Hôm nay,  

Năm Mới 2021 Đọc Thơ Tân Niên Của Nhà Thơ William Stanley Merwin

01/01/202100:00:00(Xem: 2210)
 NAM MOI 2021 DOC THO TAN NIEN 01

Năm 2020 trôi qua với nhiều biến động lớn lao mà đại dịch Covid-19 là sự kiện nổi bật nhất sẽ còn ảnh hưởng lâu dài đối với đời sống hàng ngày của toàn nhân loại. Ngoài những khủng hoảng trầm trọng mà đại dịch đã tạo ra cho kinh tế và sức khỏe của con người trên toàn hành tinh, còn có những thay đổi lớn lao đối với các sinh hoạt văn hóa, giáo dục, tôn giáo, v.v…

Ngày nay, đi bất cứ ở đâu chúng ta đều thấy mọi người đeo khẩu trang và giữ khoảng cách hơn một mét rưỡi với người khác. Khẩu trang trở thành hình ảnh thời đại đối với mọi tầng lớp xã hội. Khoảng cách giữa người với người đã thành một thứ bức tường vô hình tạo ra một khoảng trống vắng bao quanh con người. Không còn nơi nào trên thế giới là an ổn. Nỗi bất an không chỉ ở bên ngoài mà còn nằm bên trong tâm thức con người!

Và còn một điều kinh dị khác mà trước đây í tai nghĩ tới. Đó là cái chết bất ngờ, rộng khắp và không thể tiên liệu được. Người già chết, giới trung niên chết, thanh niên chết. Con Covid-19 có thể gõ cửa bất cứ người nào và khi nó kêu ai thì người đó nấy dạ và âm thầm lặng lẽ đi theo nó mà không một lời từ biệt dù với người thân yêu nhất! Tính đến những ngày cuối năm 2020, trên thế giới đã có gần 1.8 triệu người chết, và riêng nước Mỹ đã hơn 330,000 người thiệt mạng. Một con số kinh hoàng!

Tuy nhiên, thời gian vẫn cứ lặng lẽ trôi qua. Hết giây rồi tới phút, rồi tới giờ, rồi ngày, tuần, tháng, và năm. Hết năm cũ rồi tới năm mới. Năm cũ 2020 ra đi để cho năm mới 2021 lên ngôi. Dưới gót chân của thời gian không một thứ gì trên cõi đời này có thể tránh khỏi sự dẫm đạp và tàn phá. Đại kịch tác gia và thi hào Anh Quốc William Shakespear, trong Sonnet 19, đã mô tả sự tàn phá của thời gian như sau.
 
Thời gian tàn phá, làm cùn móng vuốt con sư tử của ngươi,
Và làm cho trái đất nuốt chửng những đứa con dễ thương của nó;
Nhổ những chiếc răng nhọn ra khỏi hàm của con hổ hung dữ,
Và đốt cháy con phượng hoàng trường thọ trong máu của nó…
 
Nói năm mới là nói theo chu kỳ thời gian, còn đối với con người thì mỗi năm sẽ càng già thêm mà điều dễ thấy nhất là tóc bạc. Giống như Thiền Sư Mãn Giác thời Nhà Lý ở Việt Nam dạy đồ chúng: “Lão tùng đầu thượng lai” [Già đến từ trên đầu].

Nhưng Năm Mới [New Year] theo lịch Tây Phương bắt đầu như thế nào?
 
Khởi nguyên của Năm Mới Tây Lịch
 
Ngày Đầu Năm, hay nói đơn giản là Năm Mới, được cho là ngày 1 tháng 1, ngày đầu của một năm trên lịch Gregorian hiện đại cũng như lịch Julian, theo www.en.wikipedia.org.

Lịch Gregorian là lịch được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Nó được trình làng vào tháng 10 năm 1582 bởi Đức Giáo Hoàng Gregory XIII như là một điều chỉnh nhỏ đối với lịch Julian, giảm trung bình một năm từ 365.25 ngày xuống còn 365.2425 ngày, và điều chỉnh sự đi lệch trong năm ‘nhiệt đới’ hay ‘mặt trời’ mà sự không chính xác đã tạo ra trong nhiều thế kỷ.

