Hôm nay,  

Kỷ Vật

06/10/202300:00:00(Xem: 1806)

IMG_3625

 

Kỷ vật là vật kỷ niệm. Trong “kỷ niệm”  ky niem ,   chữ kỷ, nghĩa danh từ là đầu mối sợi tơ, sợi chỉ; nghĩa động từ là gỡ sợi dây ra. Niệm, nghĩa là mong nhớ khi nghĩ đến.
  

Kỷ vật, lần theo sợi thời gian tìm đến nhớ thương. 

Kỷ vật, có khi nhẹ nhàng, nhỏ nhặt, mà thắm thiết ngậm ngùi như:

Trong đáy túi chứa đầy danh thiếp cũ

Những tên người tên tỉnh đã xa xưa

Những dòng vội ghi hẹn hò gặp gỡ

Những đường quen không trở lại bao giờ                                        

                          (Kho Tàng, thơ Cao tần.)

Kỷ vật, cũng có khi đau đớn, thảm sầu suốt đời người như:

Kỷ vật đây viên đạn mầu đồng

Cho em làm kỷ niệm sang sông

Đời con gái một lần dang dở …

                  (Kỷ Vật Cho Em, thơ Linh Phượng.)

 

Kỷ vật, không trừu tượng, là một thứ gì bằng vật chất ghi lại, cưu mang, hoặc ẩn tượng một kỷ niệm nào đó. Loại kỷ niệm có động lực gợi lại những vui buồn, thương tiếc, nhớ nhung; có khả năng làm nhếch một nụ cười hoặc làm mờ khóe mắt. Có những kỷ vật dù đã mất nhưng không quên.

Mỗi đời người càng sống lâu, càng có nhiều kỷ vật. Điều này cất vào kho tàng quá khứ, có hay không, nhiều hạnh phúc đã qua mà mùi hương không bao giờ xao lãng. 

Tâm đơn giản hoặc phức tạp là do có nhiều kỷ vật quí giá hay không. Người ta tìm kiếm kỷ vật bằng cách lục lọi lại những đồ vật cũ đã cất giữ đâu đó, hoặc vô tình tìm thấy ở một nơi nào bất ngờ, hoặc quay lui vào trí tưởng.

Có những kỷ vật làm trái tim bật cười. Có những kỷ vật làm hồn tê liệt. Có những kỷ vật làm dĩ vãng mê mang. Có những kỷ vật làm hơi thở nấc lên đứt đoạn.

Kỷ vật không quan trọng lắm đối với tuổi trẻ, nhưng là những gì ám ảnh, nhiều khi sâu đậm, đối với tuổi già.

Mỗi kỷ vật có mỗi không gian, mỗi vị trí, mà sức nặng biến hóa theo thời gian. Có kỷ vật càng ở lâu càng nhẹ. Có kỷ vật nặng thêm theo tuổi đời.



Mỗi kỷ vật là một thứ gì đang chết chợt hồi sinh. Có hơi thở phập phồng trong hồi ức. Dù hiện diện hay thất lạc, sẽ tìm về gặp lại cố nhân.

 

Tất cả người Việt lưu vong, lưu xứ, đều mất rất nhiều kỷ vật của một đời. Không làm sao nhớ hết những gì đã mất. Lúc tuổi già kỷ vật như cánh chim, bất chợt bay ngang hiện tại, chạm vào đám mây trời, làm rơi những cơn mưa.

Thế hệ tiền phong lưu vong nay đã già, hầu hết đã trở lại quê nhà theo nắng phương đông. Những kẻ còn lại lạnh lùng quanh chung cư dưỡng lão. Kỷ vật quạnh hiu trong trí tưởng mập mờ. Thỉnh thoảng vụt ra, buồn vui hay đau đớn? Rồi sao? Dù chậm hay nhanh trang sử sẽ lật qua.

Kỷ vật để lại hóa thân thành phế thải. Lưu lạc bãi bờ, vào tay người Mễ, người da đen. Cũng tốt thôi, kỷ vật thành tặng vật. Ai biết bên trong còn đỏ máu nỗi niềm.

Khi kỷ vật không còn ai thương nhớ, cánh chim năm xưa không còn chạm trời mây. Tiếng hót cũ hoàn thành niềm đau im lặng.

 

Hôm qua, tôi tìm thấy một kỷ vật đã cư trú trong đời hơn 40 năm. Họ xuất hiện từ một tiệm bán đồ vặt bên đường, gặp gỡ chúng tôi trong thời lang thang cùng hoài bão.

Ngày tháng ấy, chúng tôi còn trẻ, nhưng đã thấy được tuổi già không lẻ loi. Mang họ về làm chứng theo thời gian. Tối tăm và thương khó. Suy nghĩ và phiền hà. Ý chí và vất vả. Hy vọng và hy sinh. Mồ hôi và mất ngủ. Rồi họ theo người thấy được bình minh.

