Hôm nay,  

Cảm Hoài Từ Những Cơn Mưa

29/09/202116:29:00(Xem: 1856)
vinh Hao
Photo: trilemedia (pixabay.com) 

 

Bên cửa sổ, tia nắng chiều thu len vào. Gió mơn man rung nhẹ lá cây vườn ngoài. Lá vàng lá xanh cùng phơi mình quanh cội cây già. Mùi cỏ thơm dìu dịu gây nỗi nhớ bâng quơ. Tiếng vĩ cầm du dương đâu đó dìu dặt đưa hồn về cảnh cũ quê xưa.

Cảnh cũ từng mảng thoáng ẩn thoáng hiện trong trí nhớ khi hoài niệm những mùa mưa qua đi…

Những ngày mưa đông. Sấm động đâu đó làm con trẻ sợ hãi nép bên mẹ. Bão lớn quét qua thành phố biển hiền hòa. Mưa rơi ào ào. Gió giật giàn bông giấy trước ngõ. Nước ngập đầy sân. Nước cuồn cuộn trên đường. Trường học đóng cửa. Trời lạnh buốt da. Mẹ mặc áo ấm cho con mà vẫn hỏi con có đủ ấm không. Rồi mẹ ôm con, hát cho nghe bài Mưa Đông (1). “Mưa đông rơi từng cơn trong gió rét buốt / Có những em chưa từng vui thú nô đùa…” Giọng mẹ ấm êm ru trẻ chiều đông lạnh. Nước mắt con lăn dài, lăn dài. Mẹ dạy con chữ hiếu, chữ nhân đầu đời.

Những ngày mưa thu. Mưa lất phất bay trên đường từ phố biển về căn phòng nhỏ trên đỉnh đồi. Chú tiểu thong thả đi bộ dưới làn mưa càng lúc càng nặng hạt khi thiên hạ nhốn nháo tìm nơi trú ẩn. Trầm tư gì giữa cuộc đời đảo điên, lòng người man trá. Mưa rơi sũng ướt chiếc áo nhật bình lam. Vẫn thong thả bước đi, bước đi. Nước trên đường ngập cả đôi giép mòn gót, và ngập lên cả đôi bàn chân như chưa hề chạm vào thực tế của mặt đất trần gian. Dẫm lên dòng nước đục hay dẫm lên hồn nước mấy ngàn năm đớn đau oằn mình dưới sức nặng của cuồng vọng vô minh. Về núi phơi áo nhịn ăn, trà sen thơm ngát đêm trăng lạnh. Thầm lặng buồn một mình nỗi buồn không tên da diết. Tuổi mới lớn, suy nghĩ hay buồn gì nơi đời thường mà mắt xanh phóng về tận trời xa. Cùng trên núi này, những thiên thần tài hoa lần lượt đi về phương nam (2). Chú tiểu bơ vơ, khóc khô thân phận mồ côi hay khóc đau nhân sinh khổ lụy. Đường phương nam đày đọa gót lữ hành.

Chiều mưa công viên. Hẹn hò đời nhau, duyên nào níu gọi, ai biết. Mưa rơi tầm tã không thấy bóng xe qua. Dưới cây run lạnh, ướt đẫm những hồn lưu lạc. Tuổi trẻ tay trắng, chỉ có tình yêu là nơi gửi trọn tâm chí cuồng nhiệt, đắm say.

Quán trọ qua đêm, che dù dạo quanh phố lạ. Mỏi gót lữ hành, đường đi quanh mưa rơi rả rích. Ánh lửa nhìn sâu, hỏi đường quay về giấc mộng ngày xưa. Xa nhà, xa quê, sói đồng hoang đùa vui dưới ánh trăng mờ. Dằng dặc nỗi nhớ quê cha, thoảng đâu vọng về hồi chuông triêu mộ. Gậy nhà thiền gõ nhịp đêm thâu. Bước chân ai dội về mật ngôn bát-nhã. Chia tay, chia tay, lại chia tay. Vượt qua đời sinh-diệt.

