Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Kỷ Vật

06/10/202300:00:00(Xem: 2964)

IMG_3625

 

Kỷ vật là vật kỷ niệm. Trong “kỷ niệm”  ky niem ,   chữ kỷ, nghĩa danh từ là đầu mối sợi tơ, sợi chỉ; nghĩa động từ là gỡ sợi dây ra. Niệm, nghĩa là mong nhớ khi nghĩ đến.
  

Kỷ vật, lần theo sợi thời gian tìm đến nhớ thương. 

Kỷ vật, có khi nhẹ nhàng, nhỏ nhặt, mà thắm thiết ngậm ngùi như:

Trong đáy túi chứa đầy danh thiếp cũ

Những tên người tên tỉnh đã xa xưa

Những dòng vội ghi hẹn hò gặp gỡ

Những đường quen không trở lại bao giờ                                        

                          (Kho Tàng, thơ Cao tần.)

Kỷ vật, cũng có khi đau đớn, thảm sầu suốt đời người như:

Kỷ vật đây viên đạn mầu đồng

Cho em làm kỷ niệm sang sông

Đời con gái một lần dang dở …

                  (Kỷ Vật Cho Em, thơ Linh Phượng.)

 

Kỷ vật, không trừu tượng, là một thứ gì bằng vật chất ghi lại, cưu mang, hoặc ẩn tượng một kỷ niệm nào đó. Loại kỷ niệm có động lực gợi lại những vui buồn, thương tiếc, nhớ nhung; có khả năng làm nhếch một nụ cười hoặc làm mờ khóe mắt. Có những kỷ vật dù đã mất nhưng không quên.

Mỗi đời người càng sống lâu, càng có nhiều kỷ vật. Điều này cất vào kho tàng quá khứ, có hay không, nhiều hạnh phúc đã qua mà mùi hương không bao giờ xao lãng. 

Tâm đơn giản hoặc phức tạp là do có nhiều kỷ vật quí giá hay không. Người ta tìm kiếm kỷ vật bằng cách lục lọi lại những đồ vật cũ đã cất giữ đâu đó, hoặc vô tình tìm thấy ở một nơi nào bất ngờ, hoặc quay lui vào trí tưởng.

Có những kỷ vật làm trái tim bật cười. Có những kỷ vật làm hồn tê liệt. Có những kỷ vật làm dĩ vãng mê mang. Có những kỷ vật làm hơi thở nấc lên đứt đoạn.

Kỷ vật không quan trọng lắm đối với tuổi trẻ, nhưng là những gì ám ảnh, nhiều khi sâu đậm, đối với tuổi già.

Mỗi kỷ vật có mỗi không gian, mỗi vị trí, mà sức nặng biến hóa theo thời gian. Có kỷ vật càng ở lâu càng nhẹ. Có kỷ vật nặng thêm theo tuổi đời.



Mỗi kỷ vật là một thứ gì đang chết chợt hồi sinh. Có hơi thở phập phồng trong hồi ức. Dù hiện diện hay thất lạc, sẽ tìm về gặp lại cố nhân.

 

Tất cả người Việt lưu vong, lưu xứ, đều mất rất nhiều kỷ vật của một đời. Không làm sao nhớ hết những gì đã mất. Lúc tuổi già kỷ vật như cánh chim, bất chợt bay ngang hiện tại, chạm vào đám mây trời, làm rơi những cơn mưa.

Thế hệ tiền phong lưu vong nay đã già, hầu hết đã trở lại quê nhà theo nắng phương đông. Những kẻ còn lại lạnh lùng quanh chung cư dưỡng lão. Kỷ vật quạnh hiu trong trí tưởng mập mờ. Thỉnh thoảng vụt ra, buồn vui hay đau đớn? Rồi sao? Dù chậm hay nhanh trang sử sẽ lật qua.

Kỷ vật để lại hóa thân thành phế thải. Lưu lạc bãi bờ, vào tay người Mễ, người da đen. Cũng tốt thôi, kỷ vật thành tặng vật. Ai biết bên trong còn đỏ máu nỗi niềm.

Khi kỷ vật không còn ai thương nhớ, cánh chim năm xưa không còn chạm trời mây. Tiếng hót cũ hoàn thành niềm đau im lặng.

 

Hôm qua, tôi tìm thấy một kỷ vật đã cư trú trong đời hơn 40 năm. Họ xuất hiện từ một tiệm bán đồ vặt bên đường, gặp gỡ chúng tôi trong thời lang thang cùng hoài bão.

