Hôm nay,  

Cảm nghĩ về "Thiền Tập Với Pháp Ấn" của Nguyên Giác Phan Tấn Hải

27/02/202313:44:00(Xem: 2183)

Điểm sách

kmd

"Thiền Tập Với Pháp Ấn" của Cư sĩ-nhà văn Nguyên Giác Phan Tấn Hải

(Hình bìa do Cư sĩ Tâm Diệu trình bày).

 

 

Tôi rất phục những người viết sách, in sách, nhất là những nhà văn định cư ở Hoa Kỳ. Mỗi lần cầm quyển sách trên tay, tôi rất cảm phục tác giả đã chịu khó viết văn. Khi tôi cầm quyển sách "Thiền Tập Với Pháp Ấn" của Cư sĩ, nhà văn Nguyên Giác, nhà xuất bản Ananda Viet Foundation, Tâm Diệu, một Phật tử đã học ở Cal State Fullerton, trình bày, điều đầu tiên tôi tự nhủ: hình bìa đẹp quá, màu sắc nổi bật, Phật đang ngồi thiền trên tòa sen.

Cư sĩ, nhà văn Nguyên Giác Phan Tấn Hải

 

kmd 1
Cư sĩ nhà văn Nguyên Giác, tên khai sinh Phan Tấn Hải, sinh ngày 22/2/1952 tại Sài Gòn. Định cư tại Quận Cam, Hoa Kỳ. Học Phật với bổn sư là cố Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu, chùa Tây Tạng, Bình Dương, các Hòa Thượng Thích Thường Chiếu, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Đại Ninh, Lâm Đồng, Hòa Thượng Thích Tài Quang, Phú Nhuận, Sài Gòn. Nhà văn Nguyên Giác Phan Tấn Hải từng cộng tác với nhiều báo, là tác giả, dịch giả của nhiều sách Việt ngữ và song ngữ.

 

Quyển sách "Thiền Tập với Pháp Ấn" gồm 27 bài viết, hầu hết nội dung là "trích lời Phật và ý Tổ để chia sẻ và mời gọi nhau cùng bước qua bờ bên kia là qua bờ giải thoát, nơi không còn sinh tử, không còn luân hồi khổ đau."

 

Bài tựa của Tâm Diệu: lời giới thiệu sâu sắc và cơ duyên nhận được ấn bản "Thiền Tập với Pháp Ấn" của Cư sĩ, nhà văn Nguyên Giác.

 

BÀI KINH ĐẦU TIÊN: LÒNG BIẾT ƠN. Bài này rất hấp dẫn người đọc. Tôi rất thích khi đọc bài này: "Lòng biết ơn cần nuôi dưỡng liên tục trong tâm, vì Đức Phật dạy rằng người biết ơn là châu báu khó gặp trên đời. Đồng thời, lòng biết ơn luôn luôn cần được soi chiếu trong pháp ấn vô thường và vô ngã."

 

NIÊM HOA VI TIẾU: MÙA XUÂN TRONG KINH PALI. Bài viết này sẽ đối chiếu câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu trong Thiền Tông với một số Kinh trong Tạng Pali. Đức Phật nhiều lần gọi chứng ngộ ngay trong hiện tại mà không cần gì tới 7 năm hay 7 ngày, đó là giải thoát ngay trong hiện tại, lìa tham sân si.

 

TƯỞNG NIỆM THẦY NHẤT HẠNH: ĐỌC "ĐẠO BỤT NGUYÊN CHẤT":

 

Viết đôi dòng thư pháp

ca ngợi Đức Thế Tôn

mực loang như nước mắt

ngấm ơn sâu vào hồn.

 

Viết đôi dòng thư pháp

cúng đường Thầy Làng Mai

ngẩng đầu nghe tiếng hạc

lưng trời gọi tên ai.

 

Từ đôi dòng thư pháp

nét mực hóa rừng hoa

ướp lời thơ thơm ngát

khắp Trời hát đạo ca.

(Thơ Nguyên Giác, 2015)

 

Bài thơ rất hay, da diết và cảm động bày tỏ lòng biết ơn Thầy Nhất Hạnh (1926-2022). Nhiều độc giả là học trò của Thầy Nhất Hạnh ở đại học Văn Khoa hay Làng Mai thích bài này. Thầy Nhất Hạnh đã phiên âm và dịch thành văn xuôi bài Kệ 20 trong Kinh Chuyển Hóa Bạo Động và Sợ Hãi, đầy sức mạnh của chân lý, chỉ thẳng vào tâm giải thoát:

 

Thượng bất kiêu hạ bất cụ

Trụ tại bình vô sở kiến

Chỉ tịnh xứ vô oán tật

Tuy thừa kiến cố bất kiêu.

 

(Dịch: Nhìn xuống không thấy hãnh diện, nhìn lên không thấy sợ hãi, vị mâu ni an trú nơi tự tính bình đẳng, không còn bị vướng vào một kiến chấp nào. Bấy giờ tất cả mọi tranh chấp đều đã được ngưng lại, oán thù và tật đố không còn có mặt, vị ấy tuy đứng trên tuệ giác mà chẳng thấy mảy may tự hào).