 

Cơn mưa nào rơi mãi giữa hư không.

Con sông nào lưu luyến bờ bãi lạ.

Có một thời mưa đã rơi. Có một thời dòng sông băn khoăn, ngập ngừng.

Nhưng rồi mưa sẽ thôi không rơi, sông sẽ thôi không dừng.

Nhớ những ngày mưa không phải là nhớ những giọt mưa.

Nhớ dòng sông không phải là nhớ luồng nước lặng lờ.

Mưa hay sông, rồi cũng về biển lớn.

Hoài niệm những ngày mưa là khơi lại tiếng hát mẹ ru, khơi lại hình ảnh chú tiểu dầm mưa dưới phố, để tìm về cái tâm sơ khai một thời trên đỉnh non cao—nơi chí nguyện ban đầu khởi phát.

Tất cả rồi sẽ qua đi; không gì lặp lại lần nữa trong dòng chảy xiết của thời gian; cũng không gì tái hiện y hệt trong cái vô cùng của không gian. Mộng trùng lai không có ở trên đời (3). Bóng cũ hình xưa, tiếng hát câu hò, hương thơm loài hoa dại, môi mọng tuổi xuân thì… chỉ một lần trình hiện rồi tan biến trong mộng dài thiên thu.

Cái còn lại là một khoảnh khắc rỗng rang, cô liêu cùng tuyệt, hiển hiện từ chính cái chỗ mà ảnh tượng (hay ý niệm) vừa vuột mất. Cái đó không thể hoài niệm; cũng không thể đương niệm; càng không thể khởi niệm. Cũng không thể nói thành lời. Ngay nơi khoảnh khắc đó, hãy trực nghiệm. Không như vậy, sẽ tiếp tục nhớ rồi quên, tương phùng rồi chia xa, cười rồi khóc, dẫm đi dẫm lại bao lần những vết mòn của thế nhân: dệt gấm thêu hoa trong trường mộng, đắp xây lầu cát trên bãi biển sóng xô…

 

______________

 

(1)  Ba thầy-trò, Thiền sư Tâm Như Trí Thủ cùng 2 môn đệ tài hoa Nguyên Tánh Phạm Công Thiện và Nguyên Chứng Tuệ Sỹ đều từ đồi Trại Thủy, rời thành phố Nha Trang, dấn thân vào phương nam, Sài-gòn, từ những năm xa xôi trước đó.

(2)  Bài hát Mưa Đông của tác giả Hoàng Cang. Lời như sau:

“Mưa đông rơi từng cơn trong gió rét buốt

Có những em chưa từng vui thú nô đuà

Đi lang thang lạnh lùng trong gió rét mướt

Bán bánh mì kiếm tiền nuôi nấng mẹ cha

Điệp khúc: Nào ai vui sướng ấm cùng no

Nhìn bao em ấy lòng xót chăng

Đi lao đao ngập ngừng trong mưa ướt át

Sống bơ vơ không nhà không cửa lỡ làng

Áo manh đơn lạnh lùng trong cơn gió rét

Mang bánh mì đi ngoài đường khuya mùa đông.”

(3)  Trích từ bài LỜI VĨNH BIỆT (L’Adieu), thơ Guillaume Apollinaire, Bùi Giáng dịch:

“Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa

Mộng trùng lai không có ở trên đời…”

