Hôm nay,  

Ngày Lễ Tạ Ơn Nghĩ Đến Những Người Di Dân Tới Mỹ 400 Năm Trước

20/11/202000:00:00(Xem: 3009)
NGAY LE TA ON NGHI DEN NHUNG DI DAN 01

“Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên tại Plymouth” của Họa Sĩ Jennie A. Brownscombe vẽ vào năm 1914. (www.en.wikipedia.org)


Ngày 21 tháng 11 năm 1620 hơn 130 di dân từ Anh Quốc đã vượt Đại Tây Dương đến Tân Thế Giới bằng chiếc thuyền Mayflower. Từ ngày đó đến nay, năm 2020, đã 400 năm.

Trước đó, vào năm 1607, những người thực dân Anh cũng đã đến Tân Thế Giới và thành lập thuộc địa tại thành phố cổ Jamestown thuộc tiểu bang Virginia ngày nay.

Đó là chưa kể đến làn sóng di dân trước đó khoảng 30,000 năm, khi những người ở cực đông bắc Châu Á đi bằng đường bộ qua ngả Alaska -- lúc đó hai đại lục Mỹ Châu và Á Châu vẫn chưa tách rời nhau vì nước biển cạn -- để rồi tràn xuống phía nam hình thành các cộng đồng người bản xứ, mà khi Columbus lần đầu tiên gặp họ ở Tân Thế Giới cứ tưởng là mình đã đến lục địa Nam và Đông Nam Á (Indies) nên gọi họ là người Indian.

Vì vậy, nước Mỹ là vùng đất di dân. Không có di dân thì không có nước Mỹ. Chính di dân đã tạo ra nước Mỹ và nền văn hóa Mỹ.

Nhưng ngày Lễ Tạ Ơn [Thanksgiving] có liên quan mật thiết đến những người di dân Anh đến Plymouth của Massachusetts bằng chiếc thuyền Mayflower.
 
Chiếc thuyền Mayflower
 
Mayflower là chiếc thuyền Anh đã chở một nhóm các gia đình người Anh được biết sau này như là những Người Hành Hương (Pilgrims) từ Anh đến Tân Thế Giới vào năm 1620. Sau 10 tuần lễ lênh đênh trên Đại Tây Dương, chiếc thuyền Mayflower, với 102 hành khách và 30 thủy thủ đoàn, đã đến Mỹ, thả neo tại Mũi Cape Cod, thuộc Massachusetts ngày nay, vào ngày 21 tháng 11 năm 1620, theo www.en.wikipedia.org.

Khác với những người cùng thời, các tín đồ Thanh Giáo – là những người tìm cách cải tổ và làm trong sạch Anh Giáo – những Người Hành Hương đã tự tách khỏi Anh Giáo bởi vì họ tin rằng nó vượt khỏi sự chuộc lỗi đối với Công Giáo La Mã trong quá khứ và sự kiên trì cải tổ của giáo hội, mà đã buộc họ phải cầu nguyện riêng tư. Bắt đầu năm 1608, một số gia đình người Anh đã rời Anh đến Hòa Lan, nơi họ có thể cầu nguyện tự do. Vào năm 1620, cộng đồng này đã quyết định vượt biển Đại Tây Dương để tới Mỹ, mà họ xem là “Vùng Đất Hứa Mới,” nơi họ đã thiết lập Thuộc Địa Plymouth, theo Caleb H. Johnson trong tác phẩm “The Mayflower and Her Passengers.”