Chúng tôi du hành dọn đi xa tỉnh. Cất họ vào thùng. 30 năm sau mới mở ra. Họ không thay đổi mà chúng tôi đã già.

 

Em biết không, khi anh tìm thấy họ. Im lìm chịu đựng qua ngày. Chịu đựng thăng trầm. Chịu nhiều khắc khoải. Nằm trong bóng đen. Những con mối hoài công gặm nhấm theo kiểu đời vô tâm muốn di họa cho người. Đàn gián bò qua đẻ lại mùi hôi theo thói quen người đổ vạ cho nhau. Bầy nhện quấn tơ quanh họ đã phục tùng, không khác gì trời đày cho số phận. Họ im lìm chịu đựng qua ngày.

Sức nặng sức khó đè lên, mặt người phụ nữ nứt nẻ. Lão ông úp mặt chỉ còn nửa vành môi. Không phải chỉ đời người mới chịu nhiều khốn khổ.

Anh đã thức suốt đêm, chà mài sơn dán, để họ bên nhau trở lại bình thường. Quên đi những tháng ngày mệt mỏi. Bắt đầu những niềm vui sót lại. Để họ làm kỷ vật mãi mãi cho chúng ta. Và để chúng ta làm kỷ vật cho họ lúc giã từ.

 

Ngu Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi viết những cảm nhận ở đây căn cứ vào những trích đoạn đã phổ biến, không đặt nó vào bối cảnh toàn diện của cuốn tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”, vì cuốn sách chưa ra đời, nhưng cũng có được cái nhìn về thủ pháp bố cục truyện và văn phong của nhà văn Trịnh Y Thư...
Có cách nào để tìm hòa bình cho vùng Trung Đông? Hãy hình dung về một phép thần nào đó, làm cho quân Israel và quân Hamas buông súng, cùng bước tới bắt tay nhau bùi ngùi, nước mắt ràn rụa, cùng nói rằng tất cả chúng ta hãy sống như một trẻ em mới sinh ra, rằng hãy quên hết tất cả những ngày đau đớn cũ, và cùng trải bản đồ ra vẽ lại, sao cho các thế hệ tương lai không bao giờ nghĩ tới chuyện cầm súng giết nhau nữa. Hình như là bất khả. Đúng là có vẻ bất khả, để có thể sống như một trẻ em mới sinh ra đời. Chỉ trừ, vài thiền sư và nhà thơ. Tôi có một giấc mơ. Vua Trần Nhân Tông bay từ đỉnh núi Yên Tử tới vùng Gaza, ngay nơi cửa khẩu đang mịt mù khói súng. Bên ngoài cửa khẩu là hàng ngàn xe tăng Israel đang chờ tiến vào, bên trong là nhiều đường hầm và hố chiến hào nơi chiến binh Hamas thò mắt nhìn ra để chờ trận chiến cuối đời của họ. Ngay nơi cửa khẩu là một giáo sĩ Đạo Do Thái ngồi đối diện, nói chuyện với một giáo sĩ Đạo Hồi, trước khi họ có thể nhìn thấy đồng bào của họ xông vào nhau.
Tiểu thuyết gia, thi sĩ và kịch tác gia người Na Uy Jon Fosse – người ngày càng thấy số lượng độc giả trong thế giới nói tiếng Anh càng tăng vì những cuốn tiểu thuyết viết về những đề tài tuổi già, cái chết, tình yêu và nghệ thuật – đã được trao Giải Nobel Văn Chương hôm Thứ Năm, 5 tháng 10 năm 2023, “vì những vở kịch và văn xuôi đầy sáng tạo giúp tiếng nói cho những điều không thể nói,” theo bản tin của báo The New York Times cho biết hôm 5 tháng 10 năm 2023. Điều này đã làm cho Fosse trở thành người đầu tiên lãnh giải thưởng Nobel Văn Chương viết bằng tiếng Nynorsk. Ông là người Na Uy thứ tư đoạt giải này và là người đầu tiên kể từ Sigrid Undset trúng giải vào năm 1928. Là tác giả đã xuất bản khoảng 40 vở kịch, cũng như tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và nhiều tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng, Fosse đã từ lâu được quý trọng vì ngôn ngữ bao dung, siêu việt và thử nghiệm chính thức của ông.
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...
Tiểu thuyết, theo Kundera, thể hiện trong mình “tinh thần của phức tạp”, “hiền minh của hoài nghi”, nó không đi tìm các câu trả lời mà đặt ra các câu hỏi, nó nghiên cứu “không phải hiện thực mà hiện sinh”, nghiên cứu chính ngay bản chất sự tồn tại của con người...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.