Hôm nay,  

Cảm Hoài Từ Những Cơn Mưa

29/09/202116:29:00(Xem: 1850)
vinh Hao
Photo: trilemedia (pixabay.com) 

 

Bên cửa sổ, tia nắng chiều thu len vào. Gió mơn man rung nhẹ lá cây vườn ngoài. Lá vàng lá xanh cùng phơi mình quanh cội cây già. Mùi cỏ thơm dìu dịu gây nỗi nhớ bâng quơ. Tiếng vĩ cầm du dương đâu đó dìu dặt đưa hồn về cảnh cũ quê xưa.

Cảnh cũ từng mảng thoáng ẩn thoáng hiện trong trí nhớ khi hoài niệm những mùa mưa qua đi…

Những ngày mưa đông. Sấm động đâu đó làm con trẻ sợ hãi nép bên mẹ. Bão lớn quét qua thành phố biển hiền hòa. Mưa rơi ào ào. Gió giật giàn bông giấy trước ngõ. Nước ngập đầy sân. Nước cuồn cuộn trên đường. Trường học đóng cửa. Trời lạnh buốt da. Mẹ mặc áo ấm cho con mà vẫn hỏi con có đủ ấm không. Rồi mẹ ôm con, hát cho nghe bài Mưa Đông (1). “Mưa đông rơi từng cơn trong gió rét buốt / Có những em chưa từng vui thú nô đùa…” Giọng mẹ ấm êm ru trẻ chiều đông lạnh. Nước mắt con lăn dài, lăn dài. Mẹ dạy con chữ hiếu, chữ nhân đầu đời.

Những ngày mưa thu. Mưa lất phất bay trên đường từ phố biển về căn phòng nhỏ trên đỉnh đồi. Chú tiểu thong thả đi bộ dưới làn mưa càng lúc càng nặng hạt khi thiên hạ nhốn nháo tìm nơi trú ẩn. Trầm tư gì giữa cuộc đời đảo điên, lòng người man trá. Mưa rơi sũng ướt chiếc áo nhật bình lam. Vẫn thong thả bước đi, bước đi. Nước trên đường ngập cả đôi giép mòn gót, và ngập lên cả đôi bàn chân như chưa hề chạm vào thực tế của mặt đất trần gian. Dẫm lên dòng nước đục hay dẫm lên hồn nước mấy ngàn năm đớn đau oằn mình dưới sức nặng của cuồng vọng vô minh. Về núi phơi áo nhịn ăn, trà sen thơm ngát đêm trăng lạnh. Thầm lặng buồn một mình nỗi buồn không tên da diết. Tuổi mới lớn, suy nghĩ hay buồn gì nơi đời thường mà mắt xanh phóng về tận trời xa. Cùng trên núi này, những thiên thần tài hoa lần lượt đi về phương nam (2). Chú tiểu bơ vơ, khóc khô thân phận mồ côi hay khóc đau nhân sinh khổ lụy. Đường phương nam đày đọa gót lữ hành.

Chiều mưa công viên. Hẹn hò đời nhau, duyên nào níu gọi, ai biết. Mưa rơi tầm tã không thấy bóng xe qua. Dưới cây run lạnh, ướt đẫm những hồn lưu lạc. Tuổi trẻ tay trắng, chỉ có tình yêu là nơi gửi trọn tâm chí cuồng nhiệt, đắm say.

Quán trọ qua đêm, che dù dạo quanh phố lạ. Mỏi gót lữ hành, đường đi quanh mưa rơi rả rích. Ánh lửa nhìn sâu, hỏi đường quay về giấc mộng ngày xưa. Xa nhà, xa quê, sói đồng hoang đùa vui dưới ánh trăng mờ. Dằng dặc nỗi nhớ quê cha, thoảng đâu vọng về hồi chuông triêu mộ. Gậy nhà thiền gõ nhịp đêm thâu. Bước chân ai dội về mật ngôn bát-nhã. Chia tay, chia tay, lại chia tay. Vượt qua đời sinh-diệt.

 

Cơn mưa nào rơi mãi giữa hư không.

Con sông nào lưu luyến bờ bãi lạ.

Có một thời mưa đã rơi. Có một thời dòng sông băn khoăn, ngập ngừng.

Nhưng rồi mưa sẽ thôi không rơi, sông sẽ thôi không dừng.