Những người Hành Hương lúc đầu hy vọng sẽ tới Mỹ vào đầu tháng 10 sử dụng 2 chiếc thuyền, nhưng sự trễ nãi và phức tạp làm cho họ chỉ dùng một chiếc là chiếc Mayflower. Đến Mỹ vào tháng 11, họ phải tự sinh tồn một cách không được chuẩn bị qua mùa đông khắc nghiệt. Kết quả, chỉ một nửa những người Hành Hương ban đầu sống sót qua mùa đông đầu tiên tại Plymouth. Không có sự giúp đỡ của những người bản xứ Da Đỏ để dạy họ cách kiếm thực phẩm và các năng khiếu sinh tồn khác, thì tất cả những người thuộc địa này có để đã chết hết. Năm kế tiếp, họ ăn mừng thu hoạch mùa màng đầu tiên tại thuộc địa cùng với người Da Đỏ, mà đã trở thành Ngày Tạ Ơn đầu tiên, theo Allen Weinstein và David Rubel trong tác phẩm “The Story of America.”

Trước khi xuống thuyền Mayflower, những người Hành Hương đã viết và ký Thỏa Thuận Mayflower, đồng ý rằng thành lập một chính quyền thô sơ, mà trong đó mỗi thành viên phải đóng góp cho sự an toàn và phúc lợi của thuộc địa đã được dự định. Là một trong những chiếc thuyền thuộc địa sớm nhất, chiếc Mayflower đã trở thành hình tượng trong lịch sử Hoa Kỳ.
 
Động lực ra đi
 
Cộng đồng 400 tín đồ Tin Lành Anh Quốc sống lưu vong tại thành phố Leiden ở Hòa Lan, đã không thỏa mãn với sự thất bại của Anh Giáo để cải tổ điều mà họ cảm thấy là thái quá và lạm quyền. Nhưng thay vì làm việc để thay đổi tại Anh, họ chọn sống như những Người Ly Khai tại Hòa Lan bao dung tôn giáo vào năm 1608. Là những Người Ly Khai, họ được xem là những người cấp tiến bất hợp pháp bởi quê hương Anh Quốc của họ, theo Nathaniel Philbrick trong tác phẩm  “Mayflower: A Story of Courage, Community, and War.”

Chính quyền thành phố Leiden đã được công nhận đối với việc chu cấp tài trợ cho các giáo hội cải tổ, dù là Anh Quốc, Pháp hay Đức, mà đã làm cho nơi này trở thành nơi tìm đến đối với giới trí thức Phản Thệ Giáo. Nhiều người ly khai là thành viên lậu của nhà thờ tại Nottinghamshire England, bí mật thực hành hình thức Thanh Giáo của Tin Lành. Khi họ đã biết rằng chính quyền đã biết về cộng đồng của họ, các thành viên nhà thờ đã bỏ trốn trong đêm với ít quần áo mà họ đang mặc, và đã lén lút đi đến Hòa Lan.

Tuy nhiên, cuộc sống tại Hòa Lan đã trở nên ngày càng khó khăn cho cộng đồng. Họ bị buộc phải làm những công việc nặng nhọc và khó khăn, như giặt len, dẩn tới nhiều vấn đề về sức khỏe. Hơn nữa, một thành viên của những nhà thần học hàng đầu quốc gia đã bắt đầu tham gia vào các cuộc tranh luận công khai dẫn tới bất ổn dân sự, gieo rắc nỗi sợ hãi rằng Tây Ban Nha có thể sẽ bao vây dân Hòa Lan, như họ đã làm mấy năm trước. Vua James I của Anh do vậy đã hình thành liên minh với Hòa Lan để chống Tây Ban Nha, với điều kiện loại ra ngoài vòng pháp luật các giáo hội Anh độc lập tại Hòa Lan. Vì vậy đã tạo ra các yếu tố động cơ của những người ly khai để vượt biển đến Tân Thế Giới, với lợi lạc là ra khỏi tầm với của Vua Janes và các giám mục của ông.