Ngày tháng ấy, chúng tôi còn trẻ, nhưng đã thấy được tuổi già không lẻ loi. Mang họ về làm chứng theo thời gian. Tối tăm và thương khó. Suy nghĩ và phiền hà. Ý chí và vất vả. Hy vọng và hy sinh. Mồ hôi và mất ngủ. Rồi họ theo người thấy được bình minh.

Chúng tôi du hành dọn đi xa tỉnh. Cất họ vào thùng. 30 năm sau mới mở ra. Họ không thay đổi mà chúng tôi đã già.

 

Em biết không, khi anh tìm thấy họ. Im lìm chịu đựng qua ngày. Chịu đựng thăng trầm. Chịu nhiều khắc khoải. Nằm trong bóng đen. Những con mối hoài công gặm nhấm theo kiểu đời vô tâm muốn di họa cho người. Đàn gián bò qua đẻ lại mùi hôi theo thói quen người đổ vạ cho nhau. Bầy nhện quấn tơ quanh họ đã phục tùng, không khác gì trời đày cho số phận. Họ im lìm chịu đựng qua ngày.

Sức nặng sức khó đè lên, mặt người phụ nữ nứt nẻ. Lão ông úp mặt chỉ còn nửa vành môi. Không phải chỉ đời người mới chịu nhiều khốn khổ.

Anh đã thức suốt đêm, chà mài sơn dán, để họ bên nhau trở lại bình thường. Quên đi những tháng ngày mệt mỏi. Bắt đầu những niềm vui sót lại. Để họ làm kỷ vật mãi mãi cho chúng ta. Và để chúng ta làm kỷ vật cho họ lúc giã từ.

 