Lịch Julian, được trình làng bởi Julius Caesar vào năm 46 trước Chúa Giáng Sinh, là sự cải tổ của lịch La Mã. Nó có hiệu quả áp dụng vào ngày 1 tháng 1 năm 45 trước Chúa Giáng Sinh, bởi sắc lệnh. Lịch này được lập ra với sự trợ giúp của các nhà toán học và thiên văn học Hy Lạp cũng như nhà thiên văn học Sosigenes của Alexandria. Lịch Julian vẫn còn được sử dụng tại nhiều nơi của Giáo Hội Chính Thống Giáo Đông Phương và tại nhiều nơi của Chính Thống Giáo Phương Đông cũng như các thổ dân nói tiếng Berber tại Bắc Phi.

Tại La Mã tiền Thiên Chúa Giáo theo lịch Julian, ngày này, tức ngày 1 tháng 1, được dành riêng cho Janus, là vị thần gác cửa và bắt đầu, người cũng được đặt tên là January. Là ngày trong lịch Gregorian của Thiên Chúa Giáo, Ngày Đầu Năm Mới đánh dấu là Lễ Đặt Tên và Cắt Quy Đầu của Chúa Jesus, mà vẫn còn được tuân theo trong Anh Giáo và Giáo Hội Tin Lành, theo Donald K. McKim trong “Dictionary of Theological Terms” do Westminster John Knox Press xuất bản năm 1996; và cũng theo John Henry Hobart trong tác phẩm “A Companion for the Festivals and Fasts of the Protestant Episcopal Church” do Stanford & Co. xuất bản năm 1840.

Hiện nay, với hầu hết các quốc gia đều đang sử dụng lịch Gregorian như là lịch thực sự của họ, Ngày Đầu Năm Mới nằm trong số những ngày lễ công cộng nhiều nhất trên thế giới, thường là với các cuộc đốt pháo bông vào nửa đêm khi năm mới bắt đầu tại mỗi vùng múi giờ.

Năm Mới 2021 đến trong hoàn cảnh tan thương của thế giới vì đại dịch Covid-19. Những cuộc tụ họp để đón mừng năm mới sẽ giảm thiểu tối đa. Mọi người chỉ đón năm mới trong nhà với số người rất hạn chế trong những người thân thích nhất. Trong bối cảnh ảm đạm như thế của những ngày đầu năm, có lẽ đọc thơ để ăn mừng tân niên cũng là một trong những cách giải khuây nhẹ nhàng. Vậy thì xin mời độc giả cùng đọc hai bài thơ của nhà thơ Phật tử người Mỹ William Stanley Merwin. Bài thứ nhất là “The Asians Dying” và bài thứ hai là “To the New Year.” Nhưng trước hết, xin giới thiệu về nhà thơ này.
 
Nhà thơ William Stanley Merwin
 
William Stanley Merwin là nhà thơ Mỹ đã sáng tác hơn 50 tác phẩm thơ và văn, và nhiều tác phẩm chuyển dịch, theo www.en.wikipedia.org. Trong phong trào chống chiến tranh của thập niên 1960s, các tác phẩm độc đáo của Merwin được đặc trưng bởi lối kể chuyện gián tiếp, không ngắt quãng. Trong các thập niên 1980s và 1990s, việc sáng tác của ông lấy cảm hứng từ triết lý Nhà Phật và sinh thái sâu sắc.

NAM MOI 2021 DOC THO TAN NIEN 02

Nhà thơ William Stanley Merwin. (www.tricycle.org


William Stanley Merwin sinh tại Thành Phố New York vào ngày 30 tháng 9 năm 1927. Ông đã trưởng thành nơi căn nhà ở góc đường Fourth Street và New York Avenue tại Union City, tiểu bang New Jersey cho đến năm 1936, khi gia đình ông dời tới thành phố Scranton thuộc tiểu bang Pennsylvania. Khi còn trẻ, Merwin đã say mê thế giới thiên nhiên, đôi khi thấy mình đang nói chuyễn với cây lớn bên sau vườn nhà. Ông cũng bị quyến rũ với nhiều thứ mà ông đã thấy như có liên hệ với đời quá khứ, như tòa nhà bên sau căn nhà của ông mà đã từng là một cái chuồng cho ngựa ở và để xe ngựa. Lúc 5 tuổi ông đã bắt đầu viết các bài thánh ca cho cha ông, là một mục sư giáo phái Presbyterian.