Ước muốn đi đến Mỹ của họ được xem là táo bạo và nguy hiểm, trong khi các nỗ lực trước đó để định cư tại Bắc Mỹ đã thất bại. Thành phố Jametown ở tiểu bang Virginia ngày nay, được tạo dựng vào năm 1607, đã chứng kiến hầu hết những người tới định cư đều chết trong vòng một năm đầu. 440 trong số 500 người mới đến đã chết vì đói trong 6 tháng đầu của mùa đông, Các nhà ly khai Thanh Giáo cũng biết về mối đe dọa tấn công thường xuyên của những người bản xứ Da Đỏ. Nhưng bất kể tất cả những bàn tán chống lại việc ra đi tới tân thế giới, niềm tin của họ là Thượng Đế muốn họ giữ vững lập trường.
 
Hành trình gian nan
 
Sau khi quyết định rời khỏi Hòa Lan, họ lập kế hoạch vượt Đại Tây Dương bằng việc dùng 2 chiếc thuyến được mua. Một chiếc nhỏ có tên Speedwell trước hết chở họ từ Leiden tới Anh. Rồi chiếc lớn hơn Mayflower sẽ được sử dụng để chở hầu hết các hành khách và lương thực chuẩn bị cho hành trình còn lại, theo Kevin Jackson trong tác phẩm “Mayflower: The Voyage from Hell” [Mayflower: Cuộc Hành Trình Từ Địa Ngục].

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người Ly Khai đểu có thể ra đi. Nhiều người đã không có đủ thời gian để sắp xếp công việc và tiền của họ thì quá ít ỏi để mua các nhu yếu phẩm cho cuộc hành trình. Do đó cộng đồng đã quyết định rằng những người trẻ hơn và mạnh khỏe hơn nên đi trước, với những người khác có thể đi sau trong tương lai. Dù cộng đồng đã được lãnh đạo bởi John Robinson, người đầu tiên đề xuất ý tưởng di cư sang Mỹ, ông đã chọn ở lại Leiden để chăm sóc cho những người không thể ra đi.

Khi đến ngày ra đi, người lãnh đạo cao cấp của chiếc thuyền, là Edward Winslow, đã mô tả hiện trạng các gia đình bị chia lìa vì cuộc ra đi: “Cơn lũ nước mắt đã tuôn trào. Những người không chèo thuyền đi với chúng tôi trên chiếc thuyền, nhưng không thể nói với nhau về nỗi buồn trước khi chia tay,” theo Christopher Hilton trong tác phẩm “Mayflower: The Voyage that Changed the World.”

Chiếc thuyền đi dọc theo bờ biển phía nam của Anh trong 3 ngày, thả neo tại Southampton vào ngày 5 tháng 8 năm 1620. Tử đó, những người Hành Hương lần đầu nhìn thấy chiếc thuyền lớn hơn, Mayfloweer, khi nó được chất đồ đạc lên.

Chở theo 65 hành khách, chiếc Mayflower rời Londoon vào giữa tháng 7 năm 1620. Chiếc thuyền đi xuống Thames dọc theo bờ biển phía nam của Anh, nơi nó nằm chờ chiếc Speedwell từ Hòa Lan đến với nhiều thành viên của cộng đồng tại Leiden vào ngày 22 tháng 7. Dù cả hai chiếc được dự định đi tới Mỹ vào cuối tháng 7, nhưng chiếc Speedwell đã được phát hiện rò rỉ nước, phải được sửa chữa.

Hai chiếc định sẽ ra đi tới Mỹ vào ngày 5 tháng 8, nhưng chiếc Speedwell lại bị phát hiện rò rỉ nước nữa nên chiếc Speedwell cần phải được trở lại Dartmouth để sửa chữa.

Họ đã thực hiện cuộc khởi hành mới sau khi sửa chữa, nhưng 200 dặm (320 km) cách đất liền tại đông nam của Anh, chiếc Speedwell lại rò rỉ nước lần thứ ba. Lúc bấy giờ đã là đầu tháng 9, và họ không còn chọn lựa nào khác ngoài việc bỏ chiếc Speedwell lại và thực hiện quyết định đối với hành khách của chiếc thuyền này. Cuối cùng cả hai chiếc thuyền đều trở lại Plymouth, nơi 20 hành khách của Speedwell đi cùng với đoàn người Mayflower, trong khi những người khác trở lại Hòa Lan.