  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng Hai năm 1948, lãnh tụ cộng sản Klement Gottwald bước ra bao lơn tòa dinh thự xây từ thời Baroque thủ đô Praha để hiệu triệu hàng trăm nghìn công dân đứng chật ních dưới quảng trường Phố Cổ. Đó là khúc quành trọng đại của lịch sử xứ Bohemia. Tuyết rơi tầm tã, trời se sắt lạnh, và Gottwald để đầu trần. Cảm thấy trống trải Clementis ân cần lấy mũ mình đội lên đầu Gottwald. Cả Gottwald lẫn Clementis đều không biết trong suốt tám năm trời Franz Kafka mỗi ngày đã trèo lên chính những bậc cấp họ vừa lên để bước ra cái bao lơn lịch sử, bởi dưới thời đế quốc Áo-Hung tòa dinh thự là một trường học Đức. Họ cũng không biết ở ngay tầng dưới chính tòa nhà, cha của Franz, Hermann Kafka, có mở một cái tiệm trên bảng hiệu vẽ hình con quạ ngay bên cạnh tên ông, kafka tiếng Tiệp có nghĩa là quạ. Gottwald, Clementis, và tất cả những kẻ khác chẳng ai biết Kafka từng hiện hữu, nhưng Kafka biết rõ sự ngu dốt của họ. Trong tiểu thuyết của ông, Praha là một thành phố không có ký ức, thậm chí không ai nhớ
Kinh Vu Lan kể rằng ngài Mục Kiền Liên [Maudgalyayana] -- một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật và cũng là người có thần thông cao diệu nhất trong những đệ tử của Đức Phật – sau khi chứng được lục thông đã sử dụng thần thông để tìm cha mẹ đã quá vãng của ngài. Cuối cùng ngài Mục Kiền Liên đã thấy mẹ ngài là bà Moggalī [thường gọi là Thanh Đề] sinh trong loài quỷ đói nơi địa ngục. Ngài bèn mang cơm vào địa ngục cho mẹ ăn. Nhưng khi bà cầm chén cơm lên để ăn thi chén cơm bốc thành ngọn lửa cháy do vì lửa xan tham của bà nổi lên. Ngài Mục Kiên Liên thấy vậy rất đau lòng và đã đến trình lại với Đức Phật về sự việc này để mong Đức Phật dạy cho cách giải cứu mẹ của ngài. Nhân đó Đức Phật đã nói Kinh Vu Lan. Nội dung Kinh Vu Lan tương tự như Kinh Petavatthu Số 14 (Ngạ Qủy Sự Kinh) trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) của Kinh Tạng tiếng Pali. Kinh này kể chuyện về mẹ của ngài Xá Lợi Phất (Sariputta) là vị đệ tử trí tuệ đệ nhất của Đức Phật. Kinh mô tả cách ngài Xá Lợi Phất cứu mẹ
Trong cái nắng oi bức của trời cuối tháng Tám, các con em ở Mỹ lại bắt đầu ngày tựu trường. Nhìn cha mẹ dẫn con nhỏ mỗi buổi sáng đón xe bus màu vàng cam để đi đến trường, lòng tôi lại nao nao nhớ lại ngày khai giảng hằng năm ở quê nhà.
Có phải trong thời đại dịch bạn hay có những giấc mộng bất thường? Không phải chỉ một mình bạn đâu mà nhiều người cũng có những giấc mơ lạ giống như bạn, theo ký giả Gowri S của báo The Hindu cho biết trong bài báo được đăng trên trang mạng của báo này hôm 16 tháng 6 năm 2020. Trong bài phóng sự, Gowri đã đi tìm hiểu nhiều người và họ đều nói rằng họ thường xuyên nằm chiêm bao kỳ lạ vì đại dịch luôn luôn khống chế cuộc sống của chúng ta. Căng thẳng ban ngày sẽ không tránh khỏi nằm mộng ban đêm trong hình thái những giấc mơ rời rạc và dài hơn bình thường, có lúc thì rõ ràng chi tiết có khi thì mơ hồ. Có người mơ thấy rửa tay bằng xà phòng. Có người mơ thấy bị thú rừng tấn công. Có người thấy gặp người thân đã chết từ lâu. Trên cơ bản, những giấc mơ có tính riêng tư và tùy thuộc vào những gì con người nhớ. Để hiểu rõ hơn về giấc mơ, chúng ta cần hiều các chu kỳ của giấc ngủ. “Chúng ta có nhiều giai đoạn khác nhau của giấc ngủ: ngủ mà mắt không chuyển động nhanh (Non-REM)