Ngu Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lần đầu tiên xảy ra vào mùa đông sau khi cô tròn mười sáu tuổi. Ngôn ngữ đã châm chích và giam cầm cô như quần áo làm từ hàng ngàn cây kim đột nhiên biến mất. Những từ ngữ vẫn đến được tai, nhưng giờ đây một lớp không khí dày đặc đệm khoảng không giữa ốc tai và não. Bị bao bọc trong im lặng mù sương, những ký ức về chiếc lưỡi và đôi môi đã từng sử dụng phát âm, về bàn tay đã nắm chặt cây bút chì, trở nên xa vời. Cô không còn suy nghĩ bằng ngôn ngữ nữa. Di chuyển, không cần ngôn ngữ và hiểu, không cần ngôn ngữ, như cô đã từng làm trước khi học nói - không, trước khi có được sự sống. Im lặng, hấp thụ dòng chảy thời gian như những quả bóng bông, bao bọc cơ thể cả bên ngoài lẫn bên trong.
Băng hình này thực hiện để cúng dường Tam Bảo. Nội dung dựa trên nhiều bản dịch khác nhau của Thầy Thích Minh Châu, Daw Mya Tin, Weragoda Sarada Thero, và nhiều Thầy trên Sutta Central và Access to Insight.
Giải Nobel Văn học năm 2024 đã được trao cho Han Kang, một tác giả người Nam Hàn, vì "văn xuôi thơ mãnh liệt đối mặt với những chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người". Han Kang sinh ra tại Gwangju, Nam Hàn, cô chuyển đến Seoul khi mới mười tuổi. Cô học văn học tại Đại học Yonsei. Các tác phẩm của cô đã giành được Giải thưởng Văn học Yi Sang, Giải thưởng Nghệ sĩ trẻ ngày nay và Giải thưởng Tiểu thuyết Văn học Nam Hàn. The Vegetarian (Người Ăn Chay), tiểu thuyết đầu tiên của cô được dịch sang tiếng Anh, Portobello Books xuất bản năm 2015 và giành Giải thưởng Man Booker Quốc tế năm 2016. Cô sống tại Seoul. “Trái Cây Của Vợ Tôi”, Han Kang viết câu chuyện này vào năm 1997, cũng là tiền thân trực tiếp cho cuốn tiểu thuyết The Vegetarian năm 2007 – trong cả hai tác phẩm, một cặp vợ chồng ở độ tuổi đầu ba mươi thấy cuộc sống vốn bình lặng bị xáo trộn khi người vợ biến dạng thân thể.
Nhà văn nữ Han Kang người Nam Hàn đã đoạt giải Nobel Văn học 2024 nhờ “phong cách văn chương không chỉ đậm chất thơ mà còn sâu sắc, ý nghĩa, phản ánh những chấn thương lịch sử và thân phận mong manh của cuộc sống con người.” Ở tuổi 53, bà trở thành nữ nhà văn Nam Hàn đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học, đồng thời là nữ nhà văn thứ 18 trong tổng số 121 nhà văn đoạt giải thưởng danh giá này cho đến nay. Bên cạnh sự nghiệp văn chương, Han Kang còn là một nhạc sĩ và có niềm đam mê với nghệ thuật thị giác (visual art).
Ba cuốn sách: Tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”; Tập truyện “Người Đàn Bà Khác”, và Tạp chí Ngôn Ngữ ấn bản đặc biệt Trịnh Y Thư, đã được ra mắt lần đầu tiên tại Coffee Factory, Westminster, Nam California vào lúc 4 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 12 tháng 10 năm 2024, với sự tham dự của nhiều văn nghệ sĩ, các bằng hữu xa gần, các cơ quan truyền thông báo chí, và thân hữu của nhà văn Trịnh Y Thư. Mặc dù một buổi chiều Thứ Bảy với nhiều tổ chức sinh hoạt của các hội đoàn đoàn thể, các nhạc hội vận động tranh cử của các ứng cử viện gốc Việt đã tổ chức cùng một lúc, thế mà số người đến tham dự hơn 150 thân hữu và quan khách đã ngồi chật bên trong quán café, có lẽ vì Trịnh Y Thư là người đã sống và lăn lộn với nền văn học hải ngoại hơn mấy chục năm nay, cũng có lẽ vì Ông là một người bạn chân tình luôn hết lòng với bạn văn nghệ và được mọi người hết mực yêu mến.
Thế kỷ 19 có một sự cộng tác đặc biệt của một số người Minh Hương ở Chợ Lớn và các nhà khắc ván ở vùng Phật Trấn (Quảng Đông, Trung Quốc) để thực hiện khắc ván, in và phát hành sâu rộng những tác phẩm Việt Nam viết bằng chữ Nôm.
Lily, cô gái con người quản gia, thực sự không giây phút nào được nghỉ chân. Cô vừa mới đưa một quý ông vào gian phòng nhỏ phía sau văn phòng ở tầng trệt và giúp ông cởi áo khoác ngoài thì tiếng chuông cửa rè rè lại vang lên và cô lại phải tất tả bước dọc theo hành lang trống trải để đón một vị khách khác vào.
Nhân câu hỏi ông Đặng Minh Phương nêu ra, xin được đóng góp chút ý kiến khiêm nhượng vào chuyện này. Để giúp các bạn trẻ từ trước chưa có hoàn cảnh biết nhiều về mấy câu thơ trên, tôi xin được tóm lược câu chuyện từ đầu.
Chủ đề chính kết nối các truyện ngắn trong tuyển tập Beyond Borders (Vượt Qua Những Biên Giới) (nxb Da Màu Press) là khái niệm phức tạp và đa diện về biên giới. Như tựa của tuyển tập, mỗi câu chuyện hứa hẹn một khám phá đặc thù về khái niệm này. Biên giới là gì? Liệu đó có phải là một ranh giới hữu hình, như một hàng rào hay trạm kiểm soát phân chia các không gian địa lý và chủng tộc? Hay thuật ngữ này cũng đã khai triển/mở rộng để bao hàm những ranh giới hầu như vô hình và vô thức, như các cấu trúc ngôn ngữ, xã hội và văn hóa đã định hình bản sắc và mọi liên hệ cá nhân và tập thể? Có lẽ trong thế giới ngày càng kết nối chặt chẽ của chúng ta, biên giới hiện diện khắp nơi, cả hiển nhiên lẫn tiềm ẩn.
Từ khi du học ở Pháp vào đầu thập niên 1950’, trở về Việt Nam làm việc cho hãng Shell rồi sang Pháp làm việc cho đến khi về hưu và định cư cho đến nay… cả cuộc đời nhà văn Tiểu Tử gắn bó với tiếng Pháp nhưng khi cầm bút nơi xứ người với văn phong đặc biệt “miền Nam”, giản dị, ngắn gọn, chân chất, dí dỏm từ giọng văn và các mẩu đối thoại. Về tiểu sử cũng ngắn gọn: Tiểu Tử tên thật là Võ Hoài Nam, sinh năm 1930 tại Gò Dầu Tây Ninh. Ông là con trai duy nhứt của nhà giáo Võ Thành Cứ, giáo sư trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn. Tốt nghiệp Kỹ sư, Marseille năm 1955. Dạy lý hoá trung học ở ngôi trường nầy niên khóa 1955-1956. Tháng 10/1956 làm việc cho hãng dầu Shell Việt Nam từ năm tháng 10 1956 đến 30/4/1975. Trong 3 năm (1975-1978) được trưng dụng làm việc cho hãng nầy. Trong thời gian đó, vượt biên 3 lần nhưng thất bại. Vượt biên cuối năm 1978. Định cư ở Pháp từ đầu năm 1979. Làm việc cho hãng đường mía của Côte d’ Ivoire (Phi Châu) 1979-1982. Làm việc cho hãn
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.