Họ đã chờ hơn 7 ngày cho đến khi cơn gió lên. William Bradford rất lo ngại, nói rằng, “Chúng tôi nằm ở đây chờ cơn gió lên để có thể giăng buồm… Thức ăn của chúng tôi sẽ ăn hết một nửa, tôi nghĩ, trước khi chúng tôi đi từ bở biển Anh; và nếu cuộc hành trình của chúng tôi kéo dài, chúng tôi sẽ không có thức ăn cả tháng khi chúng tôi tới vùng đất mới,” theo Edward Arber trong tác phẩm “The Story of the Pilgrim Fathers, 1606-1623.”
 
Mayflower ra khơi
 
Vào đầu tháng 9, những cơn gió mạnh hướng tây biến Bắc Đại Tây Dương thành nơi nguy hiểm để chèo thuyền. Kho lương thực của Mayflower đã gần như cạn khi khởi hành tại Southampton, và chúng trở nên cạn hơn vì trễ nãi hơn 2 tháng. Các hành khách leo lên boong thuyền trong suối thời gian này, cảm thấy mệt mỏi và không có đủ điều kiện cho cuộc hành trình Đại Tây Dương rất dài bị nhốt trong không gian chật chội của con thuyền nhỏ.

NGAY LE TA ON NGHI DEN NHUNG DI DAN 03

Chiếc thuyền Mayflower đang đi trên biển vào ban đêm. (www.en.wikipedia.org)


Khi Mayflower ra khơi từ Plymouth một mình vào ngày 16 tháng 9 năm 1620, với gió mạnh, chiếc thuyền chở 102 hành khách cộng thêm từ 25 tới 30 thủy thủ đoàn, tất cả là khoảng 130 người. Tuy nhiên, 180 tấn, mà Mayflower được xem là chiếc thuyền chở hàng hóa nhỏ, chủ yếu đi lại giữa Anh và Bordeaux để chở quần áo và rượu, thì không phải là chiếc thuyền đi biển. Nó cũng không phải là chiếc thuyền có tình trạng tốt, khi nó được bán để làm phế liệu 4 năm sau hành trình Đại Tây Dương. Chiếc thuyền dài 30 mét và chỗ rộng nhất đo được 7.6 mét. Chỗ ở cho 102 hành khách thì chật chội, với bề dài và rộng 80 nhân 20 feet, tổng cộng 1,600 feet vuông và về cao tới trần 5 feet.

Một nửa cuộc hành trình diễn ra trên biển im lặng và bầu trời trong xanh. Rồi thời tiết thay đổi, với các trận bão đông bắc tiếp tục ném họ vào thân thuyền, và những đợt sóng lớn liên tục đập vào trên boon thuyền. Trong giữa một trận bão, người phục dịch của bác sĩ Samuel Fuller đã chết và được thủy táng. Một em bé cũng được sinh ra đời, được đặt tên là Oceanus Hopkins. Trong một cơn bão khác, dữ dội đến nỗi không thể dùng buồm, con thuyền bị buộc trôi dạt mà không kéo buồm trong nhiều ngày, nếu không sẽ có nguy cơ gãy cột buồm. Trận bão đã cuốn phăng một nam hành khách, John Howland, ra khỏi thuyền. Ông đã chìm 12 feet cho đến khi một thủy thủ đoàn ném dây ra, Howland đã buộc vào người, và ông được kéo lên thuyền an toàn.

Các hành khách bị buộc phải co mình dưới boong thuyền tối tăm khi biển dậy sóng cao hơn 100 feet. Với những cơn sóng đập vào thuyền ở nhiều phía khác nhau, những người đàn ông ôm lấy các bà vợ, còn các bà thì ôm con vào lòng. Nước tạt ước mọi người và mọi thứ bên trên và bên dưới boong thuyền.

