Hôm nay,  

Ni Trưởng Thích Nữ Nguyên Thanh Giới Thiệu Tác Phẩm "Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp Tại Hoa Kỳ" của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương

17/11/202016:21:00(Xem: 2248)

Bia Ni gioi hoang phap tai Hoa Ky - TN Gioi Huong

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
 

Nam Mô Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di Mẫu  

Kính bạch chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, quý Ni trưởng, Ni sư cùng chư Đại  đức Tăng Ni, 

Kính thưa quý Thiện nam, Tín nữ xa gần, 

Thật là vinh dự cho chúng con/ chúng tôi hôm nay được viết những dòng giới thiệu này  cho tuyển tập “Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ” (Sharing the Dharma - Vietnamese  Buddhist Nuns in the United States) do Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Chùa Hương Sen, đứng  ra biên soạn và xuất bản.  

Tập sách gồm có 70 bài viết, xoay quanh 2 chủ đề tiêu biểu: 

(i) Sự Phát Triển của Ni Giới Thời Hiện Đại (28 bài) 

(ii) Công Hạnh Hoằng Pháp của Chư Ni Việt Nam Tại Hoa Kỳ (42 bài).  

Điểm đặc biệt của hai phần tuyển tập là giới thiệu quá trình các chùa Ni được thành lập  và phát triển, tiểu sử ngắn của Chư Tôn Đức Ni Trụ Trì cũng như những thử thách, trải nghiệm  và hoằng pháp của Chư Ni như thế nào tại đất nước hải ngoại với văn hóa và ngôn ngữ khác  Việt Nam. Chính những hành hoạt và thực tiễn này đã làm cho các bài viết chân thực trong việc  mô tả và xây dựng hình ảnh Ni giới tại Hoa Kỳ.  

Ni giới Việt Nam có một lịch sử truyền thừa lâu dài và đó là sự truyền thừa mang tính  chính thống. Phật giáo Đại Thừa và tinh thần Bồ Tát đạo cũng thấm nhuần trong mỗi vị Ni trong  bước chân hoằng hóa. Trong thế kỷ XX, Ni giới Việt Nam bước đầu ghi dấu sự dấn thân phụng  sự của các bậc Trưởng Lão Ni như Ni Trưởng Diệu Không, Ni Trưởng Như Thanh, Ni Trưởng  Hải Triều Âm, Ni Trưởng Trí Hải, Ni Trưởng Tâm Hoa v.v... trong sự nghiệp giáo dục, gầy dựng  đạo tràng, tiếp Ni độ chúng, từ thiện xã hội. 

Từ những năm 1950, một số chư Ni đã được cử sang du học ở Nhật Bản, Tích Lan và  các nước Tây Phương. Đến sau năm 1975, hình bóng chư Ni Việt Nam xuất hiện nhiều hơn ở  hải ngoại, đặc biệt là Hoa Kỳ theo nhiều hình thức định cư khác nhau. Kể từ đó, Ni chúng tiếp  tục lớn mạnh ở Hoa Kỳ về cả số lượng lẫn khả năng hoằng dương giáo Pháp của đức Phật. Bởi  lẽ chư Ni đến sau vốn được sự bảo bọc và nâng đỡ từ các vị Trưởng lão Ni tiền bối đến Mỹ  trước, và được sinh hoạt trong các cơ sở tự viện tương đối ổn định và khang trang. Do đó, chư  Ni hậu thế có nhiều thời gian và cơ hội cho việc học tập Anh ngữ và các chương trình thế học  lẫn Phật học ở các trường đại học, cao đẳng... của Hoa Kỳ. Nhờ cơ hội học tập đó, chư Ni tiếp  xúc được nhiều hơn với các cộng đồng và sắc dân khác nhau ở nước sở tại. Đồng thời với hình  tướng đầu tròn áo vuông của các Tỳ Kheo Ni, chư Ni cũng đã gián tiếp giới thiệu Phật giáo Việt  Nam đến các cộng đồng tôn giáo bạn, cho nên đa phần chư Ni đã thành công trong việc chuyển  tải được thông điệp Phật giáo Việt Nam tại xứ người. 

Tập sách “Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ” (Sharing the Dharma - Vietnamese  Buddhist Nuns in the United States of America) được viết song ngữ (Anh-Việt) và có thể cần  nhiều hoàn thiện hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, đây là một bước đầu tiên phong và là sự  đóng góp tích cực cho một bức tranh sinh động của Ni giới Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tập sách 9 tái hiện được lịch sử truyền thừa và tiếp nối mạng mạch Phật Pháp của hàng nữ lưu trong kỷ  nguyên mới- kỷ nguyên của thế kỷ XX-XXI hiện đại và dấn thân. 