 

NI TRƯỞNG TRÍ HẢI: THIỀN PHÁP NGƯỜI GỖ. Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải (1938- 2003), tốt nghiệp đại học Berkeley, California, về nước được rất nhiều Phật tử thương mến nhưng rất tiếc tử nạn trong chuyến cứu trợ nạn lụt miền Trung trên đường trở về Sài Gòn năm 2003. Bài thơ "Người Gỗ" được Ni Trưởng Trí Hải viết cuối đời, mở ra một chân trời mà từng chữ trong bài thơ như cánh chim bay trên trời cao. Ni Trưởng tự xem mình như người gỗ nhưng biết ngắm cảnh đẹp của hoa, của hồ, của trăng, của núi đá: tâm bất động như thây chết biết đi. Không có tướng sanh, không có tướng diệt, không có sanh diệt có thể diệt, thấy mình như thây chết chính là sống với cái vắng lặng bất khả tư lường- đó chính là Niết Bàn Tâm:

 

Một thây chết diệu kỳ

Biết ăn và biết ngủ

Thỉnh thoảng lại biết đi

Nhưng không tư tưởng gì.

 

Như người gỗ ngắm hoa

Như hồ gương chiếu nguyệt

Đá núi cũng xếp hàng

Ngắm kỳ quan diễm tuyệt.

 

Lúc nào thưởng thức trọn

Vũ trụ nhiệm màu này

Chính lúc tâm bất động

Như thây chết biết đi.

(Người Gỗ, thơ Ni Trưởng Trí Hải)

 

TẠ ƠN KINH PHẬT, TẠ ƠN NGƯỜI DỊCH KINH: Cư sĩ nhà văn Nguyên Giác vô cùng mang ơn ba đời Phật, Pháp, Tăng, vô cùng mang ơn tất cả quý Thầy và quý cư sĩ trong hai ngàn năm qua đã hoằng pháp và hộ pháp tại Việt Nam, và vô cùng mang ơn bổn sư là cố Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu. Đặc biệt, nhà văn vô cùng mang ơn Thầy Minh Châu, Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Thích Đức Thắng đã dịch Tạng Pali và Tạng A Hàm ra tiếng Việt. Như thế đã giúp cho đời sau có thể đối chiếu kinh điển từ hai Tạng Kinh rất mực bát ngát và vi diệu này.

 

THIỀN SƯ BẠCH ẨN HUỆ HẠC: Bài viết cuối quyển sách về Thiền sư Bạch Ẩn của Nhật Bản thuộc dòng Lâm Tế. Ngài nổi tiếng với câu hỏi: "Thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay?" Một bàn tay không thể tạo ra tiếng vỗ, phải cần hai bàn tay mới vỗ ra âm thanh. Các chủ tiệm cũng phải nghe tiếng vỗ của một bàn tay, nếu không thì buôn bán sẽ ế ẩm! Nên treo bức tranh thư pháp viết chữ "ĐỨC" trong nhà với lời khuyên răn: Nếu ngươi trữ tiền cho kẻ kế thừa, chắc chắn chúng sẽ hoang phí, nếu ngươi trữ sách cho chúng, chúng nhiều phần sẽ không đọc một chữ. Hãy lặng lẽ gom góp công đức, một di sản như thế sẽ bền vững lâu dài.

 

Trong quyển sách này, bài nào cũng hay, mỗi bài có ý nghĩa sâu sắc của nó. Xin lấy ý tưởng "TỈNH THỨC VỚI TÂM KHÔNG BIẾT" làm lời kết: Cái ta biết luôn luôn là có hạn, và cái không biết luôn luôn là cái gì của vô cùng tận. Cũng là một cách chúng ta đến với thế giới này như một hài nhi, hãy tỉnh thức với tâm không biết, cả ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai sẽ hiện ra tĩnh lặng, lìa tham sân si và sống hạnh phúc an nhiên.

 

Kính mời quý độc giả tìm đọc "Thiền Tập Với Pháp Ấn" của Cư sĩ, nhà văn Nguyên Giác để thiền trong tỉnh thức, thiền trong khi động, khi đó quý vị sẽ một tỷ lần ưu thắng hơn thiền tĩnh tọa. Đừng tự đóng mình trong phòng để giữ vàng, hãy đi ra phố chia sẻ tài sản với người khác. Hãy tu tâm từ, sẽ ngủ ngon, được chư thiên hộ vệ, thân tâm bình yên. Hãy dứt bỏ hơn thua, lìa tham sân si, sẽ ngủ bình an.

 

Kính chúc quý độc giả thân an lành và tâm hạnh phúc.