Nhớ những ngày mưa không phải là nhớ những giọt mưa.

Nhớ dòng sông không phải là nhớ luồng nước lặng lờ.

Mưa hay sông, rồi cũng về biển lớn.

Hoài niệm những ngày mưa là khơi lại tiếng hát mẹ ru, khơi lại hình ảnh chú tiểu dầm mưa dưới phố, để tìm về cái tâm sơ khai một thời trên đỉnh non cao—nơi chí nguyện ban đầu khởi phát.

Tất cả rồi sẽ qua đi; không gì lặp lại lần nữa trong dòng chảy xiết của thời gian; cũng không gì tái hiện y hệt trong cái vô cùng của không gian. Mộng trùng lai không có ở trên đời (3). Bóng cũ hình xưa, tiếng hát câu hò, hương thơm loài hoa dại, môi mọng tuổi xuân thì… chỉ một lần trình hiện rồi tan biến trong mộng dài thiên thu.

Cái còn lại là một khoảnh khắc rỗng rang, cô liêu cùng tuyệt, hiển hiện từ chính cái chỗ mà ảnh tượng (hay ý niệm) vừa vuột mất. Cái đó không thể hoài niệm; cũng không thể đương niệm; càng không thể khởi niệm. Cũng không thể nói thành lời. Ngay nơi khoảnh khắc đó, hãy trực nghiệm. Không như vậy, sẽ tiếp tục nhớ rồi quên, tương phùng rồi chia xa, cười rồi khóc, dẫm đi dẫm lại bao lần những vết mòn của thế nhân: dệt gấm thêu hoa trong trường mộng, đắp xây lầu cát trên bãi biển sóng xô…

 

______________

 

(1)  Ba thầy-trò, Thiền sư Tâm Như Trí Thủ cùng 2 môn đệ tài hoa Nguyên Tánh Phạm Công Thiện và Nguyên Chứng Tuệ Sỹ đều từ đồi Trại Thủy, rời thành phố Nha Trang, dấn thân vào phương nam, Sài-gòn, từ những năm xa xôi trước đó.

(2)  Bài hát Mưa Đông của tác giả Hoàng Cang. Lời như sau:

“Mưa đông rơi từng cơn trong gió rét buốt

Có những em chưa từng vui thú nô đuà

Đi lang thang lạnh lùng trong gió rét mướt

Bán bánh mì kiếm tiền nuôi nấng mẹ cha

Điệp khúc: Nào ai vui sướng ấm cùng no

Nhìn bao em ấy lòng xót chăng

Đi lao đao ngập ngừng trong mưa ướt át

Sống bơ vơ không nhà không cửa lỡ làng

Áo manh đơn lạnh lùng trong cơn gió rét

Mang bánh mì đi ngoài đường khuya mùa đông.”

(3)  Trích từ bài LỜI VĨNH BIỆT (L’Adieu), thơ Guillaume Apollinaire, Bùi Giáng dịch:

“Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa

Mộng trùng lai không có ở trên đời…”