Một lần nữa chúng con/ chúng tôi trân trọng giới thiệu tập sách đến chư Tôn Đức Tăng  Ni và chư vị thiện hữu tri thức xa gần. Hy vọng, nhận được sự ưu ái góp ý của Chư Tôn Thiền  Đức Tăng Ni và quý Phật tử để sách được tái bản và bổ sung đầy đủ hoàn thiện hơn, cũng như  có thể xem đây là tập 1, để hy vọng trong tương lai tập 2 và nhiều tập nữa được ra mắt, khi danh  sách chùa Ni và Chư Ni ngày càng có nhiều cống hiến cụ thể. 

Thay mặt cho chư vị Tôn túc Trưởng lão Ni tại Hoa Kỳ, chúng tôi chân thành tán thán  công đức của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương trong việc biên soạn, kết tập tuyển tập này bằng cả  hai ngôn ngữ Anh - Việt. Đồng thời cũng tri ân đến tất cả Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và quý  nhân sĩ nhà văn đã đóng góp các bài viết, ngõ hầu làm sáng tỏ công hạnh và chí hướng của hàng  Ni giới Việt Nam tại xứ sở Hoa Kỳ trong thời hiện đại. 

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát tác đại chứng minh. 

Chùa An Lạc, San Jose, ngày 21 tháng 05 năm 2020 

Cẩn bút, 

Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Nguyên Thanh 

 

Mời xem tòan sách Ni giới:
http://www.huongsentemple.com/index.php/vn/kinh-sach/sa-ch-ni-gia-i-via-t-nam-hoa-ng-pha-p-ta-i-hoa-ka