Tuy nhiên, ở giữa biển, con thuyền tới gần tình trạng hoàn toàn mất khả năng hoạt động và có thể phải trở lui về Anh hay nguy cơ bị chìm. Một cơn bão đã làm thiệt hại rất nặng nề phần sườn ngang còn lại của thuyền mà ngay cả các thủy thủ cũng đã tuyệt vọng. May mắn, một trong những hành khách đã có một cây vít vặn ốc bằng kim loại mà ông đã mua ở Hòa Lan để giúp xây nhà định cư mới. Họ đã sử dụng nó để đóng lại phần sườn ngang khỏi bị vỡ thêm, như thế duy trì được khả năng đi biển của chiếc thuyền. Nói chung, bất kể đông đảo người, các điều kiện không vệ sinh và các chứng bệnh trên biển, chỉ có một người chết trong cuộc hành trình.

Chiếc thuyền gồm nhiều thứ cung cấp cho những người Hành Hương với các nhu cầu cần thiết cho cuộc hành trình của họ và cuộc sống tương lai. Chắc chắn họ đã mang theo các dụng cụ, thực phẩm và vũ khí, cũng như một vài thú vật sống, gồm chó, cừu, dê và gà vịt. Chiếc thuyền cũng mang theo 2 chiếc bè nhỏ dài 21 foot chạy bằng mái chèo hay buồm. Cũng có mấy khẩu đại bác đặt trên boong mà họ có thể cần để tự vệ chống lại các thế lực thù địch Âu Châu hay các bộ tộc bản xứ.
 
Khoảnh khắc đầu tiên đặt chân lên đất mới
 
Vào ngày 19 tháng 11 năm 1620, họ đã nhìn thấy đất liền mà ngày nay là Mũi Cape Cod. Họ mất nhiều ngày để đi xuống phía nam theo dự định của họ tới Thuộc Địa Virginia, nơi mà họ đã có giấy phép định cư từ Công Ty Merchant Adventurers. Nhưng tình trạng biển động mạnh vào mùa đông đã buộc họ phải trở lại hải cảng Cape Cod, mà ngày nay là Hải Cảng Princetown Harbor, và họ đã thả neo vào ngày 21 tháng 11 năm 1620.

NGAY LE TA ON NGHI DEN NHUNG DI DAN 02

Những người Hành Hương lên bờ. Hình vẽ của Họa Sĩ Charles Luce vào năm 1898.(www.en.wikipedia.org)


Khoảnh khắc khi những người Hành Hương bước chân lên bãi biển được William Bradford, Thống Đốc thứ hai của Thuộc Địa Plymouth, mô tả là “khi đến được hải cảng tốt và lên đất liền an toàn, họ quỳ xuống và cầu nguyện Thượng Đế trên trời, là người đã đem họ qua đại dương mênh mông và dữ tợn, và giải cứu họ khỏi tất cả ác quỷ và khổ đau, và đặt chân họ xuống mảnh đất vững chãi và ổn định, yếu tố thích hợp của họ,” theo William Bradford trong tác phẩm “History of Plymouth Plantation.”

Plymouth là nơi những người Hành Hương trên chiếc thuyền Mayflower đã khám phá và định cư đầu tiên vào năm 1620. Plymouth hiện nằm trong Quận Plymouth của tiểu bang Massachusetts. Đây là thị trấn cổ nhất tại Hoa Kỳ. Thành phố này có một điểm đặc biệt mà không nơi nào ở Mỹ có liên quan đến Ngày Lễ Tạ Ơn, vì đó là nơi lễ Tạ Ơn đầu tiên được tổ chức.
 