Chúng ta đang trong mùa Lễ Vu Lan Báo Hiếu. Truyền thống Phật Giáo Việt Nam đón Lễ Vu Lan sẽ là ngày rằm tháng 7 âm lịch, tính theo dương lịch là ngày 2 tháng 9/2020, tức là khoảng hai tuần nữa. Lễ này xuất phát từ sự tích ngài Mục Kiền Liên, vị môn đồ Đệ nhất thần thông của Đức Phật Thích Ca, nhìn thấy mẹ của ngài thọ khổ dưới địa ngục, nên ngài đã xin Đức Phật chỉ phương pháp cứu mẹ ra khỏi kiếp quỷ đói. Tại Việt Nam, Phật tử đón Lễ Vu Lan Báo Hiếu thường là trọn tháng ăn chay, tụng kinh, làm từ thiện để hồi hướng công đức cho cha mẹ. Mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một như đường mía lau... Hình ảnh người mẹ luôn luôn là nguồn cảm hứng thi ca. Lòng mẹ nhìn từ các nhà thơ Châu Á sẽ là chủ đề của bài này. Nhà thơ NHẬT BẢN Jūkichi Yagi (1898-1927) là nhà thơ, nhà văn, nhà giáo. Năm 1925, ông xuất bản thi tập đầu tiên, nhan đề “Autumn's Eye” (Mắt Mùa Thu). Ông gia nhập một nhóm các nhà thơ tại Tokyo, và thơ ông xuất hiện trên nhiều tạp chí văn học. Năm 1926, ông bệnh lao phổi
Ngoài kia nắng chiều vừa xuống. Trước khi nói lời từ giả với cha mình, vị chân tu đưa bằng hai tay cho cha chuỗi tràng hạt, và vị chân tu nghẹn ngào: thưa ba giử lấy chuỗi tràng hạt này, để khi nào ba có băn khoăn điều gì, một cơ duyên gì, xin ba cứ lần tràng hạt tinh thần ba có đủ tĩnh thức, và tâm hồn ba sẽ binh an. Anh đưa tay nhận chỗi tràng hạt, cả hai cho con nhìn nhau trong suốt chiều sâu của tâm thức...
Năm năm sau, vào năm 1844, ông đăng bản dịch tiếng Anh một phẩm của Kinh Pháp Hoa. Đây là bản kinh Phật Giáo Đại Thừa đầu tiên xuất hiện trong Anh ngữ. Đặc biệt, bản dịch được xem là Phẩm Thứ Năm của Kinh Pháp Hoa. Phẩm này được dịch sang Hán văn là “Phẩm Dược Thảo Dụ” và trong tiếng Anh nó chỉ được dịch đơn giản là “Plants” [Cây Cỏ]. Phẩm Thứ Năm trong Kinh Pháp Hoa so sánh lời dạy của Đức Phật với cơn mưa rải xuống khắp mọi nơi và so sánh thính chúng của Đức Phật với các hạng thảo mộc lớn, trung bình và nhỏ. Ở đây Thoreau đã tìm thấy giáo lý tôn giáo đã được phô diễn qua việc mô tả về cây và cỏ. Thoreau đã dành 2 năm sau đó để sống độc cư trong rừng hoang cạnh Hồ Walden Pond tại thành phố Concord thuộc tiểu bang Massachusetts. Ở đó ông đã thực hành việc chiêm nghiệm thiên nhiên về điều mà ông đã đọc trong các sách về tôn giáo Ấn Độ -- đặc biệt Kinh Pháp Hoa nơi dạy con người ngồi trong rừng để chiêm nghiệm thực tại. Sự miêu tả của ông về thời gian ông sống nơi hoang vu, được phổ biến
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.