Sau khi vào Đại Học Princeton năm 1952, Merwin kết hôn với Dorothy Jeanne Ferry, và dời tới ở Tây Ban Nha. Trong thời gian ở đó, trong khi thăm viếng nhà thơ nổi tiếng Robert Graves tại nhà của nhà thơ này trên đảo Majorca, ông đã làm thầy dạy kèm cho người con trai của Graves. Ở đó, ông đã gặp Dido Milroy, người hơn ông 15 tuổi, là người mà ông đã hợp tác trong một vở kịch và ông đã kết hôn sau này rồi họ cùng nhau tới London để sống. Vào năm 1956, Merwin dọn về Boston để tham gia vào Nhạc Viện của Những Nhà Thơ. Ông đã trở lại London, nơi ông làm bạn với Sylvia Plath và Ted Hughes. Vào năm 1968, Merwin dọn về Thành Phố New York, ly thân với người vợ Dido Milroy, người đã ở tại căn nhà của họ tại Pháp. Vào cuối thập niên 1970s, Merwin dọn qua Hawaii và cuối cùng đã ly dị với Dido Milroy. Ông lấy Paula Dunaway làm vợ vào năm 1983.


Từ năm 1956 đến 1957, Merwin cũng viết kịch tại Nhạc Viện của Nhà Thơ tại Đại Học Cambridge ở tiểu bang Massachusetts. Ông trở thành chủ bút thơ của tạp chí The Nations vào năm 1962. Ngoài vai trò nhà thơ, ông còn là nhà phiên dịch văn học và thơ từ tiếng Tây Ban Nha, Pháp, La Tinh và Ý được kính trọng. Ông cũng dịch thơ từ tiếng Phạn (Sanskrit), Yiddhish (tiếng Đức cổ của người Do Thái ở Trung và Đông Âu), tiếng Anh thời Trung Cổ, tiếng Nhật và tiếng Quechua (tiếng của một nhóm ngôn ngữ tại một số nước Nam Mỹ như Peru, Bolivia, Chile, Colombia, và Ecuador). Ông đã đóng vai trò là người chọn thơ của nhà thơ người Mỹ Craig Arnold (1967-2009).

Merwin nổi tiếng với thơ về Chiến Tranh Việt Nam – như bài thơ “The Asians Dying” – và được nằm trong những nhà thơ về Chiến Tranh Việt Nam kinh điển như Robert Bly, Adrienne Rich, Denise Levertov, Robert Lowell, Allen Ginsberg và Yusef Komunyakaa, theo Gregg Mosson, trong tác phẩm “American Poetry: Vietnam and Today.”

Các chủ đề ban đầu của Merwin thường gắn bó với các chủ đề thần thoại hay huyền thoại, trong khi nhiều bài thơ của ông miêu tả các động vật. Tập thơ “The Drunk in the Furnace” xuất hiện vào năm 1960 đánh dấu sự thay đổi của Merwin, trong đó ông bắt đầu viết theo cách tự truyện nhiều hơn.
Vào thập niên 1960s, Merwin sống trong một căn chung cư nhỏ tại Khu Xóm Greenwich của Thành Phố New York.

Tác phẩm “Migration: New and Selected Poems” của Merwin đã đoạt giải National Book Award cho thể loại thơ vào năm 2005.

Vào năm 1998, Merwin viết cuốn “Folding Cliffs: A Narrative,” là cuốn tiểu thuyết thơ đầy tham vọng về lịch sử và huyền thoại của Hawaii.

Tác phẩm của Merwin “The Shadow of Sirius” được Copper Canyon Press xuất bản năm 2008 đã đoạt giải Pulitzer Prize về thơ vào năm 2009.

Vào tháng 6 năm 2010, Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ đã vinh danh Merwin là Nhà Thơ Hoa Kỳ thứ 17 để thay thế Kay Ryan sắp ra đi. Ông là đối tượng của cuốn phim tài liệu năm 2014 “Even Though the Whole World Is Burning.” Merwin đã xuất hiện trong phim tài liệu của Đài PBS về Đức Phật, đã được công chiếu trong năm 2010. Ông đã dời về Hawaii để học đạo với thiền sư Robert Aitken vào năm 1976.

Vào năm 2010, cùng với vợ là Paula, ông đồng sáng lập The Merwin Conservancy, tổ chức bất vụ lợi cống hiến cho sự bảo tồn căn nhà tự tay nhà thơ xây dựng và khu đất bảo tồn rộng 18 mẫu tây tại Haiku, Maui, mà đã được chuyển từ “đất nông nghiệp” sang “Noah’s Ark” với nhiều cây cọ hiếm có, là một trong những nơi sưu tập sinh học đa dạng của những cây cọ lớn nhất trên thế giới.