Mùa đông đầu tiên
 
Vào Thứ Hai, ngày 7 tháng 12 năm 1620, một cuộc tìm kiếm nơi thích hợp để định cư được chỉ đạo bởi Thuyền Trưởng Christopher Jone. Có 34 người trong chiết thuyền nhỏ gồm 24 hành khách và 10 thủy thủ. Họ đã không chuẩn bị cho thời tiết mùa đông khắc nghiệt mà họ gặp phải trên cuộc khám phá của họ, khi những người Hành Hương không quen thuộc với thời tiết mùa đông lạnh hơn rất nhiều so với quê hương cũ của họ. Họ bị buộc phải trải qua đêm ở bãi biển vì thời tiết xấu mà họ đối mặt, nhiệt độ lạnh dưới độ đông đá với giày và vế ướt bị đóng băng cả đêm.

Những người Hành Hương đã đối diện nhiều khó khăn trong mùa đông đầu tiên, đáng sợ nhất là nguy cơ đói và không có chỗ ở thích hợp. Những người Hành Hương không cách nào biết được rằng mặt đất bị đóng băng vào giữa tháng 11 làm cho không thể nào làm được việc gì cả. Họ cũng không chuẩn bị cho các trận bão tuyết mà làm cho vùng đồng quê không thể nào đi lại nếu không có giày đi tuyết. Và trong lúc vội vã đi vượt biển họ đã quên nghĩ tới việc mang theo cần câu cá.

Ngay từ đầu, họ đã nhận được sự trợ giúp từ những người Mỹ Bản Xứ tại địa phương là quan trọng. William Bradford trong tác phẩm “Of Plymouth Plantation,” kể rằng, “Chúng tôi đã đào và tìm thấy thêm một ít bắp, 2 hay 3 giỏ đầy, và một bịch đậu… Tổng cộng chúng tôi đã có khoảng 10 giạ, mà sẽ đủ để làm hạt giống. Với sự giúp đỡ của Thiên Chúa mà chúng tôi đã tìm ra bắp, vì làm thế nào khác mà chúng tôi có thể làm được điều đó, mà không gặp một người Da Đỏ nào mà có thể gây khó khăn cho chúng tôi.”

Trong  mùa đông, những hành khách vẫn ở trong thuyền Mayflower, chịu trận một đợt bệnh truyền nhiễm được mô tả như là sự hỗn hợp của bệnh còi, viêm phổi và ho lao. Sau khi qua khỏi, chỉ còn 53 hành khách sống sót, là hơn phân nửa, một nửa thủy thủ đoàn cũng đã chết.

Vào mùa xuân, họ dựng những túp lều ở bãi biển, và những hành khách đã rời khỏi chiếc Mayflower vào ngày 31 tháng 3.
 
Tạ ơn tất cả
 
Di dân là những người không chấp nhận hoàn cảnh mà họ đang sống, có thể là về mặt chính trị, tôn giáo, kinh tế, v.v… Họ là những người muốn đi tìm vùng đất mới, vùng đất tự do để dựng lại cuộc đời. Khi đến được vùng đất hứa, với quyết tâm xây dựng lại sự nghiệp, hơn ai hết, những người di dân siêng năng, chăm chỉ, cần mẫn và phấn đấu để vươn lên. Họ là lực lượng lao động chân tay hoặc trí óc năng nỗ nhất tại quê hương mới. Họ là thành phần đóng góp không nhỏ cho sự phát triển và thịnh vượng của đất nước. Họ mang đến cho quê hương mới sắc thái đa dạng và phong phú của các nền văn hóa. Cái tên Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ không những nói lên một đất nước đa chủng tộc mà còn đa văn hóa.

Vì thế, không phải chỉ có những người di dân cảm ơn đất nước đã bao dung họ, mà quốc gia cũng biết ơn những người di dân đã mang đến năng lực đóng góp mới.