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập thơ nhan đề “A Thousand Times You Lose Your Treasure” (Một Ngàn Lần Bạn Đã Đánh Mất Bảo Vật Của Mình) của nhà thơ Hoa Nguyen đã được vào danh sách chung kết dài (longlist finalists) về thơ cho giải thưởng 2021 National Book Awards, theo bản tin hôm 24 tháng 9 năm 2021 của Business Insider. Hội bất vụ lợi National Book Foundation mỗi năm đều trao giải thưởng cho các sách mới ấn hành. Ban giám khảo được đề cử từ những người trúng giải trong quá khứ và nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng khác.
Chiều mưa công viên. Hẹn hò đời nhau, duyên nào níu gọi, ai biết. Mưa rơi tầm tã không thấy bóng xe qua. Dưới cây run lạnh, ướt đẫm những hồn lưu lạc. Tuổi trẻ tay trắng, chỉ có tình yêu là nơi gửi trọn tâm chí cuồng nhiệt, đắm say.
Khi một nhà hiền triết lánh đời để sống ẩn dật trong rừng sâu, một lãnh tụ xuất chúng hy sinh quên mình để cải hội, một nhà thơ miệt mài làm thơ để ca tụng vẻ đẹp của cuộc đời, hay một Thiền sư tịch cốc để đối mặt với khoảng vắng lặng mênh mông, tất cả những việc làm đó của họ, không ngoài mục đích nào khác hơn là phá cho được một con đường đề tự cứu mình và từ đó, giải phóng luôn những thống khổ muôn đời của kiếp người. Thu phong nhọ phất thiềm nha, Sơn vũ tiêu nhiên chầm lục la. Dĩ hỹ thành Thiền tâm nhất phiến, Cùng thanh tức tức vị thùy đa. (Sơn vũ) (Gió thu khuya khoắt thoảng hiên ngoài, Quạch quê nhà non lấp ruổi gai. Thôi đã theo Thiền lòng lặng tắt, Nỉ non tiếng dễ vẫn vì ai?) (13) (Huệ Chi dịch)
Cuốn On Earth We’re Briefly Gorgeous được viết dưới dạng một bức thư từ một người con trai có tên gọi Chó Con, gửi cho người mẹ mù chữ. Với nỗ lực giải thích cho Mẹ hiểu về bản thân mình, Chó Con đã bộc lộ hết tính cách, bản sắc riêng của mình – như những kết cấu từ bạo lực gia đình và xã hội. “Một thoáng rực rỡ” là những chuyến trở về thời thơ ấu đầy dãy những chấn thương từ chiến tranh trong gia đình ba thế hệ, những cơn nghiệp ngập, tình cảm tuổi mới lớn, tìm hiểu và nhận diện bản sắc, giới tính, tình cảm và xung đột gia đình, để rồi cuối cùng, chịu đựng một sự mất mát to lớn. Rất nhiều bài viết giới thiệu cuốn sách này đã được đăng tải trên các tờ báo và trang mạng Mỹ, Việt khắp nơi, nhưng độc giả người Việt vẫn chưa có được bản dịch tiếng Việt, hy vọng sẽ ra đời một ngày không xa.
Thi sĩ người Anh Thomas Ernest Hulme (1883-1917) đã viết về đêm trăng mùa thu như thế trong bài thơ “Autumn” [Mùa Thu] của ông được viết vào năm 1908. Bài thơ có cái nét nên thơ của một đêm trăng tròn mùa thu nơi miền quê thanh bình ở Việt Nam. Nước Mỹ đã chính thức bước vào mùa thu ngày 22 tháng 9, với đêm đã bắt đầu dài thêm và bầu trời vào ban đêm và sáng sớm lành lạnh. Ở Miền Nam California dường như hiếm thấy cảnh lá vàng rực rỡ vào mùa thu nhưng ở những tiểu bang cao hơn về phía bắc thì mùa thu đã bắt đầu vẽ những bức tranh màu vàng màu đỏ tuyệt đẹp. Mùa thu có lẽ là mùa thơ mộng nhất của năm.Mùa thu còn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thơ và nhà văn. Trong văn học nước Mỹ có nhà văn Louis Bromfield đã viết cuốn tiểu thuyết “Early Autumn” [Chớm Thu] vào năm 1926 và nhờ cuốn sách này mà ông đã đoạt Giải Pulitzer Prize vào năm 1927. Nhân đầu thu xin đọc cuốn “Chớm Thu” của Bromfield. Nhưng Bromfield là ai?
Thử bút, không phải tùy bút, không phải tản mạn, không phải tạp văn… Nó ùa ra, nó túa ra, có lúc tòe loe, có khi hụt hẫng, những cảm hứng, những ngẫu hứng, những xúc động bất chợt, như không kềm chế được… Bạn tôi, Lữ Kiều Thân Trọng Minh, con mắt thầy thuốc đắn đo, cái hồn thi sĩ mang mang, trái tim hiền triết đông phương. Tuổi đôi mươi tự vấn văn chương, số phận, ý nghĩa đời người… Rồi “xuôi dòng” với bao bờ bến lạ. -- Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc
Chủ nhật, 27 tháng 5, gia đình chúng tôi cùng bốn người bạn đến chùa Hương Sen. Đến và biết, và là lần đầu đảnh lễ Ni sư Thích Nữ Giới Hương. Khi lễ Phật Đản kết thúc là “thủ tục” chúc mừng Sinh Nhật Ni sư Thích Nữ Giới Hương do Phật tử Chùa Hương Sen tổ chức. Đơn giản, nhẹ nhàng, nhanh gọn mà sao chúng tôi cảm nhận được sự ân cần, ấm áp của nghĩa tình Thầy-Trò trong kỷ niệm đáng nhớ này.
Trí tuệ và từ bi có phải chỉ riêng nhân loại mới có? Hay là, loài vật cũng có trí tuệ và từ bi, nhưng ở mức sơ khai hơn? Cuộc nghiên cứu mới đây về heo rừng cho thấy những bất ngờ về mức độ cao của không ngoan và tình thương nơi một trường hợp khảo sát. Cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học tại Czech University of Life Sciences Prague cho thấy lần đầu tiên ghi lại đầy đủ hình ảnh về trường hợp được ghi lại trên báo Business Insider hôm 5/9/2021 qua bản tin nhan đề “A family of wild boars organized a cage breakout of 2 piglets, demonstrating high levels of intelligence and empathy” (Một gia đình heo rừng tổ chức phá cũi, cứu 2 heo con, cho thấy mức độ cao của trí tuệ và thương xót). (1) Các hình ảnh ghi lại cho thấy một heo rừng cái đã giúp 2 con heo nhỏ thoát ra khỏi 1 chuồng bẫy. Con heo rừng cái, dựa theo kích thước và tính phái nên được suy đoán là heo mẹ, đã tìm các chiến thuật để đẩy bật các thanh gỗ chốt đang chặn cửa chuồng bẫy.
Lời thơ mộc mạc, giản dị, ngôn từ mang âm hưởng của người dân quê miền Tây Nam Bộ, để diễn tả cảm xúc, tư duy gắn kết với con người, với sinh hoạt xã hội và thiên nhiên, để phát huy cái hay, cái đẹp truyền thống của Việt Nam. Ý thơ mang tính xây dựng, thể hiện gương mẫu đạo đức qua những bài học làm người. Người tốt, theo quan niệm “Trung, hiếu, tiết, nghĩa” của người xưa.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.