực đông bắc Châu Á đi bằng đường bộ qua ngả Alaska -- lúc đó hai đại lục Mỹ Châu và Á Châu vẫn chưa tách rời nhau vì nước biển cạn -- để rồi tràn xuống phía nam hình thành các cộng đồng người bản xứ, mà khi Columbus lần đầu tiên gặp họ ở Tân Thế Giới cứ tưởng là mình đã đến lục địa Nam và Đông Nam Á (Indies) nên gọi họ là người Indian. Vì vậy, nước Mỹ là vùng đất di dân. Không có di dân thì không có nước Mỹ. Chính di dân đã tạo ra nước Mỹ và nền văn hóa Mỹ. Nhưng ngày Lễ Tạ Ơn [Thanksgiving] có liên quan mật thiết đến những người di dân Anh đến Plymouth của Massachusetts bằng chiếc thuyền
Ni giới Việt Nam có một lịch sử truyền thừa lâu dài và đó là sự truyền thừa mang tính chính thống. Phật giáo Đại Thừa và tinh thần Bồ Tát đạo cũng thấm nhuần trong mỗi vị Ni trong bước chân hoằng hóa.
Cuốn sách ngôn từ đẹp và mạnh mẽ này thể hiện niềm tin của Barack Obama rằng, dân chủ không phải là một món quà từ trên cao rơi xuống mà là điều được hình thành dựa trên sự đồng cảm, thấu hiểu và chung tay xây dựng mỗi ngày.
Trong bài trước, khi viết cảm nhận cho thi tập “Xướng Họa Cao Mỵ Nhân & Trịnh Cơ,” vì thời gian có hạn, nên tôi chưa kể hết về Cao Mỵ Nhân (CMN) nhà thơ tiền bối mà tôi hằng kính trọng và khâm phục. Sau khi gửi bài đăng, đọc lại tôi cứ cảm thấy còn thiêu thiếu chút gì.
Nhân loại đã biết cách bay lên mặt trăng, tuy nhiên nhiều nơi trên địa cầu vẫn còn bị ràng buộc với những thói quen xưa cổ, trong đó một thành kiến khó rời bỏ là xem nhẹ phụ nữ. Hầu hết các tôn giáo cũng xem nhẹ phụ nữ. Riêng trong Phật Giáo, phụ nữ từ xưa vẫn có một vị trí đáng kính và bình đẳng trên đường học đạo, để tận cùng là thành tựu Niết Bàn. Khi vua Pasenadi nước Kosala không vui vì hoàng hậu Mallikà sinh một bé gái, Đức Phật trong Kinh SN 3.16 dạy vua rằng: "Này Nhân chủ, ở đời / Có một số thiếu nữ / Có thể tốt đẹp hơn / So sánh với con trai / Có trí tuệ, giới đức..." Hơn hai mươi thế kỷ sau, ý thức nữ quyền mới trở thành phong trào. Theo định nghĩa cô đọng và đơn giản, nữ quyền là niềm tin vào sự bình đẳng của nữ giới với nam giới về chính trị, kinh tế và văn hóa. Do vậy thường khi, nữ quyền gắn liền với dân quyền, vì bình quyền nam nữ dẫn tới ý thức bình quyền cho từng người dân, đặc biệt là nơi các dân tộc đang bị các nước thực dân thống trị, hay nơi các sắc tộc thiểu số
Daisetsu Teitaro Suzuki sinh ngày 11 tháng 11 năm 1870 và mất ngày 12 tháng 7 năm 1966 tại thành phố Kamakura, Nhật Bản, theo www.en.wikipedia.org. Có nơi nói ông sinh vào tháng 10, nhưng năm sinh của ông thì tất cả tài liệu đều giống nhau. Ông sinh ra tại Honda-machi, Kanazawa, Quận Ishikawa, Nhật Bản. Ông là người con trai thứ tư trong gia đình mà người cha là y sĩ Ryojun Suzuki. Pháp Danh Daisetsu của ông đã được Thầy Bổn Sư của ông là Thiền Sư Soyen Shaku [Thích Tông Diễn] ban cho. Thiền Sư Soyen Shaku cũng là người đầu tiên dạy Thiền ở Mỹ. Giai cấp võ sĩ đạo mà Suzuki được sinh ra đã suy tàn với sự sụp đổ của chế độ phong kiến, buộc mẹ của ông là nữ Phật tử Jōdo Shinshū đã nuôi dưỡng ông trong hoàn cảnh nghèo đói sau khi cha của ông qua đời. Khi ông đủ lớn khôn để suy nghĩ về số phận của mình được sinh trong bối cảnh này, ông bắt đầu tìm câu trả lời trong nhiều hình thức khác nhau của tôn giáo. Trí tuệ bén nhạy và sâu sắc tự nhiên của ông đã khó chấp nhận một số vũ trụ quan mà ông
Vâng. Tôi đã nhìn thấy chúng qua gương một dòng trong. Những viên cuội lấp lánh nắng mai. Những viên cuội lung linh trăng rằm. Phản chiếu mầu sắc tĩnh và động. Những viên cuội lắng vào thẳm sâu giấc mơ của dòng -dòng chữ long lanh- ánh lên những gửi gắm của thời gian.
Du Tử Lê: Nguyễn không chỉ có được cho mình một nội lực thi ca thâm hậu, một đam mê quyết liệt tới mức sẵn lòng đánh đổi mọi tiện nghi, may mắn (?) đời thường và, nhất là những thảm kịch, ngộ nhận mà Nguyễn đã trải qua tự những ngày thơ ấu tới hôm nay!...