Con người sinh ra không thể tự sống biệt lập một mình. Ngay cả việc có mặt ở thế gian này con người cũng phải nhờ đến cha mẹ giúp cho. Rồi từ lúc sinh đến khi chết, con người phải nương nhờ vào biết bao thứ để sinh tồn. Không ai có thể tự mình làm hết được mọi thứ để chu cấp cho cuộc sống của mình. Ai cũng phải sống nhờ mối tương quan tương duyên với gia đình, cộng đồng, xã hội và nhân loại. Vì vậy, xin tạ ơn tất cả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập thơ nhan đề “A Thousand Times You Lose Your Treasure” (Một Ngàn Lần Bạn Đã Đánh Mất Bảo Vật Của Mình) của nhà thơ Hoa Nguyen đã được vào danh sách chung kết dài (longlist finalists) về thơ cho giải thưởng 2021 National Book Awards, theo bản tin hôm 24 tháng 9 năm 2021 của Business Insider. Hội bất vụ lợi National Book Foundation mỗi năm đều trao giải thưởng cho các sách mới ấn hành. Ban giám khảo được đề cử từ những người trúng giải trong quá khứ và nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng khác.
Chiều mưa công viên. Hẹn hò đời nhau, duyên nào níu gọi, ai biết. Mưa rơi tầm tã không thấy bóng xe qua. Dưới cây run lạnh, ướt đẫm những hồn lưu lạc. Tuổi trẻ tay trắng, chỉ có tình yêu là nơi gửi trọn tâm chí cuồng nhiệt, đắm say.
Khi một nhà hiền triết lánh đời để sống ẩn dật trong rừng sâu, một lãnh tụ xuất chúng hy sinh quên mình để cải hội, một nhà thơ miệt mài làm thơ để ca tụng vẻ đẹp của cuộc đời, hay một Thiền sư tịch cốc để đối mặt với khoảng vắng lặng mênh mông, tất cả những việc làm đó của họ, không ngoài mục đích nào khác hơn là phá cho được một con đường đề tự cứu mình và từ đó, giải phóng luôn những thống khổ muôn đời của kiếp người. Thu phong nhọ phất thiềm nha, Sơn vũ tiêu nhiên chầm lục la. Dĩ hỹ thành Thiền tâm nhất phiến, Cùng thanh tức tức vị thùy đa. (Sơn vũ) (Gió thu khuya khoắt thoảng hiên ngoài, Quạch quê nhà non lấp ruổi gai. Thôi đã theo Thiền lòng lặng tắt, Nỉ non tiếng dễ vẫn vì ai?) (13) (Huệ Chi dịch)
Cuốn On Earth We’re Briefly Gorgeous được viết dưới dạng một bức thư từ một người con trai có tên gọi Chó Con, gửi cho người mẹ mù chữ. Với nỗ lực giải thích cho Mẹ hiểu về bản thân mình, Chó Con đã bộc lộ hết tính cách, bản sắc riêng của mình – như những kết cấu từ bạo lực gia đình và xã hội. “Một thoáng rực rỡ” là những chuyến trở về thời thơ ấu đầy dãy những chấn thương từ chiến tranh trong gia đình ba thế hệ, những cơn nghiệp ngập, tình cảm tuổi mới lớn, tìm hiểu và nhận diện bản sắc, giới tính, tình cảm và xung đột gia đình, để rồi cuối cùng, chịu đựng một sự mất mát to lớn. Rất nhiều bài viết giới thiệu cuốn sách này đã được đăng tải trên các tờ báo và trang mạng Mỹ, Việt khắp nơi, nhưng độc giả người Việt vẫn chưa có được bản dịch tiếng Việt, hy vọng sẽ ra đời một ngày không xa.