Tập thơ sau cùng của Merwin, “Garden Time” do Copper Canyon Press xuất bản năm 2016, được viết trong thời gian khó khăn vì ông bị mất thị lực. Khi ông không cón có thể nhìn thấy rõ để viết, ông đã đọc thơ cho người vợ, Paula, viết. Đó là cuốn sách nói về tuổi già và sự thực hành cuộc sống trong hiện tại của một người. Viết về cuốn sách “Garden Time” trên báo The New York Times, Jeff Gordinier cho rằng “Tác phẩm của Merwin giống như một phần của chuỗi liên tục bất tận nào đó, một dòng sông kéo dài từ Hàn Sơn và Lý Bạch.” Hàn Sơn là nhà thơ lớn ở thế kỷ thứ 9 của thời Nhà Đường và Lý Bạch cũng là nhà thơ lớn ở thế kỷ thứ 8 của thời Nhà Đường tại Trung Hoa.

Vào năm 2017, Nhà Xuất Bản Copper Canyon Press đã xuất bản tác phẩm “The Essential W. S. Mersin,” cuốn sách tập họp di sản 70 năm thơ của Merwin, bao gồm thơ văn đến các bản dịch của ông từ năm 1952 tới 2016.

Merwin đã sống trên một đồn điền trồng thơm hay khóm, nằm ở đông bắc của Maui thuộc tiểu bang Hawaii.

Merwin qua đời vào ngày 15 tháng 3 năm 2019, trong lúc ngủ tại nhà, như được loan báo bởi Nhà Xuất Bản Copper Canyon Press. Ông thưởng thọ 91 tuổi.

NAM MOI 2021 DOC THO TAN NIEN 03
Ánh sáng đầu ngày rọi xuống những chiếc lá. (www.pixabay.com)

Để tưởng nhớ nhà thơ William Stanley Merwin, xin mời độc giả đọc 2 bài thơ của ông. Trước hết là bài “The Asians Dying” [Người Á Châu Hấp Hối]. Bài này được trích từ trong tuyển tập thơ “The Second Four Books of Poems” do NXB Copper Canyon Press ấn hành vào năm 1993, được đăng trên trang mạng www.poetryfoundation.org.
 
Người Á Châu Hấp Hối
 
Khi núi rừng bị hủy diệt sự đen đúa của chúng còn lại
Tro người đi bộ vĩ đại theo sau những kẻ sở hữu
Vĩnh viễn
Chẳng có gì sẽ đến là thực
Cũng không lâu
Trên các nguồn nước
Như những con vịt trong thời của những con vịt
Những ma quỷ của những ngôi làng kéo lê trên bầu trời
Tạo ra hoàng hôn mới
 
Mưa rơi xuống những con mắt mở trao tráo của thây ma
Nữa và nữa với âm thanh vô nghĩa của nó
Khi mặt trăng bắt gặp chúng chúng là màu sắc của mọi thứ
 
Đêm biến mất như những vết thương nhưng không gì được chữa lành
Người chết ra đi như những vết thương
Máu biến mất vào ruộng đồng bị nhiễm độc
Đau đớn cả bầu trời
Những hài cốt
Trên đầu bốn mùa đu đưa
Chúng là những cái chuông giấy
Kêu réo mọi thứ đều chết
 
Những kẻ sở hữu di chuyển mọi nơi theo ngôi sao Tử Thần của họ
Giống như những cột khói chúng đi vào bóng tối
Giống như ngọn lửa mỏng không ánh sáng
Chúng không có quá khứ
Và chỉ đốt cháy tương lai
 
Bài thơ thứ hai của nhà thơ William Stanley Merwin mà tôi muốn giới thiệu với độc giả là bài “To the New Year.” Bài này đã xuất hiện vào năm 2005.

 
Sang Năm Mới
 
Với tịch lặng tận cùng
bạn có mặt trong thung lũng
ánh mặt trời đầu tiên rọi xuống
chạm vào đầu một ít
những chiếc lá trên cao không lắc lư
như thể chúng không để ý
và đã không biết cả bạn nữa
rồi tiếng của con chim bồ câu hót
từ xa thật là xa
tới sự im lìm của buổi sáng
 
như thế đây là âm thanh của bạn
ở đây và bây giờ dù có hay không
có ai đó nghe nó đây là
nơi chúng ta đã đến với tuổi tác
kiến thức của chúng ta như nó là
và những hy vọng của chúng ta như chúng là
vô hình trước chúng ta
không đụng chạm được và vẫn có thể
 
Một năm đi qua thật nhanh. Cuộc đời quả thật là vô thường. Và trong cõi vô thường thì thường là khổ, như lời Đức Phật đã nói cách nay hơn hai ngàn rưởi năm. Ở trong cộng nghiệp khổ của cõi này, con người vẫn có thể tạo dựng cho mình cuộc sống an lạc và giải thoát bằng sự thực hành thiền quán để tịnh tâm. Khi tâm tịnh thì thế giới sẽ tịnh.