 

– Kiều Mỹ Duyên

(Orange County, 2/2023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tóm lại, A History of the Vietnamese là một cuốn sách rất công phu, chi tiết về lịch sử Việt Nam, chú trọng về văn hóa và xã hội, do một Giáo sư Sử học và Việt học người Mỹ từng huấn luyện nhiều sử gia Mỹ về chuyên ngành Việt Nam. Người quen đọc (hay học) sử tiếng Việt theo truyền thống chủ nghĩa dân tộc, hay người từng dùng chủ nghĩa dân tộc như một khí cụ chính trị có thể không đồng ý về một số kết luận, ví dụ về nguồn gốc tiếng Việt hiện đại hay về sự hiện hữu hay không của một "quốc hồn, quốc tính" Việt Nam. Tuy nhiên, đọc một cuốn sử dùng các sử liệu mới nhất và phân tích theo chiều hướng khoa học sử và chính trị hiện đại, người viết bài này cảm thấy biết ơn một nhà học giả ngoại quốc đã đem bao nhiêu thời giờ và tâm huyết để tạo nên một công trình đồ sộ như vậy, chưa từng có trong Anh văn. Ước mong một bản dịch tiếng Việt với đối chiếu các danh từ Anh-Việt và Hán sẽ xuất hiện một ngày nào đó không xa.
Trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, các máy bay trực thăng Mỹ đã bay lên bầu trời Sai Gòn và tìm các đường đến các tàu ở Biển Đông (được những người bên ngoài Việt Nam gọi là Biển Hoa Nam). Chiếc máy bay mà người Việt gọi là "con chuồn chuồn", đã xé nát các gia đình nhưng cũng ràng buộc Mỹ và Việt Nam với nhau.
Chiến tranh ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều giống nhau, nó như những hạt giống gieo trên mặt đất, nhưng điều khác biệt là hạt giống nẩy mầm và nuôi sống loài người, còn bom đạn gieo xuống tàn phá và giết chết loài người, hay để lại những hố sâu trên mặt đất và những vết thương không bao giờ lành trong tâm hồn mỗi con người. Nhưng vết thương không lành là những vết thương đau nhất và cũng "đẹp nhất." -- Trần Mộng Tú.
Tác phẩm Thế Sự Thăng Trầm của Trần Bảo Anh, dày 280 trang, gồm các bài viết: Đẹp & Xấu, Thời Gian Hiện Tượng & Sự Tái Diễn, Từ Chối, Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng LĐ 258 TQLC, Chiến Thắng Phượng Hoàng, Ảnh Hưởng Của Lời Nói, Nói Chuyện Anh Hùng, Tôi & Ý Trời, Những Chuyện Can Đảm Cổ Kim, Cách Suy Nghĩ Của Một Người Công Chức, Lương Tâm & Lòng Tận Tụy, Bằng Trời Bằng Bể, Yêu & Rất Yêu, Đang Ở Nơi Khác, Đắc Thế Thất Thế & Tư Cách…
Vì là lớn tuổi mà phải lu bu với nhiều công việc không tên hàng ngày cho nên tôi ít có thì giờ đọc sách. Vậy mà tôi đã dành ra nhiều ngày liên tục để say sưa đọc từ đầu chí cuối tập truyện Trọn Đời Yêu Thương của anh Duy Nhân tặng cho tôi hồi đầu Xuân Quý Mão...
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi / thấy tâm tịch lặng không người, không ta / ai hỏi thì nhấc cành hoa / thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …” (bài thơ “Như nắng tà huy” của Cư sĩ Nguyên Giác viết tặng “quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và pháp huynh HT Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng,”)
"Các bài viết nơi đây hầu hết là trích từ Kinh Phật, ghi lại trong nỗ lực hoằng pháp để rủ nhau tu học. Người viết không bao giờ tự nhận là giáo sư, giảng sư, thầy dạy hay bậc đàn anh trong đạo.Trong khi những chữ này được gõ lên nơi đây, chỉ là do duyên mà hiện lên. Người viết luôn nhớ lời Đức Phật dạy rằng không hề có ai đang gõ, cũng như chỉ có những dòng chữ đang được đọc, và không hề có ai đang đọc. Người viết luôn luôn viết trong trong tinh thần như thế, trong khi trích lời Phật và ý Tổ để chia sẻ, và để mời gọi nhau cùng bước sang bờ bên kia." Đó là Lời Thưa của tác giả Nguyên Giác về cuốn Thiền Tập Với Pháp Ấn.
Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác...
Khi nhận được sách của tác giả Cù Mai Công gửi tặng, nhìn mấy hình trên bìa là một trời ký ức lại ùa về vì tôi đã được sinh ra và đã lớn lên ở vùng đất có tên Ngã ba Ông Tạ...
“Trọn Đời Yêu Thương” là tuyển tập gồm có 36 truyện ngắn, cũng là tập truyện thứ tư của nhà văn Duy Nhân. Như trong lời tựa, Duy Nhân đã nhắc nhở “cây có gốc mới nở cành xanh ngọn. Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”. Tư tưởng này đã quán xuyến xuyên suốt 36 truyện ngắn của tập truyện Trọn Đời Yêu Thương...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.