Thi sĩ người Anh Thomas Ernest Hulme (1883-1917) đã viết về đêm trăng mùa thu như thế trong bài thơ “Autumn” [Mùa Thu] của ông được viết vào năm 1908. Bài thơ có cái nét nên thơ của một đêm trăng tròn mùa thu nơi miền quê thanh bình ở Việt Nam. Nước Mỹ đã chính thức bước vào mùa thu ngày 22 tháng 9, với đêm đã bắt đầu dài thêm và bầu trời vào ban đêm và sáng sớm lành lạnh. Ở Miền Nam California dường như hiếm thấy cảnh lá vàng rực rỡ vào mùa thu nhưng ở những tiểu bang cao hơn về phía bắc thì mùa thu đã bắt đầu vẽ những bức tranh màu vàng màu đỏ tuyệt đẹp. Mùa thu có lẽ là mùa thơ mộng nhất của năm.Mùa thu còn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thơ và nhà văn. Trong văn học nước Mỹ có nhà văn Louis Bromfield đã viết cuốn tiểu thuyết “Early Autumn” [Chớm Thu] vào năm 1926 và nhờ cuốn sách này mà ông đã đoạt Giải Pulitzer Prize vào năm 1927. Nhân đầu thu xin đọc cuốn “Chớm Thu” của Bromfield. Nhưng Bromfield là ai?
Thử bút, không phải tùy bút, không phải tản mạn, không phải tạp văn… Nó ùa ra, nó túa ra, có lúc tòe loe, có khi hụt hẫng, những cảm hứng, những ngẫu hứng, những xúc động bất chợt, như không kềm chế được… Bạn tôi, Lữ Kiều Thân Trọng Minh, con mắt thầy thuốc đắn đo, cái hồn thi sĩ mang mang, trái tim hiền triết đông phương. Tuổi đôi mươi tự vấn văn chương, số phận, ý nghĩa đời người… Rồi “xuôi dòng” với bao bờ bến lạ. -- Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc
Chủ nhật, 27 tháng 5, gia đình chúng tôi cùng bốn người bạn đến chùa Hương Sen. Đến và biết, và là lần đầu đảnh lễ Ni sư Thích Nữ Giới Hương. Khi lễ Phật Đản kết thúc là “thủ tục” chúc mừng Sinh Nhật Ni sư Thích Nữ Giới Hương do Phật tử Chùa Hương Sen tổ chức. Đơn giản, nhẹ nhàng, nhanh gọn mà sao chúng tôi cảm nhận được sự ân cần, ấm áp của nghĩa tình Thầy-Trò trong kỷ niệm đáng nhớ này.
Trí tuệ và từ bi có phải chỉ riêng nhân loại mới có? Hay là, loài vật cũng có trí tuệ và từ bi, nhưng ở mức sơ khai hơn? Cuộc nghiên cứu mới đây về heo rừng cho thấy những bất ngờ về mức độ cao của không ngoan và tình thương nơi một trường hợp khảo sát. Cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học tại Czech University of Life Sciences Prague cho thấy lần đầu tiên ghi lại đầy đủ hình ảnh về trường hợp được ghi lại trên báo Business Insider hôm 5/9/2021 qua bản tin nhan đề “A family of wild boars organized a cage breakout of 2 piglets, demonstrating high levels of intelligence and empathy” (Một gia đình heo rừng tổ chức phá cũi, cứu 2 heo con, cho thấy mức độ cao của trí tuệ và thương xót). (1) Các hình ảnh ghi lại cho thấy một heo rừng cái đã giúp 2 con heo nhỏ thoát ra khỏi 1 chuồng bẫy. Con heo rừng cái, dựa theo kích thước và tính phái nên được suy đoán là heo mẹ, đã tìm các chiến thuật để đẩy bật các thanh gỗ chốt đang chặn cửa chuồng bẫy.
Lời thơ mộc mạc, giản dị, ngôn từ mang âm hưởng của người dân quê miền Tây Nam Bộ, để diễn tả cảm xúc, tư duy gắn kết với con người, với sinh hoạt xã hội và thiên nhiên, để phát huy cái hay, cái đẹp truyền thống của Việt Nam. Ý thơ mang tính xây dựng, thể hiện gương mẫu đạo đức qua những bài học làm người. Người tốt, theo quan niệm “Trung, hiếu, tiết, nghĩa” của người xưa.