  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vì tình hình và ảnh hưởng của Covid 19 về khả năng họp mặt cũng như khả năng tài chánh, bảo trợ, tham dự… Viết Về Nước Mỹ chính thức thông báo hủy bỏ giải thưởng năm 2020. Tháng Tám năm 2021, Viết Về Nước Mỹ sẽ trao giải năm 2020-2021 gộp chung. Ban tổ chức Viết Về Nước Mỹ xin trân trọng cảm ơn quý độc giả và quý tác giả, mong tiếp tục nhận bài tham dự và xin chúc sức khỏe, an lành.
Nha Trang có nhà thơ Hồ Ngạc Ngữ, có nhạc sỹ Minh Kỳ, có biển xanh, bãi cát trắng, có nắng ấm đủ hâm nóng ký ức mỗi khi ta xa và nhớ về Nha Trang. Nha Trang có những hải đảo, có đảo Hòn Yến án ngữ từ ngoài khơi vịnh Nha Trang.
Đối với những người viết thuộc thế hệ tôi, gần như ai cũng ít nhiều đọc văn Nhật Tiến ở tuổi đang trưởng thành. Những trang viết trong sáng và nhân ái của ông đã là hành trang cho tuổi trẻ chúng tôi lúc bấy giờ.
- Thầy Thích Phước An trong bài Cụ Quách Tấn, Cụ Đào Duy Anh và Thầy Tuệ Sỹ tại Nha Trang, tháng 6 năm 1976, đã viết: “Khi tiễn Đào Duy Anh xuống núi, ông cứ đi một đoạn là dừng lại bắt tay anh Tuệ Sỹ, những cái bắt tay rất chặt. Cứ như vậy ông bắt tay cho đến khi xuống cuối dốc chùa mới thôi. Điều ấy chứng tỏ rằng Đào Duy Anh rất trân trọng về cuộc gặp gỡ này. “Có một bài thơ của Quách Tấn, mà tôi nghĩ có thể tạm giải thích được. Ít nhất là trong trường hợp Quách Tấn và Tuệ Sỹ. Bài thơ ấy như thế này: Bao phen bến hẹn đổi dời, Làng phong tao vẫn con người thủy chung. Gió lau thổi lạnh sóng tùng, Hương xưa thắm lại cụm hồng ngày xưa.
Tất cả cơn thịnh nộ của địa chấn, cường triều, cuồng phong, hỏa tai... rồi sẽ lắng xuống. Không có gì tự sinh ra, và cũng không có gì sinh mãi không diệt. Lửa không thể cháy mãi. Sóng không thể dâng mãi. Niệm thiện hay niệm ác cũng chỉ là những ba động trên bề mặt bản tâm. Sau cơn thịnh nộ, là im lặng.
Qua tùy bút và tạp bút, Phạm Xuân Đài làm một cuộc hành trình khác, hành trình đi tìm tương quan giữa anh với hiện thực đời sống chung quanh, từ tô mì Quảng mộc mạc cho đến tiếng sáo diều hư tưởng, từ những thiếu nhi thi vẽ tranh ở quận Cam cho đến cái đầu gối bị vỡ trong một tai nạn ở trại tù cải tạo.- Trần Doãn Nho
IRVINE, Calif. (VB) ---Nhà văn Nhật Tiến vừa từ trần tại thành phố Irvine, Nam California, hưởng thọ 84 tuổi, sau trọn một đời không ngừng làm việc trong các cương vị khác nhau: một nhà văn lớn, một nhà giáo dục luôn quan tâm tới các thế hệ trẻ và là một Tráng sinh Lên đường hy hữu của Hướng Đạo VN.
Không hiểu tại sao, ngay từ thời niên thiếu mới tìm hiểu Đạo Phật, Thập Mục Ngưu Đồ ( 10 Bức Tranh Chăn Trâu) đã in sâu vào tâm trí của tôi. Khi tìm đọc sách về Thiền, các bức ảnh của chú mục đồng chăn dắt con trâu qua từng giai đoạn có sức hút mạnh mẽ với tôi, cho dù không hiểu nhiều về ý nghĩa.
Tháng Hai năm 1948, lãnh tụ cộng sản Klement Gottwald bước ra bao lơn tòa dinh thự xây từ thời Baroque thủ đô Praha để hiệu triệu hàng trăm nghìn công dân đứng chật ních dưới quảng trường Phố Cổ. Đó là khúc quành trọng đại của lịch sử xứ Bohemia. Tuyết rơi tầm tã, trời se sắt lạnh, và Gottwald để đầu trần. Cảm thấy trống trải Clementis ân cần lấy mũ mình đội lên đầu Gottwald. Cả Gottwald lẫn Clementis đều không biết trong suốt tám năm trời Franz Kafka mỗi ngày đã trèo lên chính những bậc cấp họ vừa lên để bước ra cái bao lơn lịch sử, bởi dưới thời đế quốc Áo-Hung tòa dinh thự là một trường học Đức. Họ cũng không biết ở ngay tầng dưới chính tòa nhà, cha của Franz, Hermann Kafka, có mở một cái tiệm trên bảng hiệu vẽ hình con quạ ngay bên cạnh tên ông, kafka tiếng Tiệp có nghĩa là quạ. Gottwald, Clementis, và tất cả những kẻ khác chẳng ai biết Kafka từng hiện hữu, nhưng Kafka biết rõ sự ngu dốt của họ. Trong tiểu thuyết của ông, Praha là một thành phố không có ký ức, thậm chí không ai nhớ