Trong bài thơ Sang Năm Mới của Merwin, nhà thơ Phật tử này đã giới thiệu cho chúng ta một phương pháp để có được một năm mới bình an, tịch lặng và giải thoát. Đó là sự tịnh tâm sâu lắng tới mức có thể chiêm quan được khoảnh khắc hay đúng hơn là sát na vi tế và vi diệu để chứng kiến lúc tia sáng mặt trời đầu tiên của ngày mới đầu tiên của một năm vừa chạm vào đầu chiếc lá đứng yên không lay động. Cái khung cảnh đó là khung cảnh nằm trong trạng thái tâm thức lắng đọng và tịch lặng sâu thẳm.

Năm mới sẽ an lạc khi tâm thức tịch lặng. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi viết những cảm nhận ở đây căn cứ vào những trích đoạn đã phổ biến, không đặt nó vào bối cảnh toàn diện của cuốn tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”, vì cuốn sách chưa ra đời, nhưng cũng có được cái nhìn về thủ pháp bố cục truyện và văn phong của nhà văn Trịnh Y Thư...
Có cách nào để tìm hòa bình cho vùng Trung Đông? Hãy hình dung về một phép thần nào đó, làm cho quân Israel và quân Hamas buông súng, cùng bước tới bắt tay nhau bùi ngùi, nước mắt ràn rụa, cùng nói rằng tất cả chúng ta hãy sống như một trẻ em mới sinh ra, rằng hãy quên hết tất cả những ngày đau đớn cũ, và cùng trải bản đồ ra vẽ lại, sao cho các thế hệ tương lai không bao giờ nghĩ tới chuyện cầm súng giết nhau nữa. Hình như là bất khả. Đúng là có vẻ bất khả, để có thể sống như một trẻ em mới sinh ra đời. Chỉ trừ, vài thiền sư và nhà thơ. Tôi có một giấc mơ. Vua Trần Nhân Tông bay từ đỉnh núi Yên Tử tới vùng Gaza, ngay nơi cửa khẩu đang mịt mù khói súng. Bên ngoài cửa khẩu là hàng ngàn xe tăng Israel đang chờ tiến vào, bên trong là nhiều đường hầm và hố chiến hào nơi chiến binh Hamas thò mắt nhìn ra để chờ trận chiến cuối đời của họ. Ngay nơi cửa khẩu là một giáo sĩ Đạo Do Thái ngồi đối diện, nói chuyện với một giáo sĩ Đạo Hồi, trước khi họ có thể nhìn thấy đồng bào của họ xông vào nhau.
Tiểu thuyết gia, thi sĩ và kịch tác gia người Na Uy Jon Fosse – người ngày càng thấy số lượng độc giả trong thế giới nói tiếng Anh càng tăng vì những cuốn tiểu thuyết viết về những đề tài tuổi già, cái chết, tình yêu và nghệ thuật – đã được trao Giải Nobel Văn Chương hôm Thứ Năm, 5 tháng 10 năm 2023, “vì những vở kịch và văn xuôi đầy sáng tạo giúp tiếng nói cho những điều không thể nói,” theo bản tin của báo The New York Times cho biết hôm 5 tháng 10 năm 2023. Điều này đã làm cho Fosse trở thành người đầu tiên lãnh giải thưởng Nobel Văn Chương viết bằng tiếng Nynorsk. Ông là người Na Uy thứ tư đoạt giải này và là người đầu tiên kể từ Sigrid Undset trúng giải vào năm 1928. Là tác giả đã xuất bản khoảng 40 vở kịch, cũng như tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và nhiều tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng, Fosse đã từ lâu được quý trọng vì ngôn ngữ bao dung, siêu việt và thử nghiệm chính thức của ông.
Kỷ vật, không trừu tượng, là một thứ gì bằng vật chất ghi lại, cưu mang, hoặc ẩn tượng một kỷ niệm nào đó. Loại kỷ niệm có động lực gợi lại những vui buồn, thương tiếc, nhớ nhung; có khả năng làm nhếch một nụ cười hoặc làm mờ khóe mắt. Có những kỷ vật dù đã mất nhưng không quên. Mỗi đời người càng sống lâu, càng có nhiều kỷ vật. Điều này cất vào kho tàng quá khứ, có hay không, nhiều hạnh phúc đã qua mà mùi hương không bao giờ xao lãng.
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.